Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

I. BẮT TRẺ ĐỒNG XANH (THE CATCHER IN THE RYE)

Một cuốn truyện cực kỳ nhộn, giọng văn dịch cực hay, tình tiết cực hấp dẫn và là cuốn sách xuất sắc bộc lộ thế giới quan của một cậu ấm nhà giàu theo cách bất ngờ nhất!

Vào đầu cuốn sách, tôi tưởng mình có thể thâm nhập một phần vào thế giới của những trường tư thục kiểu Mỹ, lối sống giàu sang của những gia đình có con cháu học ở đó và vô số những câu chuyện của giới thượng lưu… Tôi nhầm. Thay vào đó là cuộc phiêu lưu kỳ lạ và hấp dẫn, cả trong thế giới nội tâm lẫn thực tế của anh chàng học sinh cấp 3 Holden Caulfield.

Một cuốn sách tuyệt vời về sự nổi loạn của tuổi trẻ, những khát khao thầm kín và cả cảm giác mất phương hướng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên. Hơn thế, đó là cái nhìn trong veo vừa hồn nhiên vừa chân thực trước những thói đạo đức giả trong xã hội.

Lời nhận xét trên bìa sách có thể nói là bản tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và chính xác nhất cảm nghĩ của độc giả qua nhiều thế hệ: “Cuốn sách đặc biệt này sẽ làm bạn shock điên cuồng, cười nghiêng ngả, thậm chí làm bạn đau lòng, nhưng bạn sẽ không thể nào quên được nó.”

Đã nghe tên cuốn sách từ lâu, gần đây mới có dịp đọc. Thật sự là một cuốn sách hay.

 

 

 

 

 

 

Số trang: 214

Tựa gốc: The Catcher in the Rye (1951)

– Xuất bản lần đầu năm 1951 và gây tranh cãi lớn do tính nổi loạn của nhân vật, cách dùng từ thô tục và những quan niệm bất kính về giáo dục, tôn giáo, xã hội,…

– Được liệt kê là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ XX. Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các nhân vật nổi tiếng.

Tổng thống Mỹ George H.W. Bush. gọi đó là cuốn sách kỳ diệu (marvelous book) và xếp trong danh sách những cuốn sách truyền cảm hứng cho ông.

Bill Gates cũng cho biết “The Catcher in the Rye” là một trong những cuốn sách yêu thích của ông mọi thời đại.

Năm 2009, BBC đánh giá là sau 58 năm xuất bản, cuốn sách vẫn giữ nguyên giá trị như là “một tác phẩm định nghĩa đầy đủ thế nào là một thanh thiếu niên. Holden thường xuyên không chịu để bị ảnh hưởng, luôn thấy bất bình, cảm thấy không giống ai, bị cô lập, mất phương hướng và rất mỉa mai.”

Adam Gopnik xem cuốn sách là một trong “Bộ ba cuốn sách hoàn hảo” của nền văn học Mỹ cùng với “Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” và “Gatsby Vĩ Đại“. Ông cũng cho rằng “không có cuốn sách này mô tả thành phố New York những năm 50 hay hơn Catcher in the Rye.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng bị lên án khi gián tiếp gây ảnh hưởng đến những tên giết người trong các vụ ám sát tổng thống Ronald Reagan, John Lennon,…. Sau khi bị bắt, những tên này đang giữ cuốn sách trong người.

II. TÁC GIẢ – J.D. SALINGER (Mỹ)

Jerome David “J.D” Salinger (01/01/1919 – 27/01/2010) là nhà văn người Mỹ nổi tiếng từ tác phẩm “Bắt Trẻ Đồng Xanh” (The Catcher in the Rye). Tuy nổi tiếng khá sớm từ những truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết lừng danh trên, Salinger sống một cuộc đời khá ẩn dật hơn nửa thế kỷ. Ông xuất bản cuốn sách cuối cùng năm 1965 và trả lời phỏng vấn lần cuối vào năm 1980.

Sinh ra ở thành phố New York trong một gia đình Do Thái, lớn lên ở Manhattan. Cha ông là người gốc Lithuania, mẹ người lai Scotland, Đức và Ireland. Ông có 1 người chị gái duy nhất tên là Doris.

Thời trẻ, ông theo học trường tư McBurney School. Tại đây, ông là trưởng nhóm đấu kiếm, viết cho tờ báo của trường và diễn kịch. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ tài năng bẩm sinh trong kịch nghệ, dù cha ông không muốn ông theo đuổi con đường nghệ thuật.

Theo học đại học New York University năm 1936, ông dự định học ngành giáo dục đặc biệt nhưng bỏ dở vào đầu năm sau. Khi đó, cha ông muốn ông học về kinh doanh xuất nhập khẩu thịt nên gửi ông qua làm việc ở một công ty ở Vienne, Áo và Bydgoszcz, Ba Lan. 1 tháng trước khi Áo bị Đức quốc xã thôn tính, ông rời khỏi đó.

1938, ông theo học đại học Ursinus College ở Collegeville, Pensylvania, Mỹ. Ông cũng bỏ dở sau học kỳ đầu tiên.

1939, ông bắt đầu theo học đại học Columbia University School of General Studies. Ở đây ông đã theo lớp học viết văn của Whit Burnett, chủ bút lâu năm của tờ báo “Story”. Trong suốt thời gian theo học, Salinger cũng không có biểu hiện gì nổi trội cho đến vài tuần trước khi học kỳ II kết thúc, ông viết xong 3 truyện ngắn. Burnett đánh giá cao các truyện ngắn này và đồng ý cho in truyện “The Young Folks” trên tờ “Story” ở số báo Tháng 3 – Tháng 4, 1940. Burnett từ đó trở thành người thầy, người cố vấn cho Salinger và họ trao đổi thư từ được vài năm.

Trải qua 3 cuộc hôn nhân, ông qua đời năm 91 tuổi tại Cornish, New Hampshire, bên cạnh người vợ thứ 3, Colleen Oneill.

Ông có 2 người con, Margaret và Matthew với người vợ thứ 2, Claire Douglas. Salinger yêu cầu Claire bỏ dở chương trình học của mình khi chỉ còn 4 tháng nữa là cô tốt nghiệp để sống với ông. Claire đã làm theo. Sau khi kết hôn, cả 2 phát triển chương trình Kriya Yoga ở một cửa tiệm nhỏ phía trước ngôi đền Hindu ở Washington D.C suốt mùa hè 1955.

Sau khi bỏ môn Kriya Yoga, Salinger tìm hiểu về giáo phái Dianetics (tiền thân của giáo phái Scientology) nhưng không tìm thấy điều gì hứng thú. Trước đó ông đã nghiên cứu về Khoa học Thiên Chúa Giáo, Edgar Cayce, châm cứu, chữa bệnh tại nhà, thực dưỡng,…

Sau khi Margaret, đứa con gái đầu lòng ra đời, vợ ông lúc đó là Claire cảm thấy bị mất vị trí số 1 trong lòng ông. Margaret lúc nhỏ rất hay bệnh nhưng Salinger cương quyết không đưa con đến bệnh viện vì theo thuyết khoa học Thiên Chúa Giáo. Claire về sau đã từng thú nhận, trong cuốn sách của Margaret, là bà đã đi đến nước quyết định giết Margaret rồi tự tử. Sau đó, bà đổi ý, ôm Margaret bỏ trốn. Vài tháng sau, Salinger đã thuyết phục bà trở về Cornish.

(Nguồn Wikipedia, bản quyền ảnh Lotte Jacobi Collection)

?

Các Bài Viết Review Sách

Cánh Đồng Bất Tận & Truyện Ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

I. CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN (2005) Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tiểu thuyết "Cánh Đồng Bất Tận". Dù vậy, mình cảm thấy phần "Sách Hay" không thể không nhắc đến chị, một nhà văn trẻ với giọng văn...

Thành Trì – Archibald Joseph Cronin

I. THÀNH TRÌ (THE CITADEL) "Thành Trì" là câu chuyện về một bác sĩ trẻ mới ra trường với đầy nhiệt huyết, đam mê và hoài bão. Anh sẵn sàng hy sinh, dấn thân cho sự nghiệp cứu người bằng cách chấp nhận làm việc ở một vùng mỏ xa xôi, nghèo nàn. Cũng từ đây, anh bắt đầu...

Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

I. BẮT TRẺ ĐỒNG XANH (THE CATCHER IN THE RYE) Một cuốn truyện cực kỳ nhộn, giọng văn dịch cực hay, tình tiết cực hấp dẫn và là cuốn sách xuất sắc bộc lộ thế giới quan của một cậu ấm nhà giàu theo cách bất ngờ nhất! Vào đầu cuốn sách, tôi tưởng mình có thể thâm nhập...

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

I. BẢN DU CA CUỐI CÙNG CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG (Liebe deinen Nächsten/ FLOTSAM) Cuốn sách mô tả cuộc trốn chạy của những người tị nạn châu Âu trong thời Đức quốc xã (Nazism/National Socialism). Đó là những người bị vứt bỏ ra khỏi nơi họ sống không phải vì họ...

Time – Chart Korbjitti

I. TIME (THỜI GIAN) Toàn bộ câu chuyện là một vở kịch trên sân khấu và dòng suy nghĩ của một khán giả ngồi xem. Câu chuyện về một bệnh viện chăm sóc người già, những người mà con cái không thể, không cần hoặc không muốn họ ở chung nữa. Chủ đề không lạ, nhưng cách tác...

In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

I. DƯỚI BÓNG CÂY BANYAN (IN THE SHADOW OF THE BANYAN) Cuốn tự truyện viết dưới dạng tiểu thuyết về cuộc diệt chủng khi Khmer Đỏ (Pol Pot) lên nắm quyền và sát hại gần 1/3 dân số Campuchia thời đó. Toàn bộ cuốn sách là hồi ức sống động của cô công chúa Hoàng gia...

Nỗi Buồn Chiến Tranh – Bảo Ninh

I. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (THE SORROW OF WAR) Là người sinh ra và lớn lên trong thời bình, mình chỉ biết về những cuộc chiến đã qua trên đất nước nhờ sách báo, phim ảnh và những lời kể của người thân trong gia đình. Khi tiếp xúc với bạn bè thế giới, mình cũng chưa ý...

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!