Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

by Dec 11, 2016Trải nghiệm

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài thuốc mẹo dân gian ra chữa. Nào là lấy cục đất sét lăn qua lăn lại ngay chỗ cắn, bẻ đôi ra thấy mấy cọng lông,…Nhưng cuối cùng là dắt mình đi chích ngừa. Cũng chả nhớ phải chích bao nhiêu lần, chích ở đâu, chỉ nhớ là đau lắm. Vậy mà sau đó lại bị chó cắn thêm lần nữa. Lần này còn tệ hơn, chả nhớ gì luôn. Không nhớ con chó nào cắn, cắn ở đâu, chuyện gì xảy ra sau đó. Nhớ mang máng sau này ai đó nói là bị chó cắn, chích ngừa bệnh dại thì phải chích ở ngay rún, nên tự nhủ chắc là hồi đó mình cũng bị chích ngay rún mà không để ý.

Rồi vậy thôi. Lớn lên toàn đi xe máy hoặc cũng ít thấy chó ngoài đường nên chả để nó vào đầu óc.

Chỉ đến khi qua Campuchia, đi ngang mấy khu rừng quốc gia đèo heo hút gió, thấy mấy anh gác rừng ở trong mấy cái chòi lá với vài con chó. Lúc đó mình mới bắt đầu sợ.

Chó ở đây dòm cũng nhỏ con chứ không phải chó bergie (berger) mà dữ dễ sợ. 2,3 con đứng giữa đường, trước nhà tụi mình đi ngang qua, sủa khủng khiếp. Mà mình có quẹo vô bờ vô bụi gì nhà nó đâu? Chỉ đang cong lưng đạp xe lên dốc trên đường lộ chính. Mình vừa sợ vừa tức vì chủ nó kêu nó im đi (chắc vậy, ảnh nói tiếng Campuchia) mà nó vẫn cứ sủa hung hăng. Còn nhích về phía mình nữa chứ. Làm mình phải lấn sang bên kia đường để đi. May là không có xe cộ gì đang chạy ngược lại.

Rồi đến Thái Lan. Những tỉnh ở gần biên giới thường thưa thớt người ở nên không thấy chó. Bắt đầu đi sâu vào vùng đông dân cư hơn một chút, nhà nào cũng có chó. Trừ Bangkok.

Chó ở Thái Lan rất rảnh hay nhìn chung là chó ở đâu cũng vậy. Cả ngày tụi nó loanh quanh ngoài đường chơi với nhau, thấy mấy người chạy xe đạp như mình thì gầm gừ, sủa inh ỏi lên khi mình đi ngang. Có những con chỉ nằm bẹp dí trong nhà suốt ngày không có chuyện gì làm, nghe ngóng hơi người từ xa, phi ra sủa om sòm, nhặng xị, rồi chạy theo tụi mình một đoạn cho ra vẻ ta đây trung thành với chủ, ta đang làm chó giữ nhà, gác cửa. Mình thì đang đạp xe phăng phăng trên đường cái xa lộ mà cứ mỗi 5 phút lại có 1 con chó bỗng nhiên đâu đó từ trong nhà, trong bụi phi ra sủa, dí, làm ầm ĩ. Rồi trên đường thì chừng vài cây số lại thấy 1, hoặc 1 bầy chó đứng với nhau sủa ỏm tỏi từ xa. Thấy mình chạy qua thì dí theo 1 đoạn. Nếu không có 2 cảnh đó thì thỉnh thoảng cũng sẽ gặp 1 con chó chết trên đường. Chắc bị xe tải cán buổi tối. Chạy trong đường nhỏ còn thê thảm hơn vì đường hẹp mình không có chỗ để tránh nó!

Nói chung chó ở Thái Lan làm mình bị ám ảnh. Tụi nó nhiều và hung hăng đến nỗi sau 3 tuần đi qua 9 tỉnh ở Thái Lan, tối đó đến Hua Hin, mình khóc một trận trong khách sạn, nói với Fraser là mình sợ chó quá, không đi nữa.

Ảnh giải thích cho mình hiểu là lúc mới bắt đầu đi, ảnh cũng sợ y như mình vậy. Đi đến nước nào cũng có chó. Ảnh cũng thử hết mọi cách để xua đuổi như hét vô mặt tụi nó, chạy nhanh hơn, dừng lại,…mà cũng vẫn sợ. Thậm chí có lần ở Serbia, ảnh đang thả dốc xuống thì thấy 1 con chó từ xa há mõm, nhe nanh, gầm gừ sẵn sàng tấn công. Chó hoang ở Serbia là vấn đề nhức nhối của đất nước này. Do không có người nuôi, đôi khi tụi nó phải ăn thịt lẫn nhau để tồn tại. Ảnh cũng hơi lo lắng nhưng ngay lúc đó thì có 1 cái xe hơi chạy đến, cản tụi nó cho ảnh đi qua. Phù. Sợ chết khiếp!

Cho đến lần ảnh gặp mấy con chó ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lần đó, ảnh đang đạp xe lên dốc. Tụi nó hung dữ nhảy xổ ra trong khi ảnh lui không được mà tiến thì đụng mặt, không còn đường nào để chạy. Nghĩ bụng, kỳ này là chết chắc rồi. Không còn gì để mất, ảnh cứ tiếp tục đạp, tới đâu thì tới. Cuối cùng đạp qua tụi nó luôn mà tụi nó cũng chỉ sủa và sủa. Mãi đến một quãng xa vẫn còn nghe tiếng chó sủa. Từ lúc đó ảnh nhận ra 1 chân lý: chó không cắn người mà không có lý do.

Khoa học có hẳn một từ dành riêng cho nỗi sợ chó là Hội chứng sợ chó. Cynophobia (/ˌsaɪnəˈfoʊbiə/; bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp κύων kýōn nghĩa là “chó” và φόβος phóbos nghĩa là “sợ”). Hội chứng sợ chó chỉ đứng thứ 3 sau hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia) và sợ nhện/bò cạp (Arachnophobia).

Chó thật sự có thể “ngửi” được nỗi sợ hãi của người. Khi mình sợ, cơ thể tiết ra adrenaline, 1 loại hóc môn chó có thể đánh hơi được. Hơn nữa khi mình hoảng loạn, mình thường có xu hướng hét lên, chạy, nhìn vào mắt nó,…Và với chó, đó là biểu hiện của tấn công nên nó sẽ tấn công mình trước để tự vệ, là…cắn mình!

Do đó, khi gặp chó lạ, bình tĩnh, hít thở sâu rồi giả vờ lơ tụi nó đi. Quan sát xem phản ứng tụi nó thế nào nhưng đừng làm gì khác việc mình đang làm (tiếp tục đi bình thường, tiếp tục đạp xe bình thường,…). Nếu nó có biểu hiện tấn công mình (như nhe răng gầm gừ, tai dựng đứng, đuôi KHÔNG ve vẩy,…) thì suy nghĩ tìm cách đối phó chứ đừng hoảng hốt.

Chó không ở đó chực chờ để cắn mình. Tụi nó chỉ làm nhiệm vụ của chó: giữ nhà, canh cổng, sủa cho người lạ sợ tránh xa,…Thỉnh thoảng những con chó con (dù dòm bự) thích làm quen, muốn được mình vuốt ve, thích chạy dí theo cái gì đó như xe đạp chẳng hạn,…Vậy thôi. Trừ chó điên và chó được huấn luyện để tấn công người, cực kỳ hiếm gặp, mình sẽ an toàn nếu cư xử bình thường.

Áp dụng lời khuyên của Fraser, từ lúc đó mình lơ tụi chó, hít thở sâu khi sợ. Thấy mọi việc có vẻ cải thiện. Và mọi người có tin hay không thì tùy, sau khi đến Surat Thani dự khóa thiền ở Suan Mokkh, từ lúc bước ra khỏi thiền viện cho đến khi rời biên giới Thái Lan, mình không gặp bất kỳ vấn đề gì với chó cả!

Thậm chí, khi qua Malaysia, đi xuyên từ bắc đến nam, hầu như mình chỉ gặp vài ba con chó sủa ở xa xa đâu đó trong suốt 1 tháng trời!

Đến Singapore 4 ngày, chỉ gặp chó kiểng được người ta dẫn đi chơi. Không có chó lang thang ngoài đường 1 mình.

Qua đến Indonesia, từ khi hạ cánh xuống  Surabaya đi cho đến cuối đảo Java để qua Bali, tụi mình tuyệt nhiên không gặp 1 con chó nào hết!

Một lần nữa, không chỉ là suy nghĩ tích cực, thay đổi thực tại. Tthực tế là các nước có nhiều người Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, họ không nuôi chó vì tin chó là con vật dơ bẩn (ritually unclean). Những tỉnh phía nam Thái Lan, giáp Malaysia tập trung các cộng đồng người Hồi giáo nên dĩ nhiên cũng không thấy chó. Ai không thích mấy nước Hồi giáo chứ mình du lịch bằng xe đạp nghe đến mấy nước có Hồi giáo là quốc giáo thì thấy nhẹ nhõm hẳn về vụ chó mèo :-). Bài này không viết về mèo nhưng cũng xin nói thêm, ở những nơi không có chó thì mèo thường nhiều kinh khủng! Đi hoang và nhiều chủng loại cũng y như chó vậy.

Chỉ khi tụi mình đến Bali thì mới lại thấy chó ở khắp nơi.

Bulan, em chó duy nhất ở Bali mình dám vuốt ve nó, rất dễ thương. Bulan trong tiếng Indo có nghĩa là “Mặt trăng”, là con chó ở nhà của Patricia & Matthew, 2 người bạn của mình ở Amed.

Điều may mắn là, tuy chó ở Bali rất nhiều nhưng khá lành tính. Thường tụi nó chỉ đi thơ thẩn ngoài đường, nằm tránh nắng dưới gầm xe hơi hay thỉnh thoảng sủa vu vơ cho vui thôi.

Chó ở bãi biển Sanur, nhiều con rất đẹp

Ở kế bên chỗ tụi mình đang ở có 1 khoảnh đất trống, thường có 1 bầy chó ngày nào cũng tụ tập ở đó y như băng đảng mafia. Lúc đầu mình cũng hơi sợ sợ vì mình hay đi bộ ra ngoài mua đồ về nấu ăn. Tụi nó chừng 5,6 con, thấy mình đi ngang chạy ra sủa om sòm. Rồi có con lon ton đi theo mình. Mình sợ chết khiếp nhưng nhất định không phản ứng gì hết. Cứ tỉnh bơ đi như không thấy tụi nó. Tụi nó chạy tới hít hít mình thì mình (giả bộ) cười (không nhe răng nha) nói hế lô, hế lô 🙂

Riết rồi tụi nó cũng quen luôn. Bây giờ mình đi ngang có khi tụi nó chạy ra dòm rồi thôi, không buồn sủa nữa. Nhưng mình vẫn chưa hoàn toàn hết sợ.

Cho đến khi mình quyết định viết bài này. Phải có hình ảnh minh họa. Fraser thách mình ra chụp hình mấy con chó đó chứ không phải ngồi trên xe máy chụp đại mấy con chó ngoài đường. Thế là mình phải làm gan canh tụi nó có ở đó phi ra chụp hình. Nhưng mà hơi lo lắng, sợ tụi nó xem hành động chụp hình của mình là…tấn công thì sao? Lúc đang canh me thì gặp bác chủ nhà. Mình kể với bác về cố gắng vượt qua nỗi sợ chó của mình và hỏi về mấy con chó đó. Bác cười xuề xòa nói tụi nó có đeo vòng cổ, được chích ngừa hết rồi. Hơn nữa mấy con chó đực ở gần đây đến vì 1 em chó cái 🙂 Nói chung, chó ở Bali không có gì phải sợ.

Em chó mực là chó cái, thu hút các anh chó trắng là chó đực cứ đến xun xoe ở khu vực này suốt ngày

 

Nói xong, bác ra ngoài cổng tắc tắc kêu tụi nó đến. Mình đi theo, tụi nó chạy qua chạy lại thế là mình hết sợ hẳn luôn! Chụp được mấy tấm hình luôn!

 

Ảnh chụp cận cảnh các em chó ở kế bên nhà

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!