Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,…ở Bali, Indonesia.

1. ĐI CHỢ – NẤU ĂN

Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền nên không vô mấy chỗ dân expat thường mua mà tìm mấy siêu thị dân địa phương hay đi. Google quá trời ra được mấy khu mua bán đồ điện máy. Đi tan nát hết cái quận Denpasar. Trả giá điên cuồng. Cuối cùng cũng mua được 1 cái khá ưng ý. Về đến nhà, phát hiện ra cái siêu thị Pande Putri Batur ngay kế bên. Cái gì cũng có bán. Cái nồi cơm điện vừa mua, y chang, ở siêu thị này rẻ hơn được 10k IDR (chừng 20k VND!) mà hoa văn còn đẹp hơn.

Siêu thị Pande Putri Batur, Jl. Batur Sari, Sanur Denpasar, Bali

Trên đường đến siêu thị có vài tiệm tạp hóa. Trong đó có 1 tiệm cũng khá to và gần nhà tụi mình. 1 lần tụi mình mua đồ ở siêu thị về, thấy 1 anh Tây già và mập đang ngồi uống nước phía trước nói vọng với “Mua ở đây rẻ hơn”. Fraser lịch sự trả lời “à, vậy hả, để lần sau tụi tui ghé mua”.

Mình cũng muốn ủng hộ người dân địa phương, không làm giàu cho bọn tư bản nhiều tiền, nên cũng ghé mua vài lần và để ý so sánh giá. Hóa ra món nào cũng mắc hơn mua ở siêu thị! Ngay cả 1 bịch muối ở tiệm bán 5.000 IDR, ở siêu thị bán có 3.500 IDR. Từ đó trở về sau, không bao giờ mua ở đó nữa và chỉ canh coi cái tên Tây mập kia ở đâu ra mà phát ngôn lừa đảo vậy. Fraser nói cái tiệm đó tên Morris, có thể là tiệm cái tên Tây đó mở nên mới tự quảng cáo cho ổng.

Cái tiệm tạp hóa Morris bán mắc. Đến cái cô lau dọn người Indo ở nhà nghỉ cũng nói chỗ đó bán mắc hơn siêu thị Pande Putri Batur!

Tuy vậy, mua đồ tươi ở siêu thị lại vẫn mắc hơn ở những tiệm nhỏ ven đường của người dân địa phương. Mình tìm được 2 tiệm chuyên bán rau củ quả, vừa tươi, vừa rẻ, đi bộ lại chừng 10 phút. Mỗi ngày họ lấy hàng khác nhau nên mình cứ canh hôm đó thức gì tươi ngon thì mới mua.

Tiệm tạp hóa mình thường mua về nấu ăn. Họ cũng bán hoa cúng hàng ngày cho người Bali.

Thường mình cũng chỉ mua rau củ quả chứ không bao giờ mua thịt cá. Quanh quẩn là cà tím, bắp mỹ, cải ngọt, cải bắc thảo, sả, khoai lang, củ sắn, trứng vịt muối, giá, rau muống,…Nhưng phối hợp lại nấu cũng được nhiều món lắm. Bữa nào cà tím ngon thì mua về nấu luôn 1 ngày cà tím kho gừng ăn với cơm đỏ. Ngày nào bắp cải tươi thì mua về làm gỏi bắp cải, hay bắp cải luộc chấm kho quẹt. Ngày thì bắp cải xào cà chua, giá, bắp, nấm,….

Một buổi đi chợ thế này tốn chừng 25k IDR (khoảng 50k VND)

 

Nấu ăn xong, 2 đứa ra ngoài ngồi ăn. Ngày nào cũng vậy. Người ở trong nhà nghỉ đi lên đi xuống lúc nào cũng “hế lô” chào nhau, rất lịch sự. Ăn xong, lại lao vào dọn dẹp, rửa chén bát, đi tắm rồi bắt đầu đọc sách hay nếu có hứng, viết gì đó.

Đến chừng 4-5 giờ chiều, lại chuẩn bị nấu ăn tối. Fraser nói mình nấu gì đó cho cả ngày để mình đỡ cực vì ảnh không ngại ăn 1 thứ nguyên 1 ngày. Mình cũng thử vài lần nhưng vì chỉ có 1 cái nồi cơm điện để chiên, xào, nấu tất cả các thứ, có khi không đủ chỗ cho 2 đứa ăn cả ngày. Rồi ăn nguội nhiều khi cũng không thích nữa, mà hâm lại thì cũng gần bằng như nấu mà không ngon như nấu mới. Nên thôi, lại hì hục lao vào bếp chuẩn bị, xào xào, nấu nấu mỗi ngày như con nô lệ 🙂

2. ĂN (Ở NHÀ & RA NGOÀI)

Chỗ tụi mình ở là 1 studio trong 1 nhà nghỉ. Ở đây, tất cả các phòng đều là studio: có toilet riêng, có bếp riêng và các tiện nghi cần có. Trước mỗi phòng có 1 cái bàn và 2 cái ghế, tụi mình thường ra đó ăn cơm và ăn trái cây cho mát vì ở khoảng giữa là 1 cái sân rộng và rất đẹp. Cây xanh, bãi cỏ và có vài bức tượng Phật trang trí. Nhìn rất thanh bình.

View trước cửa phòng

Tụi mình chỉ ăn trưa và ăn tối. Không ăn sáng vì 2 đứa kiêng ăn. Cho cơ thể đủ thời gian nghỉ ngơi, tự chữa lành. Chứ bắt cái bụng làm việc liên tục thì cơ thể không có đủ năng lượng để chữa những chỗ hỏng hóc khác trong cơ thể. Sau mỗi bữa ăn, tụi mình ăn trái cây.

Tiệm trái cây ngon thường bán riêng, không bán chung với tiệm bán rau quả. Tụi mình tìm được 1 tiệm bán ngon ở khá xa nhà, chừng 2 cây số, phải chạy xe máy, nhưng được cái không bao giờ phải trả giá, trái cây lúc nào cũng tươi, ngon ngọt và chị chủ quán rất dễ thương. Mình cứ vô lựa trái nào mình thích rồi chị cân, tính tiền thôi. Đem về ăn bảo đảm ngon và rẻ hơn ở siêu thị cả chục ngàn 1 kg.

Ngày nào mình lười nấu ăn, muốn đi ăn ngoài thì cũng rất dễ. Kế bên siêu thị gần nhà có 1 quán ăn Thái, giá khá mắc nhưng nấu rất ngon. Lâu lâu đổi vị ăn cũng được.

DD Warung, quán Thái ngon nổi tiếng ở Bali. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 47B, Sanur. Mở cửa từ 11am – 3pm & từ 5.30 – 9pm. Từ nhà mình đi bộ ra chưa đến 5 phút.

 

Hoặc xa hơn 1 chút thì 2 đứa phi lên xe máy, chạy ra Warung Madu Sedana. Quán có đầy đủ món Á, Âu, sang trọng, đẹp đẽ mà giá lại hợp lý, thực đơn đa dạng. Quán siêu rộng, phân ra nhiều khu vực: sân vườn, máy lạnh, khu ngồi kiểu Nhật, đi nhóm,…Đồ ăn nấu cũng ngon.

Warung Madu Sedana. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 25, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

Khi nào thèm pizza thì 2 đứa gọi pizza giao tới. Nhà hàng Pizza La Bruchestta là nhà hàng pizza ngon nhất ở Sanur mình từng ăn! Đế mỏng dính, thơm ngon. Giao bánh tới vẫn còn nóng hổi! Nên tụi mình chỉ đi ăn ở đó 1 lần. Về sau, đều kêu giao tới nhà cho tiện.

Nhà hàng pizza La Bruschetta. Địa chỉ: Jl. Danau Poso, số 38, Sanur, Bali. Giao bánh miễn phí.

 

Tuy nhiên, thường xuyên nhất khi ăn ngoài vẫn là đến Warung Kecil, quán ăn siêu ngon, siêu rẻ, siêu ưa thích của tụi mình ở Sanur

Địa chỉ: Jl. Duyung, số 1, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

3. GIẢI TRÍ

Ăn tối xong, dọn dẹp, tắm rửa rồi thì tùy hứng. Có khi đi ra ăn kem rồi về.

Có khi đi coi phim.

Ở gần chỗ tụi mình có vài rạp chiếu phim. Rạp nào cũng hoành tráng. Giá vé bình thường là 50k IDR (khoảng 100k VND/vé). Phụ đề tiếng Indo. Ra vô mấy cái shopping mall lớn bây giờ chỗ nào cũng có bảo vệ, cổng ra vào scan như sân bay vì sợ có bom.

Rạp ở Denpasar gửi xe miễn phí (hoặc ở gần đó 2k IDR/lần), chỗ ngồi sạch và mới hơn.

Ngay trước cửa rạp XXI, Jl. Teuku Umar No.1, Dauh Puri Klod, Denpasar Bar., Kota Denpasar, Bali 80113

 

Rạp ở Kuta gửi xe tính theo giờ. Đường đi đông đúc, kẹt xe. Có điều cái Shopping Mall Beachwalk to bự, đẹp hơn.

Rạp chiếu phim XXI ở Trung tâm mua sắm Beachwalk Mall, Beachwalk Lantai 2, Jl. Pantai Kuta, Kuta, Bali, Indonesia.

Thường xuyên nhất là mở phim lên coi cho đến khi đi ngủ. Rồi ngủ. 2 đứa thích coi mấy series và coi liên tục từ “The Americans”, “The Black List”, “Breaking Bad”, “Billions”, “London Spy” đến bây giờ là “Peaky Blinders”.

Cuối tuần, 2 đứa rủ nhau ra biển đi dạo mát, ăn trưa.

Bãi biển đầu tiên ở Bali mình thấy có màu xanh lam (torquoise)!

Nếu có bạn bè trên Ubud tổ chức BBQ thì lại phi lên đó, ăn uống, nói chuyện, chơi bời đến chiều tối lại về, nghỉ ngơi, xem phim rồi ngủ.

Hay dự tiệc sinh nhật

Tiệc sinh nhật Ilse, người phụ nữ 74 tuổi vẫn chạy xe máy, leo núi, tắm biển, đi tour mạo hiểm

Thỉnh thoảng, Albert và Andrea học Aikido ở Sanur ghé ngang chơi trước khi học thì cả đám lại ăn trái cây, sake sấy, đậu phộng rang lá chanh, uống trà, tám chuyện.

Albert và Andrea, 2 em người Tây Ban Nha đã đi du lịch bằng cách xin đi nhờ xe gần 80 nước trên thế giới.

Hoặc bạn bè đang đi du lịch đến Bali, hẹn nhau uống trà.

Julia, cô bạn người Hoa tụi mình gặp ở khóa thiền ở Suan Mokkh, Thái Lan vừa đến Bali lại gặp nhau ăn trưa, uống trà

Bạn bè ở xa đến Bali nghỉ dưỡng, hẹn hò gặp nhau.

Ăn tối với Simon và Suzie dịp Tết tây 2017

Matthew cũng hay ghé Sanur bàn chuyện làm ăn với Fraser thì mình để mặc 2 ông bàn bạc. Mình đọc sách, nghe nhạc hoặc làm gì đó mình thích. Ví dụ đi chụp hình.

Trước khi dọn xuống đất, tụi mình ở trên lầu. Kế bên lan can có 1 cái cây to. Có 2 cái tổ chim trên đó. Mình chụp được hình chim mẹ ấp trứng ngay trên tổ trong gần 1 tuần, rồi dời xuống phòng dưới đất. Chim con giờ chắc đang chập chững biết đi rồi.

4. MUA SẮM

Tụi mình tránh xa hoàn toàn mấy cửa hàng, cửa tiệm bán cho khách du lịch hay dân expat thích xài hàng cao cấp. Mắc.

Nếu mua sắm mấy thứ bình thường như quần áo, đồ khô,…tụi mình thường đi đến Hardy’s. Siêu thị lớn nhất ở Sanur. Chỗ này như siêu thị Coopmart ở Sài Gòn mình. Giá hợp lý, nhiều mặt hàng, chủng loại, có in giá. Dễ lựa chọn.

 

Còn nếu muốn mua đồ kim khí điện máy thì tụi mình đến RTC ở Denpasar, nơi bán đồ điện tử chắc là rẻ nhất Bali. Chỉ thấy người Indo đi mua. Thỉnh thoảng mới có 1 anh tây như Fraser.

 

Ngay cổng vào chỗ gửi xe RTC

Chỗ này y như chợ Nhật Tảo của mình ở Sài Gòn. Có điều đưa vô hẳn 1 trung tâm mua sắm cho dễ quản lý. Tuy vậy, các cửa hàng xấu xí, xập xệ, kẻ bán người mua lôi kéo như ngoài chợ. Và trả giá thì cũng trên trời dưới đất.

 

Trên lầu 1, mấy cái máy lạnh cổ lổ sỉ từ thời nảo thời nao. Họ vẫn có thang cuốn nhưng cũng cũ kỹ. Tổng cộng có 3 tầng bán hàng: tầng trệt, 1 và 2. Càng lên cao giá càng rẻ. Tầng 4 là Foodcourt.

Fraser là trùm trả giá. Ảnh đi vòng vòng, xem đồ, hỏi giá. Thấy cái ưng ý rồi, biết giá, không mua. Đi thêm 5,6 tiệm nữa hỏi mua cái y chang, trả giá. Cách này cực kỳ hiệu quả nên mua mấy món rồi, lần nào cũng mua được giá tốt, rẻ hơn gần phân nửa so với giá ban đầu. Tụi mình đã mua 1 cái laptop, 2 cái anten để boost wifi cho mạnh lên, dây cáp,…ở đây.

Tiệm bán hàng uy tín, giá hợp lý nhất ở RTC. Đi cầu thang bộ lên lầu 1, tiệm nằm phía bên tay trái, to nhất, đẹp nhất, sáng sủa nhất. Nếu đi cầu thang cuốn thì tiệm nằm bên tay phải. Ông chủ người gốc Hoa. Em phụ trách tiệm người Hồi giáo, Indo. Có anh sales support tên là Tito.

 

 5. GIA HẠN VISA

Khi gia hạn visa lần đầu, tụi mình phải đến Văn phòng Xuất nhập cảnh ở Denpasar. Những lần sau chỉ cần đưa passport cho dịch vụ làm. Dùng dịch vụ thì không cần phải lấy số thứ tự ngồi chờ theo quầy mà đến gặp thẳng người mình cần liên hệ. Sau đó vào phòng lấy dấu vân tay, chụp hình rồi đi về. 3 ngày sau visa gia hạn được cấp.

Giữ xe máy 2k IDR/chiếc, cứ chạy thẳng vào trong.

Mặc đồ lịch sự nhưng không khắt khe như Đại sứ quán Indonesia ở Singapore. Ở Singapore, mặc quần không dài là không cho vô. Phải là quần dài. Áo sát nách không được vô. Phải là áo có tay. Dép không cho vô. Phải mang giày.

Ở đây, thiên hạ mang dép, mặc quần short vô ráo.

Văn phòng Xuất nhập cảnh. Địa chỉ: Jl. D.I. Pandjaitan No. 3, Dangin Puri Klod, Denpasar Timur, Panjer, Denpasar Sel., Kota Denpasar, Bali 80235

 

6. CẮT TÓC:

Hồi lúc đi không kịp làm gì hết trơn nên cứ để tóc tai vậy mà đi. Mình thì tóc dài lâu rồi. Fraser thì mình không thích ảnh để đầu đinh nên bắt để dài luôn. Sau 7 tháng phơi mình dưới nắng, tóc đứa nào cũng bị chẻ ngọn, xác xơ thấy sợ. Mà Bali là đảo du lịch, cái gì cũng mắc vì toàn phục vụ dân có tiền đi chơi nên tụi mình cứ đắn đo, tiếc tiền không cắt tóc.

Cuối cùng phải đến gần 30 tết âm lịch Việt Nam, 2 đứa mới quyết định đi cắt tóc. Kể như tự thưởng cho mình một cái đầu mới.

Tìm hiểu, nghiên cứu, cuối cùng đi cắt chỗ này. Rất hài lòng, dù không rẻ như tiệm mình thường cắt ở Việt Nam.

Nam: gội, cắt, sấy: 97k IDR

Nữ: gội, cắt, sấy: 137k IDR

Chic Beauty Salon & Spa, Jl. Danau Tamblingan No. 84, Sanur, Denpasar – Bali

 

7. KHÁM BỆNH

Hồi tháng trước tự nhiên sáng ngủ dậy mắt thấy đỏ. Nghĩ chắc là ngủ nằm sao đó thôi. Đi vòng hết Sanur kiếm mua chai thuốc nhỏ mắt bình thường Natri Clorid 0,9% để rửa mắt mà tuyệt nhiên không có. Toàn là thuốc chữa trị với V-Rohto mắc tiền không.

Sau 1 ngày mắt càng đỏ. Sợ quá, Fraser chở mình đến Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Tên dài ghê. Là bệnh viện mắt nổi tiếng ở Bali.

Chỗ này rất lịch sự. Gửi xe miễn phí, có bảo vệ đàng hoàng.
Đi vào trong bốc số, có bảo vệ bốc dùm.

Sạch sẽ, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt.
Ngồi chờ 1 hồi thấy cô kia chạy ra hỏi mình bằng tiếng Anh. Xong đưa mình qua khu vực VIP (?!?) nói “Số của cô là số 1”. Ý là mình không phải xếp hàng theo số thứ tự bình thường kia.

Người nước ngoài có khác :D. Cô y tá dẫn mình lên lầu, ngồi chờ 5 phút, vô khám. Cô y tá khác lại dẫn mình đi đo mắt, khám. Xong dẫn mình về quầy tính tiền, mua thuốc, cấp cho cái thẻ bệnh nhân như thẻ thành viên siêu thị. Tốn hết 200k IDR (khoảng 400k VND). Từ lúc vô đến lúc ra chỉ mất chừng 30 phút. Hẹn tuần sau tái khám.

Cái thẻ bệnh nhân của mình, được cấp ngay sau khi khám bệnh. Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara, Jl. Angsoka số 8, Denpasar, Bali, Indonesia.

Mình về nhỏ thuốc theo lời bác sĩ. 1 tuần sau mới hết. Cũng không đi tái khám.
Xin chụp được hình chị y tá quá dễ thương và nhiệt tình, nói tiếng Anh cũng rành. Tên chị là Ayumas.

Hy vọng không gặp lại chị.

Chị y tá siêu dễ thương ở Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Đồng phục ở đây rất đẹp, mỗi người mặc mỗi kiểu, mỗi màu nhưng đều mặc đồ hoa văn truyền thống Bali.

 

Còn có hoạt động thường ngày nào ở Bali mà mọi người muốn biết không? Hoặc ai cũng đã từng sống ở Bali và có kinh nghiệm khác thì cứ chia sẻ ở phần bình luận (comment) để mọi người cùng biết nha!

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,…

Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất khi đi du lịch. Chỉ một cái giường tầng ở khách sạn, nơi mình phải ở chung với 6,7 đứa khác, cũng gần 50 SGD/đêm! Tiện nghi thì tối thiểu. Ăn uống thì khỏi phải nói, một phần cơm bình dân ngồi vỉa hè của mấy quầy người Hoa, cũng phải 10 SGD/phần. Ở Singapore 3 ngày có thể bằng ở 1 tuần ở Thái.

Và vì mọi chi phí đều cao như thế

1. Người già về hưu vẫn tiếp tục làm công việc phục vụ:

Đến Singapore, mọi người có thể thấy rất nhiều ông già bà cả làm công việc lau dọn, phục vụ ở các hawker centers (hay mình gọi là food court), ở tiệm McDonald’s…Họ làm việc rất chu đáo, kỹ lưỡng dù hơi chậm. Vào buổi tối, sẽ thấy vẻ mệt mỏi hiện rõ trên nét mặt họ.

Các nhân viên lau dọn vệ sinh cũng là những người già.
Rất nhiều tài xế taxi là người lớn tuổi.
Nếu đi tour đến Sing, cũng sẽ thấy tài xế và hướng dẫn địa phương thường là những người 60-70 tuổi. Họ có vẻ năng động, giỏi bắt chuyện và đôi khi khuân vác đồ đạc cho khách. Tuy nhiên, rõ ràng họ đã ở tuổi xế chiều.

Một số ít người làm việc vì không muốn ở nhà buồn chán, muốn được tiếp tục cống hiến cho xã hội. Nhưng hầu hết họ phải làm việc ở cái tuổi đã về hưu này để giảm bớt gánh nặng tài chính cho con cháu, kiếm thêm thu nhập để trả tiền sinh hoạt phí,…

Và nếu số tiền họ kiếm được vẫn quá ít ỏi, thường là khoảng 1,100 SGD/tháng so với mức thu nhập bình quân là 4,700 SGD/tháng, thì có thể họ sẽ trở thành

2. Người vô gia cư nhưng vẫn có việc làm:

Người vô gia cư ở Singapore nhiều hơn mình tưởng.

Họ có thể là những người kiếm đủ tiền để chi phí nhưng không đủ tiền thuê nhà, đành phải ra đường ngủ.

Một số người bị chính gia đình mình đẩy ra khỏi nhà, vì nhiều lý do.

Những người khác, quyết định ngủ ở ga điện ngầm hoặc gần chỗ làm, để không phải trả phí xe cộ đi lại.

Có người không thuê nhà để dành tiền gửi về cho gia đình, nhất là những người Malay qua Singapore làm việc.

Rất nhiều người trên giấy tờ, họ vẫn có một địa chỉ. Dù thực tế, họ ngủ ngoài đường. Lấy vài miếng giấy cạc tông lót chỗ ngủ vào đêm khuya, khi các cửa tiệm hoặc nhà người ta đã đóng cửa. Cắm trại ở khu công viên. Dọc bờ biển. Có người ngủ qua đêm ở sân bay Changi,…

1 góc đường nơi tụi mình đi qua

Chính phủ Singapore đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng này nhưng đó vẫn là cuộc chiến đang tiếp diễn.

Tuy vậy, ở một góc độ khác,

3. Có rất nhiều thứ hoàn toàn miễn phí ở Singapore:

Xem phim miễn phí ngoài trời:
Được tổ chức vào cuối tuần ở những địa điểm khác nhau. MovieMob là tên dự án này, dành cho tất cả mọi người. Không cần đăng ký trước nhưng phải xem website để biết thời gian và địa điểm chính xác.

Nhạc sống miễn phí ở Esplanade:
Các ban nhạc thường chơi từ chiều cho đến tối với nhiều phong cách khác nhau. Xem buổi tối thì có không khí hơn. Ở đây còn có cả 1 Thư viện âm nhạc cũng hoàn toàn miễn phí. Tha hồ cho mọi người sống ảo vì khung cảnh Nhà hát Esplanade như nửa trái sầu riêng lớn, rất đẹp.

Địa chỉ: 1 Esplanade Dr, Singapore 038981

1 góc nhà hát Esplanade, Singapore

Chợ trời miễn phí – Singapore Really Really Free Market (SRRFM):
Nhìn như garage sales, gồm đủ các thứ được bày ra ngoài trời, thường là ở công viên.  Gồm đủ loại từ sách, quần áo đến trang sức, túi xách,…Hoàn toàn miễn phí. Mình cảm giác như các thùng đồ từ thiện ở Sài Gòn mình :). Thời gian và địa điểm thay đổi  nên cần xem trên Facebook để biết chính xác nơi tổ chức.

Nguyên tắc hoạt động của Chợ miễn phí (SRRFM)

Viếng các bảo tàng:

National Museum, Asian Civilisations Museum,Peranakan Museum, Reflections at Bukit Chandu và Our Museum @ Taman Jurong. Hoàn toàn miễn phí và học được rất nhiều điều bổ ích.

Bảo tàng Peranakan – 39 Armenian St, Singapore 179941

Leo núi Faber (Mount Faber)
Leo núi Faber hoàn toàn tự do. Cảnh từ trên đỉnh nhìn xuống thì không cần phải bàn, đẹp và ấn tượng.

Địa chỉ: Telok Blangar Road, Singapore 099448

Đi bộ dọc Southern Ridges
Là đường nối từ núi Faber đến công viên Telok Blangar Hill Park. Dài khoảng 10 cây số. Cảnh vật nhìn từ trên cầu đẹp, tha hồ selfie. Người lớn, trẻ em, ai đi cũng được, không cần phải dáng thể thao gì cả.

Địa chỉ: Henderson Road, Southern Ridges, Bukit Merah, Singapore 159557

Chụp hình với 8 bức tượng Merlion
Toàn bộ Singapore có tổng cộng là 8 tượng Merlion. Tìm cho ra và chụp hình các kiểu với mấy tượng này cũng là 1 bộ sưu tập hiếm có!

Đi thăm ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore – Sri Mariammam Temple

Nằm ở khu Chinatown, gần trạm MRT Telok Ayer. Đặc trưng của các ngôi đền Hindu là trang trí tượng các thần,…ngay trên đỉnh, bên ngoài đền, với nhiều màu sắc rất đẹp.

Địa chỉ: 244 South Bridge Rd, Singapore 058793

Ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore

Đi dạo và chụp hình ở những khu vườn kế bên vịnh (Gardens By The Bay)
Là các khu vườn nhân tạo, đẹp và lạ như ở ngoài hành tinh. Được dùng trong khá nhiều cảnh phim. Tuy nhiên, các khu vườn được vô miễn phí bao gồm:  Sun Pavillion, Supertree Grove, Dragonfly & Kingfisher Lakes, Far East Organization Children’s Garden, World of Plants, Heritage Gardens, and Bay East Garden. Các khu còn lại phải mua vé vô cửa (rất mắc!)

Địa chỉ: 244 South Bridge Rd, Singapore 058793

Và còn nhiều nhiều địa điểm nữa…

Lần đi xe đạp đến Singapore, để khám phá mà không bị phá sản, tụi mình đã chọn khách sạn không quá xa trung tâm để dễ đi bộ. Ăn thì tụi mình chỉ ăn trong foodcourt. Đi chơi chỉ đi chỗ miễn phí. Nước uống thì hứng từ vòi phông tên uống vì nước phông tên ở Singapore sạch và an toàn để uống trực tiếp, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Singapore là điểm đến đầy hấp dẫn nhưng cũng là nơi có khoảng cách giàu nghèo thuộc hàng cao nhất thế giới!

Vùng đất này chưa bao giờ nằm trong danh sách các nơi ưa thích của mình nhưng vì là nước phát triển rất gần Việt Nam, miễn visa du lịch, các bạn xì tin nên canh vé giá rẻ của Tiger Air, Jetstar, VNA,…làm 1 chuyến cuối tuần để mở mang tầm mắt. Chủ yếu là nhìn thấy sự phát triển về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng của họ và nhất là sân bay Changi – sân bay được đánh giá liên tục 4 năm liền là tốt nhất thế giới bởi tổ chức Skytrax (2013-2016)

?

Các Bài Viết Về Những Điều Cần Biết (Tips)

Kinh Nghiệm Xin Visa Úc – Diện Du Lịch Thị Thực 600

Ở đây, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc tự túc vào năm 2015 và 2016 tại văn phòng VFS Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích đi du lịch hay còn gọi là “Thị thực đi thăm Úc” - Diện thị thực 600. Mình cũng link website chính thức của VFS với các hướng dẫn đầy đủ về...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Indonesia

Tất cả những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình trải qua sau khi sống ở Indonesia (Java, Bali) hơn 8 tháng với người địa phương. Ở Java, tụi mình chỉ nhận xét từ sân bay Juanda (Surabaya) đến Banyuwangi (điểm cuối của đảo Java trước khi qua Bali). Về Bali, do tụi...

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Những Điều Cần Biết Khi Đi Nước Ngoài Bằng Máy Bay Lần Đầu

Mình nghĩ ra ý tưởng viết bài này sau khi phải chuẩn bị cho mẹ và dì mình bay từ Việt Nam sang Indonesia. Dì mình biết 1 ít tiếng Anh nhưng chưa đi máy bay bao giờ. Mẹ mình thì bay trong nước hồi trẻ rồi đi nước ngoài vài lần nhưng lại là đi chung với mình. Chợt nghĩ...

Giá Sinh Hoạt Ở Indonesia

Mình tổng hợp danh sách giá cả đồ dùng và dịch vụ ở đây để mọi người tiện tham khảo. Giá cả mình chủ yếu dựa vào giá niêm yết của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa, quán cóc bên đường, nhà hàng, khách sạn,...tụi mình từng ghé ở đảo Java và Bali. Mình cũng...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017 1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport): - Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa:
– Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh.
– Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30 ngày, có thể xin visa du lịch ở được 60 ngày, thời hạn 3 tháng (với điều kiện có người bảo lãnh). Sau đó nếu muốn ở lâu hơn phải gia hạn visa thêm 30 ngày với phí là 1.900 THB.

2. Chọn điểm đến
– Bangkok: thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Thái Lan. Đầy đủ các hoạt động vui chơi, giải trí và các địa điểm thu hút khách du lịch. Khu Khao San Road là khu tây ba lô. Nhìn chung, chi phí ở Bangkok đắt đỏ hơn so với các thành phố khác.
– Ayuthaya: là cố đô của Thái Lan trước khi dời về Bangkok. Với 3 cung điện, hơn 400 đền đài và dân số khoảng 1 triệu người, đây là nơi thu hút khách du lịch với các phế tích khá ấn tượng. Cách Bangkok chừng 80 km.
– Chiang Mai: được bao bọc bởi các ngọn núi ở miền Bắc Thái Lan, Chiang Mai là thành phố có cả nét hiện đại và truyền thống của kiến trúc và văn hóa Thái. Nổi tiếng với các ngôi chùa như Wat Chedi Luang và sản phẩm làm bằng thủ công.
– Ko Samui: thuộc tỉnh Surat Thani, là đảo thu hút nhiều khách du lịch nhất sau Phu Ket. Nổi tiếng với các resort cao cấp, bãi biển xanh trong và chùa Phật khổng lồ. Ngoài ra họ cũng thường tổ chức lễ hội chọi trâu và triathlon (thi 3 môn phối hợp chạy bộ, bơi, đi xe đạp).
– Phuket: đảo nổi tiếng nhất Thái Lan với các bãi biển lặng, ngắm san hô, các resort sang trọng và lối sống về đêm sôi động. Ở đây khách du lịch nhiều hơn người dân địa phương.
– Pattaya: Nơi nổi tiếng về các tụ điểm gái làng chơi nhưng cứ ngó lơ họ đi thì mình dễ dàng tìm được khách sạn rẻ và đồ ăn rất ngon, rẻ. Các nhà hàng Pizza kiểu Ý nướng bằng lò củi rất nhiều ở Pattaya, ngon kinh khủng và giá cực kỳ hợp lý.

1 nhà hàng pizza ở Pattaya, Thái Lan. Ngon và rẻ!

– Hua Hin: là 1 thị trấn nhỏ xinh xắn, khá phát triển về du lịch với bãi biển, sân golf và các đền chùa. Cung điện mùa hè của hoàng gia cũng ở đây.
– Krabi: ngay tại thị trấn không đẹp và không có gì đặc sắc nhưng từ đó có thể đi ra các đảo khác  như Ko Phi Phi, Railay, Ko Lanta,… với tour trong ngày. Các đảo đều có biển xanh trong vắt, cát trắng, có thể lặn biển hoặc ngắm cá, san hô. Chi phí ở thị trấn tương đối rẻ với các quán ăn bình dân, giá hợp lý
– Kotao: thánh địa dành cho dân lặn biển
– Ko Phangan: nổi tiếng với các spa và các trung tâm thiền, yoga. Là điểm du lịch mới nổi, gần Ko Samui.
– Pai: một ngôi làng yên tĩnh nằm ngay chân núi giữa Chiang Mai và Mae Hong Son. Dành cho ai thích leo núi, đồi. Ngoài ra ngay bìa làng còn có suối nước nóng, các thác nước và các trại voi.
– Railay (Rai Leh): thu hút dân leo núi từ khắp nơi trên thế giới nhưng cũng có bãi biển cực đẹp. Là 1 bán đảo nhỏ chỉ đến được bằng thuyền với các resort tuyệt đẹp dọc bờ biển

3. Khách sạn
– Đặt trực tiếp tại khách sạn rẻ hơn đặt online. Tốt nhất là đến nơi đó, đi vòng vòng hỏi thăm hoặc thấy khách sạn nào dòm được thì ghé vào hỏi. Các website đặt phòng thì tiện nhất là agoda.com vì agoda của Thái. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, nên đặt trước khi đi để chắc chắn có phòng.
– Không hiểu mọi người thì sao chứ mình thì thấy mấy cái love hotel ở Thái rất đẹp. Phòng ốc sạch sẽ, có chỗ để xe riêng ngay trước cửa phòng và giá lại rẻ :). Nhất là khi đến những vùng sâu vùng xa.

Trong phòng ở 1 love hotel ở Chonthaburi, Thái Lan

4. Tiền
Vào thời điểm này, 1 THB = 640 VND nhưng trước khi đến Thái hoặc trước khi đổi tiền, luôn luôn kiểm tra tỷ giá hiện thời để biết tỷ giá chỗ mình đổi có tốt không.
– Khi đến Thái nên mang theo USD, thẻ tín dụng và thẻ rút tiền quốc tế (ví dụ: Visa debit) nhưng không khuyến khích rút tiền mặt từ cây ATM ở Thái Lan vì ngân hàng Thái Lan tính phí rút tiền mặt (tùy ngân hàng, trung bình 3 USD/lần) chưa kể các loại phí từ phía ngân hàng Việt Nam (phí 2 đầu).
– Có thể đổi USD sang THB ngay tại sân bay vì tỷ giá khá tốt. LUÔN LUÔN MANG THEO PASSPORT KHI ĐỔI TIỀN.
– Thẻ Visa và Master được chấp nhận rộng rãi ở Thái nhưng vài nơi mình phải trả thêm phí 3%. Tiền mặt họ chỉ nhận tiền THB, không nhận các ngoại tệ khác.
– Có thể rút tiền ở các cây ATM ở các ngân hàng hoặc ở các tiệm tiện lợi, cây xăng.

5. Thời tiết, khí hậu
Thái Lan nóng ẩm quanh năm, giống miền Nam Việt Nam mặc dù chính thức, họ có 3 mùa:
– Mùa nắng: từ tháng 3 – tháng 6. Nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C, nhất là vùng Đông Bắc Thái và Bangkok. Tết người Thái (Songkran) diễn ra vào tháng 4 là tháng nóng nhất trong năm do đó họ có nghi thức tạt nước vào nhau trong 3 ngày lễ hội. Tuy nhiên, nếu đến Thái Lan vào tháng này, sẽ có dịp tham gia Tết của họ, đồng thời giá vé, khách sạn cũng rất rẻ do là mùa thấp điểm.
– Mùa mưa: từ tháng 7 – tháng 10, thường mưa vào sáng sớm hoặc chiều tối
Mùa mát: từ tháng 11 – tháng 2, là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Thái Lan. Tuy nhiên, đó cũng là mùa cao điểm khách du lịch, mọi thứ đều tăng giá và phòng khách sạn nên đặt trước nếu không sẽ không còn phòng.

Nên mặc đồ gọn nhẹ, mát mẻ để thoải mái khi đi chơi. Thậm chí không cần mang nhiều đồ vì có thể dễ dàng mua đồ ở Thái Lan với giá rất rẻ mà lại đẹp và tốt. Tuy nhiên, là xứ sở có nhiều đền chùa, nên mang theo quần dài, áo dài tay mặc khi thăm những chỗ đó để tôn trọng văn hóa của họ và để được cho vô cửa.

Nên mang dép kẹp để đi cho thoải mái và khỏi tháo giày khi ra vô các đền chùa cũng như nhiều cửa hàng.

6. Giao thông, phương tiện vận chuyển
Thái Lan theo luật chạy xe bên lề trái. Người dân Thái cực kỳ lịch sự, ôn hòa, luôn luôn nhường đường cho tụi mình (khi tụi mình đi xe đạp). Đi xe máy thì bình thường

Xe tuk tuk có ở khắp nơi. Ngoài Bangkok không cần trả giá. Tại Bangkok nhớ trả giá kịch liệt và chỉ đi 1 lần cho biết. Sau đó đi BTS (xe điện ngầm), MRT (tàu điện trên không), xe buýt, xe songthaew,  taxi, hay thậm chí đi tàu trên sông,…rẻ và tiện hơn rất nhiều, đồng thời đến được rất nhiều nơi khác nhau. Nếu tranh thủ đi nhiều nơi trong 1 ngày, có thể mua vé One day pass của BTS hoặc MRT để tiết kiệm chi phí.

Songthaew rất rẻ và có thể đi được quãng đường khá xa, cách tính giá giống xe buýt Việt Nam mình. Ở Hat Yai, tụi mình lên ngay bến và xuống bến cuối ở Songkhla khoảng 30 km mà chỉ trả có 10 TBH/người! Còn ở Chon Buri, tụi mình đi thì xa nhưng về gần hơn (vì đi bộ dạo mát) mà cuối cùng cũng trả tiền y chang, 10 TBH/người. Muốn xuống xe thì nhấn cái chuông ở trên nóc xe và ra phía trước trả tiền tài xế khi xuống.

1 chiếc xe songthaew ở Songkhla, Thái Lan

Nếu muốn thuê xe máy, giá dao động từ 180 – 200 THB/ngày. Nhớ đòi cho bằng được 2 nón bảo hiểm nếu đi 2 người, không thôi công an thổi phạt. Ai không đội nón mặc kệ họ.

Nếu muốn đi nhiều nơi ở Thái Lan, có thể bay để tiết kiệm thời gian vì Thái Lan có hơn 20 sân bay nội địa. Air Asia, Nok Air và One-to-go là các hãng máy bay giá rẻ, đi và đến từ sân bay quốc tế Don Muang, không phải từ sân bay Suvarnabhumi.

xe buýt miễn phí đi lại giữa 2 sân bay này từ 5:00 am – nửa đêm 24:00 am
Từ Suvarnabhumi – Don Muang: đón ở lầu 2, cổng số 3; thả khách xuống ở lầu 1
Từ Don Muang – Suvarnabhumi: đón ở lầu 1; thả khách xuống ở lầu 4, cổng số 5

7. Wifi & Simcard:
– Wifi miễn phí khá phổ biến tại Thái Lan, tốc độ khá tốt.
– Nếu muốn mua simcard điện thoại, loại cơ bản nhất là gói xài trong 7 ngày nghe gọi với 100 THB trong tài khoản và internet không giới hạn của DTAC Tourist SIM giá 299 THB tiện lợi và đơn giản, dù không phải là loại rẻ nhất. Ngoài ra còn có gói 15, 30 ngày. Còn có loại khuyến mãi “Whatssapp hoặc Wechat không giới hạn”.

– Ở Thái có 3 nhà cung cấp: DTAC là nhà cung cấp đầu tiên cung cấp dịch vụ cho du khách; AIS phủ sóng nhiều vùng hơn và tốc độ tốt hơn; True Move có giá tương ứng với dịch vụ nhất.

– Ngay cửa ra sân bay có các kiốt của 3 nhà cung cấp này hoặc các tiệm Family Mart ngay sân bay có bán sim và thẻ nạp tiền. Trung tâm mua sắm MBK có nguyên 1 tầng chuyên bán điện thoại và các dịch vụ liên quan, có thể mua sim ở đây. Nhưng tiện lợi nhất vẫn là mua sim và thẻ nạp tiền ở bất kỳ tiệm 7-11 nào. Có hơn 7.000 tiệm 7-11 trên toàn Thái Lan. Thẻ nạp tiền gọi là top up, refill, recharge, add minutes và mình muốn nạp tiền bao nhiêu tùy mình.
– LUÔN LUÔN MANG THEO PASSPORT KHI MUA SIM ĐỂ ĐĂNG KÝ
– Các buồng điện thoại công cộng khá phổ biến, chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ gọi (mua tại 7-11)
– Điện ở Thái Lan là điện 220 Volts, 50 Hz, lỗ cắm 2 chấu như Việt Nam

8. Đồ ăn, thức uống:
– Đồ ăn Thái ở Thái không giống đồ Thái ở Việt Nam. Ví dụ: gỏi đu đủ thường có thêm cua đồng sống trộn vô, mùi rất nặng; pad thái bên đó ăn nhạt nhẽo không ngon như của mình :). Cà ri lại rất ngon, xanh hay đỏ đều được. Nhiều món cà ri ghi trong thực đơn là đồ xào, không phải súp. Họ cũng hay bỏ ớt tươi vào thức ăn, nên thường rất cay. Nhưng nói chung đồ ăn Thái ngon và rẻ.

1 hàng bán bánh hẹ ở Prachuap Khiri Khan

– Ở tỉnh/thành phố nào cũng có chợ đêm bán thức ăn đủ loại và những đồ lặt vặt khác như quần áo, đĩa CD,…Đi những chợ này vừa ngon, vừa rẻ, nhiều lựa chọn lại rất thú vị

1 sạp trái cây ở chợ đêm, Surat Thani, Thái Lan

– Trái cây Thái thường thấy ở Việt Nam lại ít thấy ở Thái (me thái, xoài thái, sầu riêng thái) trừ khu du lịch. Mây thái rất ngon nhưng mắc y chang mua ở Việt Nam, 100 THB/kg. Nếu vô các chợ địa phương ở các thành phố tỉnh lẻ, hoặc quán tạp hóa nhỏ trên đường đi, mây thái rất rẻ, chỉ chừng 35 THB/kg.

Mấy thái ở Thái Lan

9. Ngôn ngữ & múi giờ & tôn giáo/văn hóa:
– Giờ ở Thái bằng giờ Việt Nam
Người Thái không nói tiếng Anh phổ biến như mình nghĩ, kể cả ngay tại Bangkok. Ngoại trừ những khu vực nhiều khách du lịch. Dù vậy các bảng chỉ đường rất rõ ràng và chủ yếu bằng tiếng Anh.

Bảng chỉ đường ở Thái Lan. Rất rõ ràng, bên đường, trên đường đi,…

Trừ một vài thành phố gần biên giới Malaysia chỉ có bảng hiệu tiếng Thái. Ngoài ra, do người Việt dòm giống họ, phản ứng đầu tiên là họ sẽ nói tiếng Thái với mình vì tưởng mình là người Thái. Ngay cả khi mình trả lời bằng tiếng Anh.

Một vài câu, từ cơ bản:
– Sawadika (nếu bạn là nữ)/ Sawadikap (nếu bạn là nam): xin chào
– Kop khun kha (nếu bạn là nữ)/ Kop khun krub (nếu bạn là nam): cám ơn

– Phật giáo là tôn giáo chính ở Thái Lan do đó ở Thái có rất nhiều chùa chiền, đền tháp và chỉ có vài nhà thờ.

1 ngôi chùa trên đường đi từ Hua Sai đến Sathing Phra

10. Hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, tiện ích:
– Mua sắm ở Thái Lan vừa rẻ, vừa đẹp, vừa chất lượng. Đặc biệt là ở chợ cuối tuần Chatuchak, Bangkok. Tuy nhiên, do càng ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm, khi mua đồ ở đây phải trả giá kỹ hơn.

1 ban nhạc chơi trước 1 quầy hàng ở chợ cuối tuần Chatuchak, Bangkok, Thái Lan

– Nhớ đi massage ít nhất 1 lần vì Thái Lan nổi tiếng nhất thế giới về dịch vụ này với giá rất hợp lý. Massage Thái toàn thân khoảng 600 THB/60 phút ở Bangkok.
– Thái Lan còn nổi tiếng với các khóa thiền ở nhiều địa điểm. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham gia hàng tháng từ hàng chục năm nay. Phí tham gia rẻ như cho. Nhận tiền đóng góp nhưng không bắt buộc.
– Thái Lan cũng nổi tiếng với các sex show nhưng mình chưa xem bao giờ. Nếu đến Pattaya, nhớ đi xem Tiffany Show, là show biểu diễn của người chuyển giới, rất đáng đồng tiền. Nếu ở các thành phố khác có thể xem các show tương tự, cũng rất hoành tráng.
– Muay Thái (Thai Boxing) rất khác biệt với Boxing thông thường, nổi tiếng ở Bangkok (Lumpinee Stadium) và Chiang Mai (Thapae Stadium)
– Tùy theo điểm đến bạn chọn mà có các nơi khác nhau để đi thăm. Tuy nhiên, chợ nổi, chợ đêm, các đền chùa, công viên quốc gia, đặc biệt các đảo…nếu có thời gian và điều kiện đều nên đi vài nơi cho biết.
– Các trung tâm mua sắm lớn thường mở cửa từ 10:00 am – 20:00 pm hoặc 22:00 pm.
– Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7/11 (giống như Circle K hay Family mart ở Việt Nam) cực kỳ phổ biến ở Thái. Như đã nói, toàn Thái Lan có hơn 7.000 cửa hàng, khắp hang cùng ngõ hẻm, rất tiện ích. Giá thường cao hơn tiệm tạp hóa địa phương 1 chút. Tesco Lotus và Big C là các siêu thị lớn thường thấy dù ít địa điểm hơn.
– Dọc đường quốc lộ xuyên suốt Thái Lan có những căn nhà chòi để mọi người nghỉ chân, tránh mưa, tránh nắng. Có cái làm bằng gỗ, cái đúc bằng xi măng, xây bằng gạch,…kích thước cũng khác nhau. Rất tiện lợi và hoàn toàn miễn phí, ai dùng cũng được.

1 cái nhà chòi trên đường ở Thái Lan

– Ở tất cả các cây xăng đều có nhà vệ sinh miễn phí và quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, phổ biến nhất là 7-11, Amazon Cafe và các quầy bán thức ăn. Đi chừng 5-10km là có 1 cây xăng như vậy ở dọc 2 bên đường.
– Chi phí sinh hoạt ở Thái Lan, nếu tiết kiệm, có thể rẻ hơn Việt Nam mặc dù mức sống của họ cao hơn.

11. Các ngày lễ hội:
Người Thái có khá nhiều ngày lễ hội, hầu hết theo dương lịch mà mình vẫn dùng. Tuy nhiên, những ngày nghỉ lễ tôn giáo lại theo lịch của người Thái (giống như lịch âm của Việt Nam mình) nên thường không cố định. Lịch lễ hội sau đây mình tổng hợp từ nhiều nguồn, chỉ có giá trị tham khảo. Ngày thực tế có thể thay đổi.

– 01 Tháng 1: Tết Tây
– Giữa tháng 1: Lễ hội Dù Bor Sang
– Cuối tháng 1/ đầu tháng 2: Tết cổ truyền người Hoa (ngày đầu tiên lịch Âm)
– Đầu tháng 2: Lễ hội Hoa ở Chiang Mai
– Rằm tháng 3: Lễ Makha Bucha
– 06 Tháng 4: Lễ Chakri
– 13 – 15 Tháng 4: Tết cổ truyền người Thái/ Lễ hội Songkran
– 01 Tháng 5: Quốc tế Lao động
– 05 Tháng 5: Lễ Coronation/ Lễ đăng quang
– Tháng 5: Nghi lễ cày hoàng gia/ Ngày nông dân
– Cuối tuần thứ 2 tháng 5: Lễ hội tên lửa, thường có cuộc thi giữa Thái Lan với các nước láng giềng như Nhật, Hàn Quốc, Lào và Việt Nam
– Rằm tháng 6: Visaka Bucha
– 12 tháng 6 (lịch Thái): Lễ hội Inthakin tổ chức ở đền Wat Chedi Luang, Chiang Mai
– Cuối tuần đầu tiên sau rằm tháng 6: Lễ hội ma Phi Ta Khon ở Dan Sai, Loei
– Rằm tháng 7: Lễ hội giết trâu Pu Sae Ya Sae, Chiang Mai
– Rằm tháng 7 (lịch Trung Quốc): lễ cúng cô hồn
– 12 Tháng 8: Ngày của Mẹ
– Rằm tháng 8: Tết Trung thu
– Ngày thứ 9 tháng 8 (lịch Thái): Lễ hội cúng người chết, là lễ hội truyền thống của người Thái, được tổ chức nhiều hơn ở phía Nam, đặc biệt là ở Nakhon Si Thammarat
– 4-14 tháng 10: Lễ hội ăn chay
– 23 Tháng 10: Lễ tưởng nhớ Vua Chulalongkorn (Rama V)
– Ngày đầu tiên sau rằm tháng 11: Lễ hội Thod Kathin
– 05 Tháng 12: Ngày của Cha
– 10 Tháng 12: Lễ Hiến Pháp
– Rằm tháng 12: Lễ hội thả đèn trởi (Loy Krathong/Yee Peng), là lễ hội đẹp nhất trong năm của Thái Lan và được tổ chức rất lớn ở Chiang Mai
– 25 Tháng 12: : Giáng Sinh
– 31 Tháng 12: Giao thừa

12. Độ an toàn:
– Nhìn chung, với tụi mình, Thái Lan an toàn và người Thái cực kỳ lịch sự, ôn hòa.
– Mại dâm là bất hợp pháp nhưng luật không quá khắt khe. Mua bán, tàng trữ ma túy có thể bị tử hình
– Các khu vực tập trung nhiều khách du lịch đã từng bị đánh bom vài lần. Chính phủ Thái cũng khuyến cáo nên cẩn trọng ở 3 tỉnh phía Nam gần biên giới Malaysia (Yala, Pattani và Narathiwat) vì chính trị bất ổn do vẫn có các cuộc tranh chấp đất đai giữa 2 nước. Lúc tụi mình đi ngang qua vùng này, các chốt kiểm soát với bảo an cầm súng gác khắp nơi; bao cát, kẽm gai, chó cảnh sát, pháo đài quan sát,…cũng ở khắp nơi. Người dân ở các tỉnh này cũng bày tỏ khá công khai quan điểm không muốn sát nhập với Thái Lan.

2 anh bảo an ở 1 chốt chặn trên đường đi từ Pattani đến Narathiwat, Thái Lan

– Ngoài ra, nhiều khách du lịch cũng phàn nàn đã từng bị mất tiền khi để trong balô trên xe buýt (?!?). Tiền và các giấy tờ quan trọng lúc nào cũng phải mang trong người, không rời.
Chó nhà, chó hoang ở Thái Lan là một trong những nơi mình thấy thuộc loại nhiều và hung hãn nhất, hay sủa và dí theo người ta nhất ở Đông Nam Á! Đi đến đâu cũng thấy chó, trừ Bangkok. Chó là nỗi kinh hoàng cho người du lịch bằng xe đạp như mình. Có điều, nếu mình cứ lơ tụi nó đi, giữ nguyên tốc độ di chuyển thì tụi nó cũng thôi.

13. Khẩn cấp
– Cảnh sát du lịch: 1155 (nói tiếng Anh, Pháp và Đức)
– Trung tâm dịch vụ du lịch: 1672
– Cảnh sát xa lộ: 1193
– Quản lý du lịch: 1672 (bấm số 9 để nghe tiếng Anh)
– Quản lý xuất nhập cảnh: +66(0)2 287 3101-10
– Sân bay quốc tế Suvarnabhumi: +66(0)2 132 1888
– Bangkok Taxi Call center: 1681, 1661, +66(0)2 424 2222
– Cứu hỏa: 199
– Cấp cứu: 1554
– Hỗ trợ danh bạ điện thoại: 1133
– Trang Vàng Thái Lan: 1188
– Đường dây nóng quốc tế ở Bumrungrad: +66 (0)2 667 2999
– Đường dây nóng cấp cứu của Samitivej Sukhumvit: +66 (0)2 712 7007
– Phòng cấp cứu bệnh viện Bangkok: +66 (0)2 310 3102

GHI CHÚ CHUNG KHI DU LỊCH ĐẾN BẤT KỲ NƠI NÀO TRÊN THẾ GIỚI:
– Luôn cầm theo danh thiếp của khách sạn trước khi ra ngoài, phòng hờ bị lạc đường.
– Học cách xem bản đồ Google Map, Nokia Map,…vì hệ thống địa chỉ ở nước ngoài dù có rõ ràng nhưng mình không quen sẽ khó tìm. Phối hợp địa chỉ và bản đồ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
– Khi vừa đến nước ngoài, thường bạn sẽ nhận được tin nhắn của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại địa phương hoặc của Việt Nam (Mobiphone,…) thông báo mình ở trong vùng sử dụng dịch vụ roaming. Về cơ bản, nhận tin nhắn là miễn phí, chỉ có nhận cuộc gọi đến và gọi đi thì tốn phí roaming, phí này cực kỳ mắc. Tuy nhiên, cần chú ý có thể bạn sẽ phải trả phí roaming dữ liệu (data) nếu điện thoại bạn đang ở chế độ dùng 3G ở Việt Nam. Tốt nhất là chuyển điện thoại sang chế độ “Máy bay”/ “Airplane” mode để không phải trả loại cước cắt cổ này.
– Tôn trọng văn hóa của địa phương nơi mình đến, dù có khác biệt đến thế nào hoặc mình không thích đến thế nào đi chăng nữa. Người dân luôn có thể nhận biết sự khác nhau giữa sự vô tình hay cố ý vi phạm thuần phong mỹ tục của nước họ.
– Nếu gặp điều không vừa ý, giải thích ôn tồn, đừng tức giận.
– Luôn tin vào trực giác của mình. Nếu đi đến chỗ nào có cảm giác không an toàn, linh tính mách bảo có gì đó không ổn, lập tức đi ra khỏi nơi đó.

?

Các Bài Viết về Thái Lan

Amazing Thailand, Always Amaze You

AMAZING THAILAND, ALWAYS AMAZE YOU A Photo Gallery of Thailand along our 2-month-cycling-through journey. Most of the places we have visited are in the middle of nowhere. Our highlight was reaching Surat Thani for the10-day silent retreat in Suan Mokkh. Thailand’s...

Time – Chart Korbjitti

I. TIME (THỜI GIAN) Toàn bộ câu chuyện là một vở kịch trên sân khấu và dòng suy nghĩ của một khán giả ngồi xem. Câu chuyện về một bệnh viện chăm sóc người già, những người mà con cái không thể, không cần hoặc không muốn họ ở chung nữa. Chủ đề không lạ, nhưng cách tác...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017

1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport):
– Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh.
– Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30 ngày, có thể xin visa du lịch với thời hạn 3 tháng nhưng chỉ ở được tối đa 60 ngày. Với Social visa, có thể ở được đến 6 tháng bằng cách gia hạn thêm 4 lần.

2. Chọn điểm đến:
Tùy theo sở thích, nhu cầu và điều kiện của từng người. Các điểm khá nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch:
– Kuta: khu vực dành cho dân du lịch bụi trẻ, thích tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, giá cả mọi thứ tương đối rẻ. Y như khu Tây ba lô Đề Thám, Bùi Viện ở Quận 1, TP. HCM vậy. Rất bát nháo, hoàn toàn không phải là chỗ nên đến ở Bali.
– Seminyak: cao cấp hơn Kuta 1 chút. Rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, quán bar, club, nhất là các quán ăn nhà hàng dọc bờ biển, rất nhộn nhịp và nhiều lựa chọn. Khách sạn tương đối rẻ.
– Ubud: không đông đúc như Kuta và Seminyak nhưng cũng rất nhiều khách du lịch. Là vùng gần núi nên mát mẻ hơn. Là cái nôi nghệ thuật của Bali với rất nhiều Gallery tranh, điêu khắc đá và gỗ, các trung tâm yoga, các warung ngon và hợp túi tiền, khách sạn, resort, villa view đẹp đến nghẹt thở,…Chưa kể những khu vực lân cận chi phí rẻ hơn, khung cảnh thoáng đãng, đồng lúa xanh mướt,…mà chỉ cách trung tâm Ubud chừng 15 phút chạy xe. Theo mình đây là điểm phải đến nếu đã đến Bali. Tuy nhiên, không nên ở ngay trung tâm nếu là người không thích ồn ào, nhộn nhịp.
– Sanur: khá yên tĩnh với những nhà hàng sang trọng dọc bờ biển và nhạc sống diễn ra hàng đêm. Biển êm với nhiều resort đẹp. Giá cả khá đắt đỏ hơn những khu vực khác nhưng ít bị kẹt xe. Ít thấy khách du lịch đi hàng đoàn xí xô xí xà. Tụi mình may mắn thuê được 1 studio ở khu này với giá tốt, mọi thứ đều rất thuận tiện.

Bãi biển ở Sanur

– Amed: là nơi thu hút dân lặn biển đến thăm và ở lại nhiều nhất. Ở đây phổ biến cả 2 loại: lặn với bình dưỡng khí (scuba diving) và lặn tự do (free diving). Điểm đặc biệt của Amed là cát biển màu đen do ảnh hưởng của núi lửa và độ sâu biển thay đổi chỉ chừng vài mét từ bờ. Điều đó có nghĩa là mình không cần phải bơi ra quá xa mới đủ độ sâu để lặn mà chỉ cần xuống biển, bơi vài sải tay là có thể bắt đầu lặn biển! Sinh hoạt phí khá rẻ. 2 người bạn của tụi mình là Matthew và Patricia mở 1 trường dạy lặn biển và quán cà phê ngay trung tâm Amed. Cực kỳ hay ho. (www.apneista.com)

– Sát bên Amed là Tulamben, rất nổi tiếng về dịch vụ lặn biển do có xác tàu đắm Liberty của Mỹ, tàu của Nhật,..Biển ở Tulamben không có bờ cát mà chỉ có đá


– Nusa Dua: là khu resort 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biển đẹp. Tuy nhiên, chỉ để nghĩ dưỡng, không khám phá gì được Bali thực thụ hết.
– Jimbaran: có thể ăn hải sản và BBQ tươi ngon ở các nhà hàng dọc bờ biển mỗi ngày, cực tươi, cực ngon, giá chấp nhận được.

– Canggu: yên tĩnh, hay ho, giá cả cũng khá đắt đỏ. Lý tưởng để surfing lướt sóng. Có nhiều villa và resort đẹp, thư giãn nhưng đồng thời cũng thấy được cảnh sống của người dân địa phương.

3. Khách sạn:
– Đặt khách sạn online rẻ hơn đặt trực tiếp tại quầy tiếp tân. Cứ lên agoda.com hoặc booking.com, airbnb.com để đặt phòng sẽ được giá tốt.
– Bali là thiên đường du lịch và đã phát triển lâu đời dịch vụ này nên có rất nhiều lựa chọn. Từ resort, villa cao cấp cho đến nhà nghỉ, mini hotel,… Mức gía từ khoảng 10 USD/đêm cho đến vài ngàn đô/đêm. Khi đặt phòng cần lưu ý phòng có máy lạnh hay chỉ có quạt vì rất nhiều nơi ở Bali (kể cả nhà hàng, quán kem sang trọng) hoàn toàn không có máy lạnh.
– Giá phòng và các thứ khác thường ghi giá bằng đô la Mỹ nhưng khi thanh toán thường trả bằng tiền IDR sẽ thuận tiện và lợi hơn.

4. Tiền:
– Vào thời điểm này, 1 IDR = 1.7 VND nhưng trước khi đến Bali hoặc trước khi đổi tiền, luôn luôn kiểm tra tỷ giá hiện thời.
– Khi đến Bali nên mang theo USD, thẻ tín dụng và thẻ rút tiền quốc tế (ví dụ: Visa debit). Ngoài ra, USD, AUD và EUR có thể dễ dàng đổi ở khắp nơi.
– Thẻ Visa và Master được chấp nhận rộng rãi ở Bali nhưng thường bị trả thêm phí từ 2-4%. Tiền mặt IDR vẫn tiện dụng nhất.
– Có thể rút tiền ở các cây ATM nhưng phải cẩn thận. LUÔN LUÔN che bàn phím khi nhập mật khẩu. Sau khi rút tiền, nhớ lấy lại thẻ vì tiền ra trước, thẻ ra sau. Mỗi lần rút tiền, có thể rút tối đa từ 1.500.000 – 3.000.000 IDR tùy theo giá trị tờ tiền có trong máy. Phí rút tiền dao động từ 25.000 – 50.000 IDR/lần nhưng tỷ giá khá tốt.
– Nếu đổi tiền ở các quầy thu đổi ngoại tệ, phải hết sức cẩn thận vì họ có rất nhiều chiêu trò để ăn bớt tiền của mình (giả vờ hỏi chuyện mình là người nước nào, đếm tiền thiếu khi đưa mình và mình không đếm lại, đổi tiền có huê hồng mà mình không biết phần trăm so với giá niêm yết trên bảng,…). Một trong những chỗ đổi tiền có uy tín là PT. Dirgahayu Valuta Prima – có chi nhánh ở Kuta, Sanur và Ubud. http://www.balibestrate.com
– LUÔN LUÔN MANG THEO PASSPORT KHI ĐỔI TIỀN.

5. Thời tiết, khí hậu:
– Khí hậu Bali khá giống Việt Nam ở phía Nam, nóng ẩm quanh năm và chỉ gồm 2 mùa: mưa và nắng. Mùa mưa: từ tháng 10 – tháng 4. Mùa nắng: từ tháng 5 – tháng 9. Thời điểm đẹp nhất để thăm Bali là từ tháng 5 – tháng 8
– Nắng ở Bali nói riêng hay Indonesia nói chung cực kỳ nóng và gắt. Ở Việt Nam, trong khi mọi người đeo khẩu trang, mang vớ, mặc áo khoác, mang váy chống nắng,…mình không trang bị bất cứ thứ gì từ 6,7 năm nay. Vậy mà khi qua đây, theo thói cũ, không bảo vệ gì cả thì chỉ sau vài lần là da bị ngứa ngay. Bây giờ đi đâu hơi xa xa 1 tí (hơn 15 phút), là mình phải che chắn.
– Khuyến cáo mọi người nên mang theo đồ màu sáng, mỏng, mát nhưng che kín toàn thân là tốt nhất. Hoặc nếu mặc quần short áo crop top thì phải xức kem chống nắng.
– Ngoài ra, nên mang theo ít nhất 1 quần dài + áo có tay để khi vào thăm các đền đài, chùa miếu thì không phải thuê/mua xà rông hay tệ hơn là bị cấm vào. Và mang đồ bơi để tắm biển/ hồ bơi.

– Mưa ở Bali chỉ bắt đầu mưa dầm cả ngày từ tháng 02. Nhưng thường mưa vào chiều tối hoặc nửa đêm về sáng. Trước đó, từ tháng 10 đến cuối tháng 1 mưa rất ít. Thỉnh thoảng mới có mưa, hoặc chỉ mưa 1-2 tiếng rồi ngưng.

6. Ngôn ngữ & múi giờ & tôn giáo/văn hóa:
– Giờ ở Bali đi trước Việt Nam 1 tiếng. Ví dụ: bây giờ là 5:00 am ở Bali thì ở Việt Nam là 4:00 am.
– Hầu hết người Bali giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vài từ tiếng Bali cơ bản:
Terima Kasih / Suksma = cám ơn
Om Swastiastu = Chúc bình an (khi đi vào chùa, đền)
– 86% người Bali theo đạo Hindu do đó các nghi thức, đền đài đều ghi rõ dấu ấn của tôn giáo này. Mặc dù phần còn lại của Indonesia (Java,…) theo đạo Hồi.

1 ngôi đền ở Lovina

7. Wifi & Simcard:
– Wifi tại sân bay Ngurah Rai (Denpasar – DPS) cực nhanh và mạnh, ngược lại hoàn toàn với phần còn lại của cái xứ sở này.
– Ngay tại cửa ra của ga đến, có thể mua ngay 1 sim 4G với giá trọn gói 1 tháng khoảng 10 USD, chỉ dùng để nhận cuộc gọi và xài internet, không gọi đi được. Nếu chỉ ở Bali chừng 1-2 tuần, có thể mua sim gói cước thấp hơn, chừng 3 USD ở bất kỳ quầy/cửa hàng điện thoại nào. CHÚ Ý: khi mua phải yêu cầu bán gói dịch vụ phủ sóng toàn bộ Bali chứ không chỉ ở nơi mình mua. Nếu không, giá sẽ rẻ hơn nhưng khi mình đi chơi sang khu vực khác thì không dùng được. Ví dụ: mua sim 4G ở Denpasar thì đến Ubud, Senur,…hay đâu đó ngoài Denpasar là không có internet.

1 cửa hàng bán sim 4G

– Ở Bali, Facebook, Skype, Viber, Whatssapp, LINE,…sử dụng bình thường. Whatssapp là phổ biến nhất.
– Wifi miễn phí khá phổ biến ở các quán ăn, nhà hàng, khách sạn,…dù đường truyền khá yếu và không phải chỗ nào cũng có. Đặc biệt, nhiều khách sạn chỉ có wifi ở khu vực sảnh lobby mà không có trong phòng. Vài khách sạn hoàn toàn không có wifi. Nên kiểm tra kỹ trước khi đặt phòng.
– Nếu muốn mua simcard gọi điện thoại, giá khoảng 3 USD. Sau đó mình muốn nạp tiền bao nhiêu thì nạp.
– Điện ở Bali là điện 220 Volts, 50 Hz, lỗ cắm 2 chấu như Việt Nam

8. Đồ ăn, thức uống:
– Các món ăn truyền thống không đa dạng như ở Việt Nam nhưng cũng có nhiều lựa chọn. Các món địa phương phổ biến nhất là cơm chiên (Nasi Goreng), mì xào (Mie Goreng) và miến gà (Soto Ayam). Ngoài ra còn có Cơm trộn các loại rau, thịt (Nasi Campur). Gà rất phổ biến, hiếm thấy bò, thỉnh thoảng thấy thịt heo trong thực đơn. Người ăn chay có thể gọi rau xào thập cẩm (Cap Cay). Tempeh (giống như đậu nành ép nguyên hạt, ăn rất chán); là món quốc hồn quốc túy của Indo, món gì cũng thấy bỏ vô nên nếu không thích ăn thì phải dặn họ trước. Vài chỗ làm ngon sẽ chiên giòn và đổ xốt chua ngọt hoặc rắc muối lên thì ăn rất được.

Tempeh chiên giòn, rắc muối ăn rất ngon

– Cá ở Bali đặc biệt tươi ngon, họ làm kiểu gì cũng ngon. Nướng, chiên, hấp với xốt BBQ, xốt Bali hay xốt sả ớt nguyên con cỡ bàn tay ăn với cơm rất ngon và khá rẻ. Cá ngừ (tuna), cá chuồn (mahi mahi), cá hồng (snaper),…  rất phổ biến. Tươi. Và ngon.

Cá chiên xốt Balinese

 

1 phần cá chuồn nướng ở Jimbaran

– Bia Bintang ở Bali uống như rượu trái cây, nhẹ. Rượu vang và rượu mạnh khá mắc. 1 chai vang đỏ uống dở ẹt giá chừng 25 USD. Cocktails và sinh tố giá hợp lý. Nên thử một lần sinh tố rau, trái cây xanh các loại (Green smoothies), rất mát và thơm. Nước ép trái cây phổ biến nhất là nước quýt (họ thường gọi là orange juice/ Es Jeruk). Nếu muốn kêu nước chanh thì gọi là Es Jeruk Nipis (sour orange hay cam chua, để phân biệt với quýt là cam ngọt). “Es” là đá (ice)
– Đu đủ là loại trái rẻ nhất ở Bali, rất ngon và ngọt. Giá khoảng 5.000 IDR/kg. Chanh dây ở Bali rất mắc 30.000 IDR/kg nhưng ăn ngọt ngay và có vỏ màu vàng rất đẹp. Chuối và xoài ở Bali cũng ngon dù họ bán tính trái, 1.500 – 2.000 IDR/trái chuối.
– Nước uống đóng chai nên mua ở các tiệm tạp hóa địa phương hoặc các cửa hàng tiện lợi là rẻ nhất. Khoảng 4-5.000 IDR/chai 1.5 lít. 2 chuỗi cửa hàng phổ biến nhất toàn Bali là Indomaret và Alfamart.

Nhìn chung giá cả ăn uống ở Bali là chấp nhận được. Không rẻ so với vùng Đông Nam Á và mắc hơn phần còn lại của Indo.

9. Giao thông & phương tiện vận chuyển:
– Bali/Indonesia theo luật chạy xe bên lề trái
– Do đường sá nhỏ hẹp mà lại nhiều xe hơi, kẹt xe rất thường xuyên.
– Nên thuê xe máy để đi lại cho tiện, giá thuê từ 50k IDR/ngày, tùy theo khả năng trả giá của mình. Đi xe máy phải đội nón bảo hiểm và chỗ thuê xe sẽ cho mượn nón. Về nguyên tắc phải có bằng lái xe máy quốc tế mới được chạy, nhưng cảnh sát bên này cũng gần giống cảnh sát Việt Nam, rất linh động nếu mình nộp phạt nhanh nhẹn.
– Nếu thuê xe hơi có tài xế, chạy từ 8-10 tiếng có giá từ 40 – 70 USD/ngày
– Ở Bali có Uber và Grab taxi nhưng dân địa phương muốn giữ mối làm ăn nên rất nhiều nơi cấm 2 loại này. Taxi Blue Bird có đồng hồ tính tiền và khá uy tín (+62 (0) 361 701 111)
– Go-jek là phiên bản địa phương để gọi xe ôm và cả xe hơi. Rất rẻ, đặt qua app trên điện thoại. Tuy vậy, một số nơi cũng cấm vì taxi sẽ không có khách nếu khách gọi Go-jek.
– Bemos là loại xe dân địa phương hay đi. Là loại xe du lịch 16 chỗ nhưng được sử dụng như xe lam, xe buýt của mình. Chỉ cần ngoắc lại, nói điểm đến và có thể trả giá. Giá khá mềm.
– Đặt xe đưa đón sân bay tại khách sạn thường mắc gấp đôi, gấp 3 giá có thể gọi taxi trực tiếp. Nhớ phải đi sớm để tránh kẹt xe. Tốt nhất là có thể có mặt ở sân bay trước giờ bay 3 tiếng.

Ai cần bảng giá taxi từ sân bay Ngurah Rai đến các nơi khác ở Bali thì nói mình, mình sẽ gửi bảng giá chính thức của sân bay cho xem.

10. Hoạt động vui chơi, giải trí:
– Bali nổi tiếng với các bãi biển đẹp và các villa, resort nghỉ dưỡng cao cấp. Là đảo quốc có nhiều tiệm spa nhất thế giới.

– Là thiên đường dành cho dân lướt sóng và lặn biển. Ngoài đường có thể dễ dàng bắt gặp mấy anh Tây chạy xe máy đèo theo cái ván bên hông xe.

1 anh Tây chuẩn bị đi lướt ván ở chung khách sạn với mình

– Thăm các ngôi đền cũng là một trong các hoạt động phổ biến của du khách khi đến Bali. Các ngôi đền nổi tiếng như Tanah Lot, Besakih, Uluwatu,…lúc nào cũng đông nghẹt và vé vào cửa rất mắc. Tanah Lot 70k IDR/người, Besakih 50k IDR/người (kể cả gửi xe),…Trong khi các ngôi đền địa phương thường rất đẹp và vắng vẻ, các nghi thức, lễ hội diễn ra thường xuyên mà đến thăm chỉ cần bỏ thùng từ thiện/ công đức khoảng 20-30k IDR là họ cũng vui rồi.

Lễ hội ở 1 ngôi đền địa phương

– Đến ruộng bậc thang Tegalalang (Ubud), thác nước Gitgit hoặc leo lên 2 ngọn núi lửa Agung và Batur ngắm mặt trời mọc là những hoạt động thú vị, không nên bỏ qua.

Ruộng bậc thang Tegalalang, Ubud

– Bali cũng có các suối nước nóng tự nhiên gần các ngọn núi lửa và các hồ trên núi cực đẹp.
– Không khuyến khích mọi người mua sắm ở Bali vì cái gì cũng mắc. Nhưng nếu muốn mua đồ lưu niệm, có thể dễ dàng mua ở chợ bán đồ thủ công ở Ubud hoặc các gian hàng ở khắp mọi nơi Kuta, Seminyak, Sanur,…Nhưng phải trả giá y như đi chợ Bến Thành, ít nhất phân nửa giá rồi trả từ từ lên. Nếu tìm được siêu thị Hardy’s thì mua ở đó là tốt nhất. Giá cả rõ ràng, đàng hoàng, y như Coopmart của mình.

Hardy’s Supermarket ở Sanur

Đặc biệt, người Bali rất giỏi về điêu khắc, tạc tượng bằng gỗ, đá,…gallery nghệ thuật khắp nơi. Có điều để mang về nước mấy món đó thì tiền vận chuyển hơi tốn kém.

Điêu khắc đá và gỗ ở Bali

11. Lễ hội:
– Người Bali có lễ hội quanh năm, hầu như hàng ngày, hàng tuần ở các đền đài khắp Bali.
– Tuy nhiên, có 1 ngày đặc biệt mọi người cần chú ý đó là ngày “Niyepi” – Bali Day of Silence hay là Tết Saka của người Bali. Chỉ có 1 ngày. Ngày này thay đổi từng năm theo lịch Saka của người Bali, thường rơi vào tháng 3. Năm nay rơi vào ngày 28/3/2017. Không chọn ngày đến hay đi khỏi Bali vào ngày này vì toàn bộ đảo Bali, kể cả sân bay, đóng cửa, không làm việc, không check in – check out khách sạn. Nguyên ngày đó cả đảo Bali hoàn toàn yên lặng, không ai ra đường, không ai làm việc (kể cả sân bay). Trong nhà cũng không mở đèn sáng. Mọi người ngồi tĩnh tâm, yên lặng, y như ngồi thiền. Thời buổi hiện đại và để phòng trường hợp khẩn cấp, bệnh viện và cảnh sát vẫn có người trực nhưng rất hạn chế.

– Trước Nyepi 3-4 ngày có lễ hội Melasti rất hoành tráng, đầy màu sắc.

Ngoài ra, vào 4-6 tháng 4 là lễ hội Galungan và Kuningan, như lễ Giáng sinh bên châu âu, họ trang hoàng ngoài cổng. À đường đi bằng những cây thắt bằng là dừa nước rất đẹp.

Ngày Niyepi – Tết Saka ở Bali – là ngày 28/3/2017

12. Độ an toàn:
– Người Bali rất thân thiện, hiếu khách và tương đối đằm tính.
– Bali nhìn chung khá an toàn, không thấy cướp bóc, giật dọc hay trộm cắp gì lộ liễu. Xe cộ cứ dựng giữa đường, đi chơi mấy vòng quay lại vẫn y nguyên (có khóa cổ, rút chìa khóa). Tuy nhiên, nhiều chỗ sẽ thu tiền giữ xe dù không có phiếu hoặc người giữ xe chỉ xuất hiện đòi tiền khi bạn lấy xe đi. Trung bình 2,000 IDR/chiếc/lần.
– Tàng trữ, mua bán ma túy có thể bị xử tử hình. Gái mại dâm nhiễm HIV rất phổ biến và là bất hợp pháp.
Chó hiện diện ở khắp nơi, ngoài đường, trong hẻm, trong tiệm, trong nhà,…nhưng thường không hung hăng và chỉ đi thơ thẩn hoặc nằm phơi nắng.

13. Khẩn cấp:
Gọi cảnh sát: 110
Gọi cứu thương: 118

GHI CHÚ CHUNG KHI DU LỊCH ĐẾN BẤT KỲ NƠI NÀO TRÊN THẾ GIỚI:

– Luôn cầm theo danh thiếp của khách sạn trước khi ra ngoài, phòng hờ bị lạc đường.
– Học cách xem bản đồ Google Map, Nokia Map,…vì hệ thống địa chỉ ở nước ngoài dù có rõ ràng nhưng mình không quen sẽ khó tìm. Phối hợp địa chỉ và bản đồ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
– Nếu được, nên chích ngừa bệnh dại chủ động trước khi đi du lịch vì chó đến nước nào cũng có.
– Khi vừa đến nước ngoài, thường mình sẽ nhận được tin nhắn của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại địa phương hoặc của Việt Nam (Mobiphone,…) thông báo mình ở trong vùng sử dụng dịch vụ roaming. Về cơ bản, nhận tin nhắn là miễn phí, chỉ có nhận cuộc gọi đến và gọi đi thì tốn phí roaming, phí này cực kỳ mắc. Tuy nhiên, cần chú ý có thể mình sẽ phải trả phí roaming dữ liệu (data) nếu điện thoại mình đang ở chế độ dùng 3G ở Việt Nam. Tốt nhất là chuyển điện thoại sang chế độ “Máy bay”/ “Airplane” mode để không phải trả loại cước cắt cổ này.
– Tôn trọng văn hóa của địa phương nơi mình đến, dù có khác biệt đến thế nào hoặc mình không thích đến thế nào đi chăng nữa. Người dân luôn có thể nhận biết sự khác nhau giữa sự vô tình hay cố ý vi phạm thuần phong mỹ tục của nước họ.
– Nếu gặp điều không vừa ý, giải thích ôn tồn, đừng tức giận.
– Luôn tin vào trực giác của mình. Nếu đi đến chỗ nào có cảm giác không an toàn, linh tính mách bảo có gì đó không ổn, lập tức đi ra khỏi nơi đó.

?

Các Bài Viết về Indonesia

Bali – Đảo Thiên Đường

Bali - Đảo Thiên Đường (Paradise Island)   Bali là vùng đất rất thanh bình, người dân thân thiện, mức sống vẫn còn đang phát triển nên chi phí sinh hoạt thấp. Đặc biệt Bali rất an toàn. Nhiều nơi nhà ở không cần khóa cửa. Xe để ngoài đường không cần khóa cổ. Bali...

A glimpse of East Java, Indonesia – Vài Hình Ảnh ở đảo Java, Indonesia

A GLIMPSE OF EAST JAVA, INDONESIA - VÀI HÌNH ẢNH Ở ĐẢO JAVA, INDONESIA With a population of over 141 million (the island itself) as of 2015 Census released in December 2015, Java is home to 56.7 percent of the Indonesian population and is the most populous island on...

Temples In Bali – Những Ngôi Đền Ở Bali, Indonesia

TEMPLES IN BALI - NHỮNG NGÔI ĐỀN Ở BALI 1. Tanah Lot Address: Beraban, Kediri, Tabanan Regency, Bali, Indonesia. Open hours: 7AM - 7PM Entrance fee: 70.000 IDR/person 2. Pura Besakih Address: Desa Besakih, Rendang, Besakih, Rendang, Kabupaten Karangasem, Bali 80863,...

10 Quán Ăn Ngon Ở Sanur

Sau khi đi chơi 1 vòng quanh đảo với gia đình, tụi mình may mắn thuê được 1 căn hộ dạng studio rất thoải mái ở Sanur. Bác chủ nhà siêu dễ thương, giá thuê quá tốt, vị trí lại cực kỳ thuận lợi để đi bất cứ đâu. Thế nên tụi mình chỉ ở chỗ đó cho đến ngày rời Bali. Do...

5 Quán Ăn Ngon Ở Ubud

Ubud có vô số các quán ăn ngon. Tuy nhiên, với tiêu chí ngon và giá hợp lý, đáng tiền. Tụi mình lọc lại 5 quán ưa thích sau ở Ubud, Bali, Indonesia. 1. WARUNG IGELANCA Địa chỉ: Jl. Raya Ubud, Padangtegal Kaja, Ubud, Gianyar, Kabupaten Gianyar, Bali 80571. +62 361...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Indonesia

Tất cả những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình trải qua sau khi sống ở Indonesia (Java, Bali) hơn 8 tháng với người địa phương. Ở Java, tụi mình chỉ nhận xét từ sân bay Juanda (Surabaya) đến Banyuwangi (điểm cuối của đảo Java trước khi qua Bali). Về Bali, do tụi...

Balinese Offerings – Nghi Thức Thờ Cúng Của Người Bali

BALINESE OFFERINGS - NGHI THỨC THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI BALI Balinese Offerings (Canang sari) are offered every day as a form of thanking for the peace given to the world. It is the simplest daily household offering. Canang sari will be seen in the Balinese temples (pura),...

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Balinese Doors – Những Cánh Cổng Ở Bali, Indonesia (2)

BALINESE DOORS - NHỮNG CÁNH CỔNG Ở BALI (2) Beautiful Balinese doors I've captured on the trip around this island (updated). Những cánh cổng ở khắp đảo Bali mình chụp được trên đường đi chơi vòng quanh đảo (tt). facebook Instagram...

Balinese Doors – Những Cánh Cổng Ở Bali, Indonesia

BALINESE DOORS - NHỮNG CÁNH CỔNG Ở BALI, INDONESIA Beautiful Balinese doors I've captured on the trip around this island. Những cánh cổng đẹp ở Bali mình chụp trên đường đi chơi vòng quanh đảo. DENPASAR SANUR SEMINYAK UBUD AMED GEROKGAK - LOVINA GILIMANUK facebook...

Giá Sinh Hoạt Ở Indonesia

Mình tổng hợp danh sách giá cả đồ dùng và dịch vụ ở đây để mọi người tiện tham khảo. Giá cả mình chủ yếu dựa vào giá niêm yết của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa, quán cóc bên đường, nhà hàng, khách sạn,...tụi mình từng ghé ở đảo Java và Bali. Mình cũng...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

4 Quán Ăn Ngon Rẻ ở Seminyak

Seminyak là một trong những khu vực đông đúc, nhộn nhịp, nhiều khách du lịch nhất Bali. Các quán ăn ở đây khá mắc do đó mình chọn ra 4 quán này rất rẻ mà ngon để giới thiệu với mọi người. 1. WARUNG LUHRON Địa chỉ: Jl. Cendrawasih no. 17, Seminyak 80361, Bali,...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017 1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport): - Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng...

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!