Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi.

1. Cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên, Việt Nam) – Prek Chark (Kampot, Campuchia)

Phía Việt Nam, các anh rất lịch sự, làm việc cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, anh cán bộ có kêu mình đóng 20 ngàn VND để ủng hộ cho một quỹ gì đó mình không nhớ. Anh có thòng 1 câu là “tùy em thôi, không bắt buộc”. Mình thấy anh cũng nhẹ nhàng. Hơn nữa, không muốn chỉ vì 20 ngàn mà lỡ anh làm khó thì khổ, nên mình có đóng.

Phía Campuchia thì thô lỗ hơn nhiều.

Quầy đóng dấu có 1 anh già, khi mình đến đưa passport thì anh kêu mình qua 1 bàn có 3,4 anh mập ú, đen thui đang ngồi phểnh bụng. Mấy anh đó thấy mình là người Việt thì nói tiếng Việt luôn với mình. Yêu cầu mình đóng 50 ngàn VND. Mình hỏi “Tiền gì?” thì trả lời ỡm ờ “Việt Nam, Campuchia anh em đoàn kết, gắn bó”. Máu mình lên tới não vì mình chúa ghét mấy cái vụ này. Nhưng mình nhớ lại là nếu nhập cảnh bằng đường bộ (không phải đường hàng không) thì có khi cán bộ cửa khẩu chỉ cấp cho mình thời hạn cư trú 15 ngày (thay vì 30 ngày). Thế là tức muốn chết mà mình cũng ngậm miệng đóng tiền cho mấy tên đó. Rồi mới qua anh già đóng dấu nhập cảnh.

Fraser làm visa on arrival ở cửa khẩu này cũng bị làm tiền. Phí visa có 30 USD mà cán bộ cũng thu 35 USD. Ăn tiền trắng trợn, không cần giải thích.

Ghi chú: Ai muốn đổi tiền ở biên giới Hà Tiên có thể ghé tiệm tạp hóa số 222 Mạc Thiên Tích, Hà Tiên để đổi. Từ VND sang USD hay Riel đều được. Giá tốt. Mình vô 2 ngân hàng Sacombank, Kiên Long Bank và cả 2 tiệm vàng to ở chợ Hà Tiên mà không chỗ nào nhận đổi tiền Việt sang mấy tiền kia hết.

2. Cửa khẩu Cham Yeam (Koh Kong, Campuchia) – Ban Hat Lek (Khlong Yai, Thái Lan)

Cán bộ Campuchia ở cửa khẩu này phong cách chuyên nghiệp, đàng hoàng, nhanh nhẹn. Khi thấy mình có visa Thái Lan, họ cũng kiểm tra chút ít rồi thôi. Lúc mình đến, khách rất đông, xếp hàng dài.

Vừa qua khỏi cửa khẩu Cham Yeam của Campuchia là đã thấy lính canh người Thái và chó bergie ngồi bên đường. Qua đến cửa khẩu Ban Hat Lek của Thái Lan, cán bộ nhìn cũng rất ngầu. Có điều chỗ làm thủ tục siêu nhỏ, hẹp. Có 1 cái bàn để mình điền đơn, nắng ơi là nắng rồi xếp 1 hàng dài duy nhất để đưa passport đóng dấu.

Ai đi trước cũng mất chừng 5 phút là xong. Đến mình, cán bộ kiểm tra đến hơn 15 phút mới đóng dấu cho mình. Mình đoán là vì mình có visa Thái vì họ nói với nhau. May mà họ cũng không hỏi han gì xe đạp, xe máy. Cũng không thu thêm phí.

Ghi chú: Sát bên cửa khẩu Cham Yeam có cái resort đẹp mê hồn, dòm siêu thư giãn. Còn vừa ra khỏi cửa khẩu Ban Hat Lek bên Thái sẽ thấy một khu chợ sầm uất bán đủ loại trái cây. Đó là chợ biên giới Ban Hat Lek.

3. Cửa khẩu Tak Bai (Narathiwat, Thái Lan) – Pengkalan Kubor (Tumpat, Malaysia)

Ở làng ngay biên giới Tak Bai, các bảng chỉ dẫn thường chỉ bằng tiếng Thái, ít thấy tiếng Anh. Người dân Thái lại càng không nói được tiếng Anh.

Khi đóng dấu xuất cảnh ở đây, họ cứ hỏi tới hỏi lui là “Có chắc Malaysia cho cô nhập cảnh không?” Mình điên hết cả người nói tui đi Malay mấy lần rồi ông, chả sao hết. Họ nói, hồi đó khác (?!?). Rồi chạy tới chạy lui, kiểm tra trên máy, gọi người này vô, người khác ra săm soi cái passport của mình. Thậm chí họ còn nói, nếu Malaysia cho cô nhập cảnh, tụi tui không có vấn đề gì để cho cô xuất cảnh hết. Nói vậy mà cứ giữ cái passport của mình hoài.

Cuối cùng, 1 anh cán bộ phát hiện ra mình có visa New Zealand nhập cảnh nhiều lần còn hạn nên mới đóng dấu cho mình đi!

Ranh giới giữa 2 nước ở đây là con sông Golok nên qua biên giới phải đi bằng thuyền. Tụi mình thuê của 1 anh loanh quanh gần đó. Chở cả 2 chiếc xe đạp, đồ đạc và người tốn hết 100 THB (khoảng 60 ngàn VND). Chèo qua chừng 10 phút.

 

Cập bờ biên giới Malaysia là đến cửa khẩu Pengkalan Kubor


Lúc tụi mình tới vắng hoe nên thủ tục siêu nhanh, siêu gọn nhẹ và không phải trả bất kỳ phí gì.

Ghi chú: Cửa khẩu Tak Bai thuộc Narathiwat, là một trong 3 tỉnh có cộng đồng người Hồi giáo đông nhất ở Thái Lan. Đây cũng là vùng tranh chấp biên giới dữ dội nhất giữa Malaysia và Thái Lan. Đã từng có 1 vụ biểu tình làm 85 người Thái chết tại đây. Tỉnh sát bên Narathiwat là Pattani, cũng là nơi có doanh trại quân đội Thái cực kỳ hùng hậu. Khi tụi mình đi ngang đây, cứ vài cây số là có một chốt lính gác cầm súng xét người qua lại với hàng rào kẽm gai, chó cảnh sát, vọng gác, bao cát, thùng phuy che chắn,…đủ kiểu. Dòm rất khủng bố. Tuy vậy, tụi mình đi qua không gặp vấn đề gì hết. Cứ thong thả đi bình thường thôi.

4. Cửa khẩu Johor-Singapore Causeway (Johor Bahru, Malaysia) – Woodlands (Singapore)

Ở Johor Bahru, chỗ xuất nhập cảnh qua Singapore là một tòa nhà phức hợp to khủng bao gồm cả hải quan, cách ly và thủ tục xuất nhập cảnh (CIQ) tên là Bangunan Sultan Iskandar (BSI).

 

Từ đây có cây cầu vượt Johor-Singapore Causeway dài hơn 1 cây số, băng qua eo biển Johor, đến Woodlands, Singapore. Cây cầu vừa là đường đi, làn xe điện và là đường ống vận chuyển nước từ Malaysia sang Singapore.

Chung quanh tòa nhà là các trạm xe buýt, tàu cao tốc, bến taxi,…cực kỳ tấp nập như một cái sân bay. Để làm thủ tục xuất nhập cảnh, họ có 117 quầy dành cho xe hơi và 100 quầy cho xe máy. Làm thủ tục hải quan, có 36 quầy cho xe hơi và 25 quầy cho xe máy.

Tụi mình đi xe đạp nên được xếp đi theo làn xe máy. Và hoàn toàn miễn phí cầu đường. Cả bên Malaysia lẫn Singapore.

Hàng ngày có cả chục ngàn người từ Malaysia sang Singapore làm việc nên hễ đến cửa khẩu này sau 5 giờ sáng là kể như đứng chờ. Mình chưa bao giờ thấy có cái cửa khẩu nào đông như thế này. Cả ngàn người phóng xe như điên, chạy cho nhanh, rồi đến nơi chờ. Với cả ngàn người khác.

Bên phía Malaysia thì ồn ào vì họ không tắt máy xe khi chờ. Nhưng qua đến Singapore, mọi người đều tắt máy xe, im lặng, không chen lấn, kiên nhẫn ngồi trên xe. Có người tranh thủ ăn sáng, đọc báo, uống cà phê mang theo luôn.

Ở phía Woodlands, có cả trăm quầy làm thủ tục. Hàng ngày, họ giải quyết hơn 300.000 lượt xuất nhập cảnh và khoảng 100.000 phương tiện vận tải các loại. Cửa khẩu Woodlands là một trong những cửa khẩu tấp nập nhất thế giới.

Những người qua lại biên giới thường xuyên có cái thẻ Touch-N-Go (TnG), tương tự như thẻ thu phí cầu đường tự động ở Việt Nam mình (OBU). Nhờ vậy mà thủ tục rất nhanh. Tụi mình là lâu nhất vì phải điền tờ khai nhập cảnh. Khối lượng công việc nhiều nhưng nhân viên rất lịch sự và giải quyết rất nhanh nhẹn. Với số lượng người đông như vậy mà tụi mình chỉ phải chờ chừng 1 tiếng là đã qua được cửa khẩu.

5. Cửa khẩu Woodlands (Singapore) – Johor-Singapore Causeway (Johor Bahru, Malaysia)

Khi tụi mình từ Singapore quay lại Malaysia vào khoảng 5 giờ chiều thì khi đến gần cửa khẩu, tụi mình lại tưởng đang nhìn lầm. Cách cửa khẩu còn gần mấy cây số mà xe máy đã xếp hàng chờ đông như kiến cỏ. Thì ra những người buổi sáng qua Singapore làm việc, buổi chiều họ cũng về lại nhà giờ này. Giờ cao điểm ở cửa khẩu là từ 5 giờ. Đến khoảng 10 giờ tối người mới giãn bớt.

Nhìn dòng người như trẩy hội xếp rồng rắn hết cả đường làm tụi mình ngán ngẩm. May có 1 anh tốt bụng đứng kế bên nói với mình là xe đạp thì không phải xếp hàng. Xe máy xếp hàng để cà thẻ thôi. Thế là 2 đứa mừng quá lách qua lề đường bên hông, hỏi luôn anh cảnh sát gần đó. Ảnh thấy tụi mình thì dọn mấy cái chắn đường qua một bên cho tụi mình đi. Còn nói cứ chạy lên lề hoặc men theo đường xe hơi mà chạy. Thế là 2 đứa một mạch phóng cho nhanh để kịp về khách sạn trước khi trời tối.

Đang chạy bon bon ngon lành thì tự nhiên mình bị vấp chân, té cái rầm. Cái kiếng mát đang đeo nhảy lên nóc 1 chiếc xe hơi phía trước. Mình không bị xây xát gì nhưng ngượng chín người. Cả ngàn người đang đứng yên chờ đợi, chả có việc gì để làm ngoài ngó mình tự té, tự lồm cồm bò dậy. Mình với lấy cái kiếng mát trên nóc thì ông chủ xe mở cửa bước ra nhìn mình rồi ngó đuôi xe ổng. Cơ khổ, cái xe ổng là một trong những cái xe cà tàng nhất mình từng thấy. Mình xin lỗi ổng rối rít mà vừa mắc cười vừa muốn độn thổ!

Fraser vẫn chả hay biết gì cho đến khi mình bắt kịp ảnh. 2 đứa xếp hàng chừng khoảng 15 phút là đóng dấu xong.

Qua cửa khẩu thì thường xe máy phải đi đường dành riêng, khá xa để về khách sạn tụi mình. Fraser kêu đi đường tắt bằng cách đi xuyên qua tòa nhà BSI. Thế là tụi mình làm 1 chuyến dẫn xe đạp đi vòng vòng siêu thị. Khiêng xe đạp lên xuống bằng thang cuốn. Mọi người nhìn tụi mình như người ngoài hành tinh. Mình thì cứ cười toe vì quá ngượng! Vậy mà mấy anh bảo vệ, an ninh nhìn thấy cũng không nói gì nha.

6. Sân bay Changi (Singapore) – Sân bay Juanda (Surabaya, Indonesia)

Tụi mình bay chuyến 8 giờ sáng nhưng đường đến sân bay khá xa nên 4 giờ sáng tụi mình đã khăn gói ra khỏi khách sạn.

Vừa ra khỏi khách sạn, trời mưa tầm tã, như giông như bão. Còn quá sớm nên chỉ có vài ngọn đèn đường vàng vàng, hàng quán hầu như chưa mở cửa. Tụi mình đành chịu dầm mưa chạy luôn cho kịp. Chưa hết xui, đang chạy hì hục, xe mình bị bể bánh! Fraser phải bơm lên tạm để chạy đến sân bay sẽ tính tiếp. Không ngờ lỗ to quá, chạy được chừng 5 phút bánh lại xẹp lép.

Không còn cách nào khác, Fraser phải ngồi bên lề đường thay ruột xe cho mình. (Chứ mình thì đã biết gì để thay hay vá?!). Đường thì tối mờ, trời thì mưa lạnh, vừa lo không kịp chuyến bay vừa vuốt mặt không kịp để thấy đường thay ruột xe. May mà cuối cùng cũng đâu vào đó. Đến được sân bay, tụi mình ướt như 2 con chuột lột.

Năm ngoái tụi mình đi thì sân bay Changi chỉ phân ra làm 3 Terminal. Tụi mình bay của Tigerair phải khởi hành từ Terminal 2. Nhưng đường đi vào sân bay thì lại gặp Terminal 3 trước. Đường đó không dành cho xe máy, chỉ dành cho xe hơi nên không tài nào băng ngang qua để đến Terminal 2 được. Quá nguy hiểm. Fraser dẫn cả người cả xe vào Terminal 3 hỏi thăm quầy dịch vụ xem có cách nào tụi mình đến Terminal 2 không. May ghê, cả 3 Terminal đều nối với nhau. Thế là tụi mình cứ thế dẫn 2 chiếc xe vẫn còn cộ hết đồ đạc trên đó, đi vòng vèo cho đến Terminal 2.

Đến nơi, tụi mình mới bắt đầu dỡ đồ đạc ra khỏi xe và lấy 2 tấm bạt nhựa bọc xe đạp lại. Rồi check in. Nhân viên check in cẩn thận dán nhãn “Đồ dễ vỡ”/“Fragile” lên rồi có 2 anh khuân vác đến khiêng đi ký gửi. Tụi mình lúc đó mới hoàn hồn, tung tăng tìm đồ ăn.

Đến sân bay Juanda ở Surabaya, sau khi làm thủ tục nhập cảnh thì đến quầy nhận hành lý. Tụi mình đến nơi đã thấy 2 chiếc xe đạp được dựng riêng sẵn ở 1 góc. Có 1 anh chàng khuân vác còn khuân để lên xe đẩy dùm. Tụi mình qua cổng Hải quan cũng không gặp vấn đề gì cả.

Ra ngoài cổng đến, tụi mình phải ráp xe để đi tiếp. Cái sân bay này nhỏ xíu như cái ga Sài Gòn của mình. Mấy ông đàn ông không biết làm gì, rảnh rỗi đứng đó dòm tụi mình dỡ đồ, ráp xe, bình luận tứ tung.

Ra khỏi sân bay, đói bụng, 2 đứa tấp vô 1 quán ăn bên đường. Quán nhỏ, sạch sẽ, dạng như quán cơm bình dân của mình. Sau này mới biết, quán đó chém tụi mình hơi đẹp, chắc vì gần sân bay. Dọc đường từ đó trở đi đến Bali, các quán ăn lịch sự rất ngon mà giá cũng rất rẻ. Ở Java, thường những quán cóc xơ xác, nghèo nàn là những quán lấy giá gấp đôi, gấp ba so với những quán to lớn, đàng hoàng. Nhưng mà so với độ đa dạng của đồ ăn Việt Nam, đồ ăn Indo quá chán!

Tháng sau tụi mình bay đi Úc rồi. Không còn cơ hội qua biên giới đường bộ cho đến khi tới châu Mỹ La Tinh. Có thể đến lúc đó mình lại kể tiếp kinh nghiệm qua mấy cửa khẩu ở vùng Nam Mỹ. Biết đâu còn hào hứng hơn nhiều, nhỉ?

?

Các Bài Viết Về Những Điều Cần Biết (Tips)

Kinh Nghiệm Xin Visa Úc – Diện Du Lịch Thị Thực 600

Ở đây, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc tự túc vào năm 2015 và 2016 tại văn phòng VFS Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích đi du lịch hay còn gọi là “Thị thực đi thăm Úc” - Diện thị thực 600. Mình cũng link website chính thức của VFS với các hướng dẫn đầy đủ về...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Indonesia

Tất cả những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình trải qua sau khi sống ở Indonesia (Java, Bali) hơn 8 tháng với người địa phương. Ở Java, tụi mình chỉ nhận xét từ sân bay Juanda (Surabaya) đến Banyuwangi (điểm cuối của đảo Java trước khi qua Bali). Về Bali, do tụi...

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Những Điều Cần Biết Khi Đi Nước Ngoài Bằng Máy Bay Lần Đầu

Mình nghĩ ra ý tưởng viết bài này sau khi phải chuẩn bị cho mẹ và dì mình bay từ Việt Nam sang Indonesia. Dì mình biết 1 ít tiếng Anh nhưng chưa đi máy bay bao giờ. Mẹ mình thì bay trong nước hồi trẻ rồi đi nước ngoài vài lần nhưng lại là đi chung với mình. Chợt nghĩ...

Giá Sinh Hoạt Ở Indonesia

Mình tổng hợp danh sách giá cả đồ dùng và dịch vụ ở đây để mọi người tiện tham khảo. Giá cả mình chủ yếu dựa vào giá niêm yết của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa, quán cóc bên đường, nhà hàng, khách sạn,...tụi mình từng ghé ở đảo Java và Bali. Mình cũng...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017 1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport): - Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi. Hệ thống thoát nước trên đường nhiều, to và rất hệ thống.

Về sau mới biết, thành phố này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, kế bên vùng rừng mưa nhiệt đới nên chẳng có mùa nào trong năm là không mưa. Chỉ có mùa mưa to hơn từ tháng 8 – tháng 1 và mùa mát hơn từ tháng 12 – 2. Mưa nhiều vậy nên mấy cái nắp cống to kinh khủng và khe rộng kinh khủng. Mỗi lần đi ngang qua mình cứ sợ bị rớt xuống đó thì chết (!?!). Những nắp cống ở vùng khác ở Malay cũng to, nhưng không nhiều như ở đây. Mình mà đặt tên thì mình gọi đây là thành phố Nhiều nắp cống.

Cũng cần nói thêm, trong tiếng Malay, Kota Bharu có nghĩa là “thành phố mới” hoặc là “Lâu đài mới”. Bharu/Bahru/Baru/Baharu có nghĩa là “mới”. Còn Kota có nghĩa là “thành phố”.

Trong sân nhà nghỉ của tụi mình ở Kota Bharu

Ở đây có rất nhiều quán ăn ngon và khá rẻ. Ở ngay gần nhà nghỉ tụi mình có một chỗ như food court của người Hoa, bán vào buổi sáng. Họ có chừng 3 quầy hàng: mì hủ tíu, cơm và nước uống. Bàn tròn to cứ xếp ra ở khu vực chung, ai muốn ngồi đâu thì ngồi. Cũng như nhiều nơi khác ở Malaysia, luôn có 1 bồn rửa tay ngay gần cửa ra vào. Tụi mình ăn chay, không biết nói làm sao. May có 1 chị người Hoa biết tiếng Anh tới nói giúp. Đến lúc tính tiền thì mình đã nghe được số và nói “xiexie” rồi. 2 đứa ăn tốn 10 MYR – Malaysian Ringgit (khoảng 50 ngàn VND).

Tối đầu tiên tới, tụi mình ghé 1 quán Ấn Độ. Món gì thấy cũng từ 3 – 5 ringgit/món (cỡ 15 – 25 ngàn VND). Siêu rẻ. Không biết gọi gì, mình thấy có món ghi pattaya thấy giống giống papaya nghĩ chắc là gỏi đu đủ kiểu Thái, gọi ăn đại. Đến lúc đưa ra lại là món cơm chiên có phủ trứng bên trên và tương ớt. Ăn cũng được, có điều quá khác với cái mình tưởng tượng.

Nasi goreng Pattaya (cơm chiên trứng kiểu Pattaya). Giá 3.5 ringgit/phần

Lỡ ăn no rồi, ngồi nhìn mấy bàn khác họ ăn bánh mì naan chấm với mấy loại cà ri mà thèm.

Bánh mì Ấn Độ chấm cà ri

Fraser rất thích ăn ngọt. Ăn bữa chính rồi phải có tráng miệng, không thôi cứ thấy thiếu thiếu. Thế là tụi mình ra chợ trung tâm tìm mua trái cây. Hỏi tới loại nào cũng siêu mắc, nhất là so với Thái Lan. Tụi mình ở mấy tháng bên đó quen giá cả khá rẻ, giờ cái gì cũng đem ra so sánh. Cuối cùng 2 đứa quyết định đi đến cái shopping mall tìm kem hay bánh ngọt gì đó ăn.

Lúc này mới có chuyện để nói.

Khi đạp xe ở mấy nước châu Á, mùa nào trời cũng rất nóng. Mình thường mặc quần short, áo thun ngắn tay. Khi không đạp xe thì mặc quần short với áo sát nách cho mát mẻ. Hơn nữa, quần áo đem theo phải chọn lựa để tiết kiệm diện tích nên mình chỉ đem 1 cái quần dài và 1 áo tay dài phòng khi đi xin visa ăn mặc cho tươm tất.

Thong dong ở miền Tây, qua Campuchia, đi dọc Thái Lan (kể cả ở 3 thành phố đầy người Hồi giáo bên Thái), mình không hề gặp bất kỳ vấn đề gì về chuyện ăn mặc. Mọi người nếu không lịch sự, vui vẻ thì cũng chẳng để ý gì đến mình. Hơn nữa, mình đã đến Malaysia vài lần trước đây, chủ yếu ở Kuala Lumpur, Malacca và Genting. Mình cũng đi chơi đêm với bạn bè, tung tăng váy ngắn, áo đầm sát nách đi lung tung mua sắm và ăn uống. Mình đã từng làm việc với các đối tác người Malay, thấy họ đằm tính và rộng rãi. Mình biết Malaysia là nước Hồi giáo nhưng luôn nghĩ họ ôn hòa và khá phát triển. Phụ nữ đội khăn hijab lái xe hơi một mình khắp nơi,…

Cho đến tối đó, khi mình cùng Fraser đi tìm cái siêu thị để ăn kem, mình mới bị sốc.

Như thường lệ, mình mặc quần short, áo thun sát nách màu tối như trong hình nè. Chả có gì gọi là sexy, gợi cảm. Chỉ có thể nói là đơn giản, tầm thường quá thôi.

Vậy mà, tụi mình vừa ra khỏi quán ăn Ấn thì thấy một ông già đang đi ngược hướng ở bên kia đường bỗng nhiên đi thật nhanh về phía mình. Ổng đi phăm phăm đến như muốn tóm lấy mình vậy! Mình vừa hoảng hồn vừa kinh ngạc, dòm thẳng vào mặt ổng, coi ổng định làm gì. Cuối cùng khi đến nơi, ổng cũng chỉ đi sướt qua chứ không làm gì cả. Lúc đó mình sợ khủng khiếp. Cái cảm giác khủng hoảng chưa từng có khi đi bên cạnh một người đàn ông mà bị một người đàn ông khác khủng bố mình. Mình tưởng tượng nếu không có Fraser chắc ổng đã ăn tươi nuốt sống mình rồi!

Fraser nói đàn ông ở mấy nước Hồi giáo rất đàn áp và coi thường phụ nữ nên thấy mình ăn mặc như vầy ra đường chắc là họ không thích. Ai chả biết đàn ông Hồi giáo. Cái mà mình không tưởng tượng được là mình là du khách, đang đi với bạn trai và chuyện đó lại xảy ra ở Malaysia, một đất nước mình cho là Hồi giáo ôn hòa, chứ không phải mình đang ở Iran, Iraq hay Pakistan, Afghanistan gì hết.

Lúc này mới nhớ, hèn gì trong quán Ấn Độ, thấy đàn ông cứ dòm mình. Mình tưởng mình đẹp (!) hay nghĩ tại mình đi với Fraser là anh Tây nên họ thấy ngộ họ nhìn. Thì ra họ nhìn cách ăn mặc “lạ thường” của mình mà mình không biết.

Không thể vì vậy mà hủy chuyến đi ăn kem được, 2 đứa đi tiếp.

Tụi mình đi ngang 1 cái xe tải đang dừng lại để dỡ đồ, có 2 anh còn trẻ, khá đẹp trai đang lấy đồ xuống. Mình và Fraser vừa đi ngang qua thì 2 anh bỗng nhiên dừng hẳn lại, ngó theo mình mắt muốn có đuôi luôn vậy! Tụi mình đã đi qua xa xa rồi mà 1 anh còn bước tới để nhìn xoáy theo, như kiểu vừa thấy mình giết người mà tỉnh bơ đi lại ngoài đường…

Quá khủng hoảng với đàn ông ở cái xứ sở này nhưng tụi mình vẫn tìm cái shopping mall, ăn kem Baskin Robbins xong rồi về.

Trên đường về, mưa tầm tã. Nhìn thấy mưa rồi mới hiểu tại sao mấy cái nắp cống, khe thoát nước to như vậy là cần thiết.

Chờ mỏi mòn vì 2 đứa không đem theo dù hay áo mưa. Lại không thể dầm mưa về vì sợ ướt hư điện thoại. Đứng chờ ở hàng hiên mấy cửa hàng, mình sợ giờ lại có thằng điên nào lao vào tụi mình thì chắc chết. Cuối cùng, mưa bớt 1 chút tụi mình chạy về luôn.

Về đến nhà nghỉ mà mình vẫn chưa hết hoàn hồn vì cái cảnh đàn ông ở đây nhìn mình như miếng thịt tươi ngoài đường. Tự nhủ lòng lần sau đến đâu phải kiểm tra trước phong tục của nơi đó để tránh những phiền phức không đáng có. Rồi lập tức mình lôi cái quần dài ra để dành ngày mai mặc.

Sáng ra khi check out, nhân tiện, mình hỏi chị chủ nhà nghỉ sao đàn ông ở đây nhìn mình như vậy. Chị nói tại vì họ thấy mình là con gái châu Á đi chung với anh người châu Âu nên họ ngưỡng mộ (!?!). Đúng là dân nhà hàng khách sạn mồm miệng đãi bôi quá. Mình không tin nhưng cũng cười cho qua.

Về sau có thời gian tìm hiểu, mình mới biết thế này:

Thành phố Kota Bharu có 70% dân số là người Hồi giáo, do Đảng chính trị Hồi giáo Pan-Malaysian Islamic Party nắm quyền. Họ tuyên bố đây là thành phố Hồi giáo, do đó nghiêm khắc áp dụng các nguyên tắc của người đạo Hồi. Họ có cả cảnh sát đạo đức chuyên bắt những người không tuân theo nguyên tắc chung hoặc hành xử vô đạo đức.

Vậy hành xử vô đạo đức là gì?

Cụ thể là Hội đồng thành phố Kota Bharu ngăn chặn các hành vi “ăn mặc thiếu đứng đắn” của nhân viên nữ làm việc tại các nhà hàng và cửa hiệu. Định nghĩa của “ăn mặc thiếu đứng đắn” là “đồ ôm sát cơ thể, áo hở rốn, áo mỏng nhìn xuyên thấu, váy ngắn và quần dài bó sát”. Nếu vi phạm, có thể bị phạt đến 500 ringgit (khoảng 2.5 triệu VND).

Ghê chưa.

May mà không có cảnh sát, nếu không chắc họ cũng phạt mình vì tội mặc đồ ngắn, ôm sát ra ngoài đường rồi.

* Lời khuyên cho những bạn nữ đi du lịch đến Kota Bharu: Ăn mặc kín đáo và tránh ra ngoài đường một mình vào buổi tối.

Ngoài cái đó ra, đây là một thành phố đẹp, kiến trúc và nét văn hóa khá đặc biệt so với phần còn lại của Malaysia, đồ ăn ngon, rất đáng để đến thăm. Nếu có dịp, mình cũng muốn quay trở lại.

Một vài thông tin khác về Kota Bharu:
– Nhất định phải ghé Siti Khadijah Market (chợ Siti Khadijah), kiến trúc lạ. Người bán hầu hết là phụ nữ Hồi giáo.

– Nhiều đền thờ Hồi giáo đẹp, bảo tàng,… cung điện nơi thành viên hoàng gia (gọi là Sultan hay Sultana) vẫn còn ở.

Sultan Ismail Petra Arch. Đây là cái cổng được vẽ ngay bến tàu cửa khẩu Thái Lan – Malaysia với câu chào “Selamat Datang ke Malaysia” – “Welcome to Malaysia” nghĩa là “Chào mừng đến Malaysia”

– Các món ăn phổ biến: Nasi berlauk, nasi dagang, nasi lemak, nasi kerabu. Toàn là cơm. Tụi mình ở đây thì toàn ăn mì của người Hoa hoặc mì Malay, ít ăn cơm.

Nasi berlauk (cơm cà ri gà hoặc cà ri cá)

 

Nasi dagang (cơm cà ri cá, trứng luộc, đồ chua hay xà lách trộn)

 

Nasi lemak, 1 trong những món ăn nổi tiếng nhất của Malaysia. Cơm nấu với nước cốt dừa béo ngậy, thường ăn kèm với đậu phộng rang, cá cơm chiên, gà chiên, trứng luộc, vài loại rau.

 

Nasi kerabu. Món này cơm nấu chung với hoa đậu biếc để lấy màu xanh tím. Ăn kèm với bánh phồng tôm, cá chiên hoặc gà chiên, xà lách, đồ chua,…

 

Kuih – món bánh tráng miệng phổ biến ở đây. Giống bánh da lợn của mình nhưng họ làm nhều màu, ăn cũng được.

– Cộng đồng người Hoa ở đây khá lớn nên có rất nhiều quán ăn người Hoa ngon.
– Những điệu múa truyền thống như Mak Yong và Wayang Kulit lúc trước được biểu diễn khắp nơi nhưng gần đây bị cấm vì chính quyền cho rằng những nét văn hóa chịu ảnh hưởng của đạo Hindu là trái với đạo Hồi.
– Ở một số siêu thị, có quầy thanh toán dành cho nam riêng, nữ riêng. Thường chỉ áp dụng với người Hồi giáo.
– Là thành phố chị em với thành phố Kasaoka, Nhật Bản.

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo Bali…hoàn toàn không làm gì cả. Kể cả bật đèn.

Tuy vậy, để bù lại, họ có các lễ hội quan trọng và rất độc đáo trước Năm Mới như sau:

1. LỄ HỘI MELASTI (THE MELASTI RITUAL)

Được tổ chức 3-4 ngày trước ngày Nyepi.

Đây là nghi thức thiêng liêng nhất, thú vị nhất, nhiều màu sắc nhất để chào mừng năm mới. Mục đích nhằm tẩy rửa tội lỗi và nghiệp chướng bằng hành động biểu tượng lấy nước thánh. Do đó họ thường tổ chức ở ngôi đền gần biển để tẩy uế và lấy nước thánh từ biển. Nghi thức này cũng nhằm tôn vinh vị thần Sanghyang Widhi Wasa (vị thần tối cao theo tín ngưỡng Bali).

Đáng tiếc là hình mình chụp không đẹp vì chói sáng, vì quá tối,… trong khi lễ hội này cực đẹp. Do đó, toàn bộ hình ảnh trong nghi lễ này mình lấy từ blog của anh Dominik Vanyi http://dominik-photography.com để minh họa. Anh là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, sống ở Bali đã hơn 12 năm.

Melasti luôn tổ chức gần biển (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Tùy từng làng, từng địa phương họ có thể bắt đầu nghi lễ Melasti khi mặt trời mọc hoặc thậm chí khi mặt trời lặn. Nghi lễ được tổ chức ở khắp đảo Bali trong vòng mấy ngày này trước Nyepi.

Chuẩn bị cho Melasti trên biển (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

Những người trong ban phụ giúp buổi lễ (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Mọi người mặc bộ đồ truyền thống đẹp nhất của mình. Con trai/đàn ông vấn khăn đội đầu đồng phục rất đẹp. Những món đồ cúng được chuẩn bị trang trọng đầy màu sắc, từng khay từng khay to. Mỗi gia đình đều mang đến một đền thờ nho nhỏ và phần cúng của riêng mình, xếp dọc theo bờ biển.

Một bà cụ chuẩn bị đồ cúng trong đền thờ (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

Đồ cúng đầy màu sắc, chủ yếu là hoa (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Những vật thánh trong đền thờ sẽ được mang ra biển để làm lễ. Đặc biệt là những vị thần bảo vệ đền, bảo vệ làng (Barong langdung) rất cao, to (landung có nghĩa là cao), đôi khi đến 2-3 mét.

Các vật thánh trong đền thờ được mang ra biển (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Những người phụ nữ dâng đồ cúng từ đền thờ ra biển

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Những vật thờ thần linh và đồ cúng này sẽ được một nhóm người mang lên thuyền ra biển hoặc khiêng ra biển để tẩy uế và cúng tế.

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Trong lúc đó những người còn lại chờ đợi và cầu nguyện, mặt hướng ra biển.

 

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

Các thầy cúng cầu nguyện (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Nhóm người trên thuyền/làm lễ cầu nguyện, sau đó lấy nước thánh để Thầy cúng mang phân phát cho mọi người.

Mọi người chia nhau nước thánh và rẩy lên đền thờ nhỏ mang theo của gia đình mình cũng như những vật linh thiêng không thể mang ra biển được.

Trong lúc buổi lễ cử hành, họ bật nhạc truyền thống thường chơi bằng chiêng cồng Bali (Gamelan music). Các thầy cúng tụng kinh. Nhang trầm được đốt lên thơm nức.

Các thầy cúng hành lễ (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Vài người có thể rơi vào trạng thái xuất thần, nhảy nhót hoặc tự đâm mình bằng một cây kiếm truyền thống Bali (nhưng không nghiêm trọng lắm!)

Một ông lấy kiếm đâm vào mình, gần như bất tỉnh 🙂 (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

Toàn cảnh buổi lễ Melasti ở biển. Những lá cờ nhiều màu này gọi là Umbul-Umbul (Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

 

(Photo by Dominik Vanyi – Dominik-photography.com)

Đây là nghi lễ bắt buộc hàng năm, tất cả người dân Bali phải tham dự. Ở một số nơi, người không tham dự còn bị phạt tiền.

Mọi người đến tham dự thường tập trung đi chung trên 1 xe tải nhỏ. Ngoài ra cũng có gia đình đến bằng xe hơi, xe máy nên ngày này kẹt xe kinh khủng.

*Ghi chú: Nghi thức Melasti không chỉ được tổ chức vào dịp trước Năm Mới mà còn có thể tổ chức vào những dịp cần thanh tẩy khác. Ví dụ, kỷ niệm thành lập các ngôi đền. Và họ có thể tổ chức ở biển, sông, hồ hay bất cứ nguồn nước nào gần đó sẵn có.

Những nơi tổ chức trọng thể và dễ quan sát nhất là ở Nusa Dua, Canggu, Cemgai, Seseh, Pererenan.

2. NGHI LỄ BHUTA YAJNA (THE BHUTA YAJNA RITUAL)

Tổ chức trong đêm giao thừa, ngay trước ngày Nyepi. Thông thường các nơi bắt đầu nghi lễ từ 6 hoặc 8pm ở các ngã tư lớn. Xe cộ bị chặn lại không cho di chuyển khi bắt đầu lễ.

Nghi thức được tổ chức nhằm xua đuổi tà ma, xui xẻo cũng như tìm sự cân bằng giữa thánh thần, con người và tự nhiên. Người dân ở các làng/ khu vực làm những hình nộm bằng mút xốp với vẻ mặt hung dữ tượng trưng cho ma quỷ gọi là ogoh-ogoh.

Mục đích thật sự của việc làm ogoh-ogoh là để làm trong sạch môi trường tự nhiên bị làm ô uế từ các hoạt động của con người. Ngoài việc là biểu tượng của Bhuta-Kala, ogoh-ogoh còn được xem là biểu tượng của những linh hồn độc ác, thường được làm dựa vào các nhân vật trong truyền thuyết của Bali. Tuy nhiên, bây giờ họ làm cả hình nộm của những người nổi tiếng.

Hình nộm mặc đồng phục như học sinh

Giới trẻ của mỗi làng sẽ làm 1 con ogoh-ogoh. Những nhóm trẻ con cũng có thể làm 1 con nhỏ hơn. Nhiều nhà điêu khắc, nghệ sĩ đôi khi cũng làm ogoh-ogoh. Họ bắt đầu làm ogoh-ogoh từ trước Nyepi cả tháng hoặc cả tuần. Những hình nộm này rất to, cao, có con cao đến 2-3 mét.

 

 

Sau đó họ khiêng những hình nộm này đi khắp làng/khắp khu vực trên các khung bằng tre. Mấy con này nhẹ nhưng chắc cồng kềnh nên cần đến khoảng 8 người lớn hoặc con nít khiêng. Khi đi diễu hành, con nít cũng cầm đuốc đi theo như một nghi thức. Mỗi khi đi qua 1 ngã tư, họ sẽ quay con ogoh-ogoh 3 lần ngược chiều kim đồng hồ. Mục đích để cho ma quỷ trong các hình nộm này chóng mặt, bối rối sẽ đi nơi khác mà không làm hại con người :))

Cuối cùng là thực hiện nghi thức Ngrupuk, đập/đốt các hình nộm này thành tro.

Mấy đứa trẻ con ngồi dọc theo các hình nộm bên lề đường, tám chuyện, cười đùa vui vẻ. Rồi lại thức đêm để khiêng đi vòng vòng. Đây cũng là cuộc thi xem hình ogoh-ogoh của làng nào/khu vực nào đẹp nhất. Làng thắng giải được nhận một cái cúp.

Ở Sanur, nghi thức này được tổ chức ở gần tiệm McDonald’s, ngay ngã tư vào trung tâm Sanur.

Mình canh khoảng gần 6 giờ đi ra xem. Trên đường đi thấy trước nhà 2 bên đường nhà nào cũng dựng lên một cái nhà chòi nhỏ xíu với đầy đồ cúng. Ngay bên dưới chân nhà chòi cũng có đồ cúng bày trí rất đẹp. Bên cạnh đồ cúng là nhang trầm thơm lừng cả xóm.

3. NGÀY NYEPI – NGÀY TẾT BALI (THE DAY OF SILENCE – THE NYEPI RITUAL)

Ngày này thay đổi hàng năm theo lịch saka của người Bali hay còn gọi là theo mỗi Isakawarsa (năm Saka). Năm nay rơi vào Thứ Ba 28/3/2017. Tết này là tết của người Bali, tổ chức trên đảo Bali, hoàn toàn tách biệt so với phần còn lại của Indonesia.

Trong ngày này, tất cả mọi người đều tuân theo 4 KHÔNG

– Không ánh sáng (Amati Geni): không đốt lửa, không bật đèn. Tất cả mọi nhà đều tối om như mực.
– Không làm việc (Amati Karya): toàn bộ đảo Bali đều đóng cửa không hoạt động, kể cả sân bay. Vì lý do an toàn, chỉ có bộ phận cấp cứu của bệnh viện và 1 số vị trí đồn cảnh sát mở cửa.
– Không di chuyển (Amati Lelunganan): không ai ra khỏi phòng, khỏi nhà. Tất cả ngồi yên lặng, tĩnh tâm, thiền định, suy ngẫm về bản thân mình trong năm cũ.
– Không vui chơi, giải trí và giữ chay tịnh/nhịn ăn hoàn toàn (Amati Lelanguan)

Tuy ngày lễ này là lễ truyền thống của đạo Hindu nhưng du khách và người ngoại đạo đến Bali đều phải tuân thủ. Không ai được phép ra khỏi nhà/ khách sạn, ra ngoài đường hay ngoài biển. Có hẳn 1 lực lượng người dân địa phương canh gác ngoài đường để bảo đảm lệnh cấm được thực hiện. Những người này gọi là Pecalang.

Chuyện này chỉ nghe nói, không tận mắt thấy vì tụi mình cũng không dám thò mặt ra khỏi phòng để tôn trọng truyền thống của họ. Tối vì Fraser phải làm việc trên máy tính nên tụi mình có bật cái đèn ở góc phòng để thấy đường. Mình thỉnh thoảng cũng hé rèm cửa dòm ra ngoài thì chỉ thấy một màu tối đen như mực. Cả ngày chỉ nghe tiếng chim chóc và tiếng chó sủa. Mọi người ở chung nhà nghỉ tuân thủ hết sức triệt để. Tuy vậy, đến lần hé rèm cửa lần thứ 2 mình thấy 1 anh áo thun trắng lấp ló đi ra ngoài sân, không biết để dạo mát trong sân hay lén đi ra ngoài.

Trước ngày Nyepi, mọi người đổ xô đi siêu thị mua đồ ăn để trữ. Tâm lý con người thiệt lạ, chỉ có 1 ngày mà cứ làm như cả tháng, ai cũng đi mua quá trời đồ. Làm mình cũng mua, vì sợ đói. Xe cộ ngoài đường thì tấp nập, làm mình chạnh lòng nhớ đến đêm 30 của Tết mình.

Nhưng mọi việc gián đoạn, im lặng cũng chỉ có 1 ngày. Đến sáng hôm sau, ra đường, lại thấy mọi thứ bình thường trở lại như cũ.

Bắt đầu một năm mới ở Bali.

Nếu có dịp đến Bali vào dịp tết Nyepi, mọi người nên dành thời gian tham gia lễ hội của họ. Cực kỳ đặc biệt và đáng để trải nghiệm một lần trong đời.

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ đếm thêm một tuổi qua đầu Năm Mới, mình xem thành tựu lớn nhất của mình năm Bính Thân vừa rồi là tìm thấy Fraser, người đàn ông của mình.

Trái ngược hoàn toàn với hình mẫu lý tưởng mình có trong đầu từ xưa lơ xưa lắc, Fraser liên tục làm mình ngạc nhiên về mức độ hạnh phúc tụi mình cùng chia sẻ mà không cần nhiều lắm những yếu tố bên ngoài. Những tiêu chuẩn mà lúc trước, mình cho là nhất định phải có mới được.

Tụi mình sống đơn giản như cặp vợ chồng già về hưu. Ngày lễ cũng như ngày thường. Bạn bè có rủ đi chơi chỗ này chỗ nọ, cũng hào hứng đó. Rồi thôi. Hai đứa lại chỉ quanh quẩn với nhau. Nấu món gì đó ngon ngon ăn. Hoặc gọi 2 cái pizza giao tận nơi. Vừa ăn vừa xem phim. Xong gọt trái cây ăn tráng miệng. Rồi chuyện trò. Rồi đi ngủ. Một ngày mới lại bắt đầu.

Tụi mình cảm thấy quá hài lòng, quá hạnh phúc, quá vui với những gì hai đứa đang có. Đến nỗi, chả còn muốn gì hơn. Đôi khi bạn bè tới Sanur/Bali chơi, thường phải là bạn bè từ nước khác đến 2 đứa mới hào hứng ra khỏi nhà đi chơi chung. Còn không, là lại lần lữa hẹn dịp khác. Vì lười. Khách đến nhà thì lúc nào cũng cực kỳ hoan nghênh. Trà, trái cây lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp.

Còn quá sớm để nói nhiều về tương lai, về sự ổn định khi tụi mình vẫn còn rong ruổi trên chặng đường dài tự do. Mà mình cũng không chắc là mình muốn ổn định theo cách nghĩ như bao nhiêu người khác. Mình chỉ thấy đôi khi hạnh phúc thật là đơn giản.

…Là một cuộc điện thoại Viber gọi về nhà nói chuyện với người thân trong gia đình
…Là em mình đi chơi với bạn gái gửi hình cho mình xem
…Là không phải giặt đồ ngày hôm nay mà để sang ngày mai
…Cái pizza hôm nay giao nhiều cà chua tươi hơn 1 chút
…Hôm qua đi lòng vòng phát hiện 1 bãi biển lạ nước xanh lam trong vắt
…Chụp được mấy tấm hình đẹp
…Được đi lang thang trong mấy cái resort 5 sao sang trọng mà mình chưa từng đến.
…Biết vài người bạn sắp đến Bali chơi và sẽ gặp mình
…Nhìn thấy hoàng hôn ở một nơi nữa
…Ăn tối sát biển, nghe sóng đánh trước mặt, nước chảy dưới chân mình
…Viết blog và có người đọc, bình luận bài viết của mình
…Có thêm nhiều người bạn mới
…Đi trời lạnh về, được tắm nước nóng
…Gừng và trà thảo mộc luôn có trong nhà để uống
…Được anh Fraser nhường trái kiwi bự hơn khi ăn tráng miệng
…Được nói chuyện với bạn bè, bàn về chuyến đi, về cuộc sống
…Được chat với mấy đứa cháu, tư vấn nghề nghiệp hay học hành
…Được gặp lại bạn bè thân cũ

Khi còn độc thân, mình nghĩ cái anh bạn trai, nếu có, sẽ làm thay đổi cả thế giới của mình.
Bây giờ nhận ra, khi mình thay đổi cái nhìn về thế giới, anh bạn trai đó mới xuất hiện.

Khi còn một mình, mình điên cuồng học đủ thứ, tham gia đủ thứ. Để hoàn thiện bản thân nhưng cũng là để thấy mình đủ điều kiện để quen ai đó.
Khi có bạn trai rồi, mình vẫn học thêm được điều mới hằng ngày. Cả bề rộng lẫn bề sâu. Nhưng chỉ khi mình gặp được người bạn trai thật sự phù hợp dành cho mình. Một người làm mình mong muốn trở nên tốt đẹp hơn mà vẫn thoải mái khi là chính mình. Không phải chỉ là một người có điều kiện tốt để mình làm bạn gái.

Ngày xưa, lo sợ có khi mình sẽ ở vậy đến già.
Bây giờ, biết là dù ở với ai, mình vẫn phải là mình và vui với thực tại.

Lúc trước, lo lắng không biết có bao giờ mình mới nếm trải được tình yêu thực sự.
Bây giờ nhận ra, tình yêu ở khắp nơi chung quanh mình. Cả cơ hội đón nhận cũng vậy. Chỉ cần mình trưởng thành trong nhận thức. Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của riêng mình. Dũng cảm sống đúng với điều mình mong ước. Và tự tin vào điều đó.

Lúc trước không đắn đo về khoảng cách tuổi tác và lo lắng nhiều về tuổi kết hôn của mình.
Bây giờ, không quan tâm đến tuổi lý tưởng để quen bạn, kết hôn hay sinh em bé, miễn là 2 đứa đều vui. Còn khoảng cách tuổi tác với người mình yêu, lại là vấn đề không hề nhỏ.

Ngày xưa, thích trang điểm, mặc đồ đẹp, lên xe xuống ngựa cho sang trọng, vì sợ người ta không tôn trọng nếu mình không sành điệu.
Bây giờ nhận ra, sự thoải mái, tự tin và thần thái của mình quyết định cái nhìn của người đối diện.

Bây giờ sẽ trở thành ngày xưa vào 1 lúc nào đó.
Mình hài lòng với hiện tại.

 

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Chuyện tình tự kể

Chuyện tình tự kể

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ không còn là một người ngoài cuộc chỉ đứng nhìn. Lần đầu tiên anh cảm thấy như đang ở nhà, không phải chỉ là nơi chốn, mà là cảm nhận nơi mình thuộc về trong chính bản thân mình.

Anh đã chuyển hết số tiền kiếm được trong 5 tháng dạy ở BIS về Anh và chi phí hằng ngày chỉ dựa vào tiền lương đi dạy kèm. Sau đó, anh lại tiếp tục đầu tư vào một vài công ty nhỏ trước khi biết được khoản đầu tư cũ, lẽ ra anh đã phải nhận được thanh toán cả vốn lẫn lãi từ lâu, thủ tục mãi vẫn chưa xong. Thế là tài khoản của anh dần về con số 0 và anh phải ở lại Việt Nam lâu hơn dự định. Lúc đó, anh đâu ngờ rằng việc ở lại này làm thay đổi toàn bộ chuyến đi của mình.

Cuộc sống thường ngày của anh vẫn ổn nhưng đôi khi anh thấy như bị cách ly với thế giới; và lần đầu tiên anh cảm thấy cô đơn.

Anh ngưng uống rượu (lần 2) từ năm 2014 nên cảm thấy khá lúng túng trong các cuộc gặp mặt, hội hè. Những dịp mà lúc trước anh rất thích gặp gỡ, làm quen người này người kia. Thường anh chỉ cần uống vài ly là có thể bắt chuyện với người lạ. Còn khi không uống, anh có cảm giác như có rào chắn giữa người uống và người không uống rượu. Anh vẫn biết mấy cái này chỉ là tự mình suy diễn thôi, vì lúc anh còn uống rượu thì anh thường nghĩ như vậy về người không uống. Nhất là sau khi uống say, người uống và người không uống cư xử rất khác nhau, ít nhất thì anh đã từng là như vậy.

Trong suốt chuyến đi, bất cứ khi nào anh cần thứ gì đó: đồ ăn, nước uống, chỗ nghỉ chân, nơi để dựng lều qua đêm, bác sĩ trị táo bón, tiền, hay trong trường hợp này là một người bạn đường, thì mọi thứ đều xuất hiện đúng lúc. Lần này là sự xuất hiện của Trinh, một người siêu nhỏ gọn nhưng có sức bùng nổ rất lớn.

Anh gặp Trinh lần đầu ở trong bếp của căn nhà thuê chung với vài người nữa, chỉ sau vài ngày vừa dọn tới. Lúc đó Trinh đang ngồi ăn ngon lành thì anh xuống hỏi chỗ bỏ rác ở đâu. Trước sự ngạc nhiên và nhẹ nhõm của anh, cô chỉ dẫn rất rõ ràng. Xong cô nói “Đói bụng quá!” và tiếp tục ăn như không có chuyện gì xảy ra. Ngay từ lần đầu gặp, anh đã học được bài học quan trọng về cô: đừng làm phiền khi cô đang ăn. Về sau, bài học được hoàn thiện: ĐỪNG BAO GIỜ làm phiền cô cả.

Sau vài lần đi chơi với nhiều nhóm bạn khác nhau, một bữa Trinh rủ anh đi ăn sáng. Anh vừa ăn xong và hơn nữa ở đây anh không có thói quen ăn sáng 2 lần. Thế là anh từ chối. Kỳ lạ là mặc dù đôi khi cảm thấy cô đơn, anh vẫn muốn ở một mình hay thậm chí là không muốn dính dáng với ai. Nhưng ngay lập tức anh nhận ra sai lầm và mời cô đi ăn tối hôm đó. Mặc dù cứ tự giả vờ đây chỉ là một bữa ăn tối bạn bè, anh nhận thấy có điều gì đó từ cô đã làm đầu óc mình suy nghĩ đến chuyện xa xôi lắm rồi.

…Trời đã khuya và con đường dọc bờ kè khá yên tĩnh. Chỉ có tiếng xe máy và đâu đó giọng hát karaokê như bò bị chọc tiết rống lên trong đêm. Anh và cô đã đi chơi với nhau như “bạn bè” mấy tuần rồi. Chỉ vì cái ănten của anh bị hỏng hóc đâu đó: cái tinh ý của người đàn ông để nhận ra tín hiệu đèn xanh của người phụ nữ khi họ không muốn chỉ là bạn. Thành thật mà nói, một phần cũng do những khác biệt văn hóa. Mà cái đó, y như 1 bãi mìn sát thương! Chỉ cần hiểu lầm vài cử chỉ hay lời nói là đủ nguy hiểm rồi.

Nhưng tối hôm đó hai người đã thành thật, cởi mở nói chuyện với nhau về cảm xúc của bản thân và cuối cùng anh đã vượt qua thêm 1 biên giới nữa mà vẫn còn trở về nguyên vẹn.

Mục đích ban đầu của anh khi dừng chân ở Sài Gòn chỉ là để làm việc tạm thời. Do đó hai người không chắc sẽ quen nhau được bao lâu. Tuy vậy, họ vẫn quyết định tận dụng thời gian này để tìm hiểu.

2 người đều đã ngoài 30. Không hề có ý định bắt đầu một mối quan hệ kiểu này nhưng lại không muốn cũng như không thể dừng lại được. Tìm được một người phù hợp với mình, không vướng bận, suy nghĩ hoàn toàn bình thường mà lại còn độc thân ở tuổi hơn 30, thật như đãi cát tìm vàng. Rồi khi nhận rõ 2 người đều biết mình thực sự muốn gì, thích gì, không thích gì, và nhất là không thể chấp nhận điều gì, là đã thêm một vòng loại bỏ phần lớn các “ứng viên” trong những người đã gặp. Sau khi chọn lọc kỹ càng, nếu cực kỳ may mắn, thì trong tay chỉ còn lại vàng ròng.

Một cách ý thức hay vô thức nhận ra điều quý giá mình vừa tìm thấy, hai người quyết định về ở chung với nhau và bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến hành trình bằng…xe đạp. Dĩ nhiên là vậy rồi!

Những tháng hè năm 2015, anh chỉ dạy đủ sống qua ngày. Cho đến tháng 8, khi bắt đầu năm học mới, lịch đi dạy của anh mới nhiều dần lên và chỉ trong 1 tháng, anh hoàn toàn kín lịch dạy 22 giờ/tuần. Nhờ chi phí sinh hoạt ở HCM thấp và phí dạy kèm khá cao, anh đã có thể để dành tiền hàng tháng nhiều hơn cả trước khi đi từ Anh.

Anh tiếp tục dành thời gian để học lập trình máy tính trong CS50, khóa học giới thiệu về khoa học máy tính của trường Đại học Harvard. Cái khóa học này như một con quái vật phải thuần hóa, dần dần trở thành nỗi ám ảnh đầy lôi cuốn và làm thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận cũng như giải quyết vấn đề của anh.

Ai muốn học tìm hiểu về máy tính hoặc về cách giải quyết các vấn đề nói chung, rất nên theo học khóa này. Tài liệu học thì bao la, bắt đầu từ cơ bản và được chia thành những phần hợp lý. Ngoài ra, khóa học hoàn toàn miễn phí!

Nhờ học được những kỹ năng mới này mà blog cyclehacker.com có thể sẽ được cải thiện trong vòng vài tháng tới. Hiện tại blog vẫn trong quá trình chuyển đổi nên còn nhiều cái chưa ổn.

Hai người để dành gần hết số tiền kiếm được. Trinh làm việc ở công ty PUMA với vị trí Trợ lý Giám đốc toàn cầu bộ phận giày (chỉ có chức danh của Trinh là dài hơn chức danh của sếp Trinh). Và khi kết thúc năm học, hai người đã sẵn sàng cùng nhau đạp xe đi về phía hoàng hôn.

Cho tới nay hai người đã đi được 2 tuần (cập nhật thực tế: 7 tháng). Và khi đi chung với Trinh (hay là Tên Lửa Siêu Nhỏ, biệt danh mới của Trinh do Stewart đặt), hành trình vẫn hứa hẹn đầy những thử thách như trước kia. Không chỉ vậy, mà còn xảy ra những chuyện ngoài sức tưởng tượng của anh, theo cái cách làm anh vừa nhức đầu nhức óc và cả cười đau bụng. Đây chắc chắn sẽ là chuyến đi của 2 người lập dị nhất!

Hai người vừa qua biên giới Thái Lan ngày hôm qua sau khi khởi hành từ TP. HCM đến Campuchia. Đường đi hầu như không có gì thay đổi. Trong vòng 1 năm sắp tới hai người dự định sẽ đi xuyên Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Úc, New Zealand và Chilê. Có lúc sẽ phải dừng lại ở đâu đó để làm việc rồi lại tiếp tục hành trình.

LỜI CẢM ƠN ĐẶC BIỆT TỪ FRASER BAILLIE

Mình muốn nhân cơ hội này cảm ơn những người mình đã gặp và làm việc trong suốt thời gian ở TP. HCM

Cảm ơn các vị phụ huynh đã tin tưởng mình trong việc giúp các em học Toán và Tiếng Anh tốt hơn. Cảm ơn các em đã dành thời gian để cùng học theo phương pháp của thầy:

Ông bà Dan Nguyễn – em Rocky; ông bà Lyndall & Brett Taylor – 2 em Jonah & Campbell; ông bà Andrew Homan & Anita North – 2 em Sam & Mackenzie; Bà Hà Minh Hulse – em Dan; ông bà Van Mol – em Nancy; ông bà Allen – em Shayla; ông bà John & Angela Campbell – 2 em Jack & Ben; ông bà Cal & Erinn Ramsay – em Brooke; ông bà Deepak & Christel Rothaug – em Ida Maya; ông bà Lin – em Richard; ông bà Han & Nguyễn Trọng Ngọc – 2 em Jenny & Kerry; ông bà Michael & Lina Sisovic – em Kellian; ông bà Tram & Lam – em Đức Anh.

Mình thật sự rất may mắn được gặp và làm việc với mọi người. Chúc mọi người những điều tốt đẹp nhất.

Mình cũng cảm ơn Radley vì đã dành thời gian tìm các giáo viên dạy thay thế mình khi mình rời Việt Nam. Hy vọng mọi chuyện đều tốt đẹp.

Một lần nữa, cám ơn Christine và Yvonne bộ phận Học thêm ngoài giờ vì đã giúp giới thiệu học sinh đến với mình. Cám ơn toàn thể giáo viên BIS đã chào đón mình trong thời gian ngắn mình dạy tại BIS. Cám ơn Will và Lucy vì những ý tưởng đầy khiêu khích và những buổi ăn trưa tám chuyện cười bể bụng, cám ơn Sanjay đã thường xuyên mời mình đến nhà chơi, xem phim

Và dĩ nhiên, cám ơn Jenny Andrews vì đã giúp mình liên lạc với Nicola Tingey, người sau đó giới thiệu mình với Stewart Blake.

Lời cảm ơn đặc biệt, chân thành nhất dành cho Stewart vì đã chào đón mình, giúp mình tìm công việc, cho mình lời khuyên, lời giới thiệu, mời đến ở nhà các dịp lễ, xách tay xe đạp của Trinh từ Anh về Việt Nam,…và gần đây nhất là truyền lửa từ sự nhiệt tình về mọi thứ trên đường đi cho mình. Trải nghiệm của mình ở TP. HCM sẽ rất khác nếu mình không gặp được anh từ những ngày đầu. Và có lẽ mình sẽ không bao giờ đáp trả lại được hoàn toàn món nợ lòng tốt anh dành cho mình nhưng cũng nhờ đó mình mong sẽ có thể giúp được nhiều người khác như anh đã từng làm cho mình.

Stewart rời TP. HCM vài ngày sau khi Trinh và mình khởi hành, để thực hiện chuyến đi xe đạp vòng quanh thế giới một mình. Mọi người có thể vào blog của anh để xem www.cyclingstew.com Blog có rất nhiều thông tin chi tiết về việc chuẩn bị cho chuyến đi cũng như những video vui nhộn về những người anh gặp dọc đường đi.

Blog của mình, Fraser Baillie http://cyclehacker.com

Đây là bản dịch bài viết của Fraser trước khi tụi mình vừa đến Thái Lan, cách đây 5 tháng. Mình chỉ dịch ý. Bạn nào có nhu cầu đọc bản gốc tiếng Anh (hay hơn nhiều và có hình ảnh minh họa) thì có thể xem tại đây.

 

 

Fraser Baillie

Fraser Baillie

Người đi du lịch bằng xe đạp, web developer, tư vấn tài chính

Anh bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới bằng xe đạp vào ngày 03/08/2013 từ Anh. Qua 23 nước, đến Việt Nam vào tháng 01/2015. Hoàn toàn không ăn thịt cá hải sản từ 2 năm nay nhưng không cho mình là người ăn chay. Ngồi thiền, tập yoga hằng ngày, không hút thuốc, uống rượu, chỉ uống cà phê không đường. Đam mê lớn nhất ngoài việc học hỏi để hoàn thiện bản thân là ăn sô cô la đắng, bánh ngọt và trái cây các loại.

Hiện tại, anh đang sống cùng bạn gái ở Bali, Indonesia. 2 người sẽ tiếp tục hành trình bằng xe đạp đến Úc vào tháng 5/2017.

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,…ở Bali, Indonesia.

1. ĐI CHỢ – NẤU ĂN

Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền nên không vô mấy chỗ dân expat thường mua mà tìm mấy siêu thị dân địa phương hay đi. Google quá trời ra được mấy khu mua bán đồ điện máy. Đi tan nát hết cái quận Denpasar. Trả giá điên cuồng. Cuối cùng cũng mua được 1 cái khá ưng ý. Về đến nhà, phát hiện ra cái siêu thị Pande Putri Batur ngay kế bên. Cái gì cũng có bán. Cái nồi cơm điện vừa mua, y chang, ở siêu thị này rẻ hơn được 10k IDR (chừng 20k VND!) mà hoa văn còn đẹp hơn.

Siêu thị Pande Putri Batur, Jl. Batur Sari, Sanur Denpasar, Bali

Trên đường đến siêu thị có vài tiệm tạp hóa. Trong đó có 1 tiệm cũng khá to và gần nhà tụi mình. 1 lần tụi mình mua đồ ở siêu thị về, thấy 1 anh Tây già và mập đang ngồi uống nước phía trước nói vọng với “Mua ở đây rẻ hơn”. Fraser lịch sự trả lời “à, vậy hả, để lần sau tụi tui ghé mua”.

Mình cũng muốn ủng hộ người dân địa phương, không làm giàu cho bọn tư bản nhiều tiền, nên cũng ghé mua vài lần và để ý so sánh giá. Hóa ra món nào cũng mắc hơn mua ở siêu thị! Ngay cả 1 bịch muối ở tiệm bán 5.000 IDR, ở siêu thị bán có 3.500 IDR. Từ đó trở về sau, không bao giờ mua ở đó nữa và chỉ canh coi cái tên Tây mập kia ở đâu ra mà phát ngôn lừa đảo vậy. Fraser nói cái tiệm đó tên Morris, có thể là tiệm cái tên Tây đó mở nên mới tự quảng cáo cho ổng.

Cái tiệm tạp hóa Morris bán mắc. Đến cái cô lau dọn người Indo ở nhà nghỉ cũng nói chỗ đó bán mắc hơn siêu thị Pande Putri Batur!

Tuy vậy, mua đồ tươi ở siêu thị lại vẫn mắc hơn ở những tiệm nhỏ ven đường của người dân địa phương. Mình tìm được 2 tiệm chuyên bán rau củ quả, vừa tươi, vừa rẻ, đi bộ lại chừng 10 phút. Mỗi ngày họ lấy hàng khác nhau nên mình cứ canh hôm đó thức gì tươi ngon thì mới mua.

Tiệm tạp hóa mình thường mua về nấu ăn. Họ cũng bán hoa cúng hàng ngày cho người Bali.

Thường mình cũng chỉ mua rau củ quả chứ không bao giờ mua thịt cá. Quanh quẩn là cà tím, bắp mỹ, cải ngọt, cải bắc thảo, sả, khoai lang, củ sắn, trứng vịt muối, giá, rau muống,…Nhưng phối hợp lại nấu cũng được nhiều món lắm. Bữa nào cà tím ngon thì mua về nấu luôn 1 ngày cà tím kho gừng ăn với cơm đỏ. Ngày nào bắp cải tươi thì mua về làm gỏi bắp cải, hay bắp cải luộc chấm kho quẹt. Ngày thì bắp cải xào cà chua, giá, bắp, nấm,….

Một buổi đi chợ thế này tốn chừng 25k IDR (khoảng 50k VND)

 

Nấu ăn xong, 2 đứa ra ngoài ngồi ăn. Ngày nào cũng vậy. Người ở trong nhà nghỉ đi lên đi xuống lúc nào cũng “hế lô” chào nhau, rất lịch sự. Ăn xong, lại lao vào dọn dẹp, rửa chén bát, đi tắm rồi bắt đầu đọc sách hay nếu có hứng, viết gì đó.

Đến chừng 4-5 giờ chiều, lại chuẩn bị nấu ăn tối. Fraser nói mình nấu gì đó cho cả ngày để mình đỡ cực vì ảnh không ngại ăn 1 thứ nguyên 1 ngày. Mình cũng thử vài lần nhưng vì chỉ có 1 cái nồi cơm điện để chiên, xào, nấu tất cả các thứ, có khi không đủ chỗ cho 2 đứa ăn cả ngày. Rồi ăn nguội nhiều khi cũng không thích nữa, mà hâm lại thì cũng gần bằng như nấu mà không ngon như nấu mới. Nên thôi, lại hì hục lao vào bếp chuẩn bị, xào xào, nấu nấu mỗi ngày như con nô lệ 🙂

2. ĂN (Ở NHÀ & RA NGOÀI)

Chỗ tụi mình ở là 1 studio trong 1 nhà nghỉ. Ở đây, tất cả các phòng đều là studio: có toilet riêng, có bếp riêng và các tiện nghi cần có. Trước mỗi phòng có 1 cái bàn và 2 cái ghế, tụi mình thường ra đó ăn cơm và ăn trái cây cho mát vì ở khoảng giữa là 1 cái sân rộng và rất đẹp. Cây xanh, bãi cỏ và có vài bức tượng Phật trang trí. Nhìn rất thanh bình.

View trước cửa phòng

Tụi mình chỉ ăn trưa và ăn tối. Không ăn sáng vì 2 đứa kiêng ăn. Cho cơ thể đủ thời gian nghỉ ngơi, tự chữa lành. Chứ bắt cái bụng làm việc liên tục thì cơ thể không có đủ năng lượng để chữa những chỗ hỏng hóc khác trong cơ thể. Sau mỗi bữa ăn, tụi mình ăn trái cây.

Tiệm trái cây ngon thường bán riêng, không bán chung với tiệm bán rau quả. Tụi mình tìm được 1 tiệm bán ngon ở khá xa nhà, chừng 2 cây số, phải chạy xe máy, nhưng được cái không bao giờ phải trả giá, trái cây lúc nào cũng tươi, ngon ngọt và chị chủ quán rất dễ thương. Mình cứ vô lựa trái nào mình thích rồi chị cân, tính tiền thôi. Đem về ăn bảo đảm ngon và rẻ hơn ở siêu thị cả chục ngàn 1 kg.

Ngày nào mình lười nấu ăn, muốn đi ăn ngoài thì cũng rất dễ. Kế bên siêu thị gần nhà có 1 quán ăn Thái, giá khá mắc nhưng nấu rất ngon. Lâu lâu đổi vị ăn cũng được.

DD Warung, quán Thái ngon nổi tiếng ở Bali. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 47B, Sanur. Mở cửa từ 11am – 3pm & từ 5.30 – 9pm. Từ nhà mình đi bộ ra chưa đến 5 phút.

 

Hoặc xa hơn 1 chút thì 2 đứa phi lên xe máy, chạy ra Warung Madu Sedana. Quán có đầy đủ món Á, Âu, sang trọng, đẹp đẽ mà giá lại hợp lý, thực đơn đa dạng. Quán siêu rộng, phân ra nhiều khu vực: sân vườn, máy lạnh, khu ngồi kiểu Nhật, đi nhóm,…Đồ ăn nấu cũng ngon.

Warung Madu Sedana. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 25, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

Khi nào thèm pizza thì 2 đứa gọi pizza giao tới. Nhà hàng Pizza La Bruchestta là nhà hàng pizza ngon nhất ở Sanur mình từng ăn! Đế mỏng dính, thơm ngon. Giao bánh tới vẫn còn nóng hổi! Nên tụi mình chỉ đi ăn ở đó 1 lần. Về sau, đều kêu giao tới nhà cho tiện.

Nhà hàng pizza La Bruschetta. Địa chỉ: Jl. Danau Poso, số 38, Sanur, Bali. Giao bánh miễn phí.

 

Tuy nhiên, thường xuyên nhất khi ăn ngoài vẫn là đến Warung Kecil, quán ăn siêu ngon, siêu rẻ, siêu ưa thích của tụi mình ở Sanur

Địa chỉ: Jl. Duyung, số 1, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

3. GIẢI TRÍ

Ăn tối xong, dọn dẹp, tắm rửa rồi thì tùy hứng. Có khi đi ra ăn kem rồi về.

Có khi đi coi phim.

Ở gần chỗ tụi mình có vài rạp chiếu phim. Rạp nào cũng hoành tráng. Giá vé bình thường là 50k IDR (khoảng 100k VND/vé). Phụ đề tiếng Indo. Ra vô mấy cái shopping mall lớn bây giờ chỗ nào cũng có bảo vệ, cổng ra vào scan như sân bay vì sợ có bom.

Rạp ở Denpasar gửi xe miễn phí (hoặc ở gần đó 2k IDR/lần), chỗ ngồi sạch và mới hơn.

Ngay trước cửa rạp XXI, Jl. Teuku Umar No.1, Dauh Puri Klod, Denpasar Bar., Kota Denpasar, Bali 80113

 

Rạp ở Kuta gửi xe tính theo giờ. Đường đi đông đúc, kẹt xe. Có điều cái Shopping Mall Beachwalk to bự, đẹp hơn.

Rạp chiếu phim XXI ở Trung tâm mua sắm Beachwalk Mall, Beachwalk Lantai 2, Jl. Pantai Kuta, Kuta, Bali, Indonesia.

Thường xuyên nhất là mở phim lên coi cho đến khi đi ngủ. Rồi ngủ. 2 đứa thích coi mấy series và coi liên tục từ “The Americans”, “The Black List”, “Breaking Bad”, “Billions”, “London Spy” đến bây giờ là “Peaky Blinders”.

Cuối tuần, 2 đứa rủ nhau ra biển đi dạo mát, ăn trưa.

Bãi biển đầu tiên ở Bali mình thấy có màu xanh lam (torquoise)!

Nếu có bạn bè trên Ubud tổ chức BBQ thì lại phi lên đó, ăn uống, nói chuyện, chơi bời đến chiều tối lại về, nghỉ ngơi, xem phim rồi ngủ.

Hay dự tiệc sinh nhật

Tiệc sinh nhật Ilse, người phụ nữ 74 tuổi vẫn chạy xe máy, leo núi, tắm biển, đi tour mạo hiểm

Thỉnh thoảng, Albert và Andrea học Aikido ở Sanur ghé ngang chơi trước khi học thì cả đám lại ăn trái cây, sake sấy, đậu phộng rang lá chanh, uống trà, tám chuyện.

Albert và Andrea, 2 em người Tây Ban Nha đã đi du lịch bằng cách xin đi nhờ xe gần 80 nước trên thế giới.

Hoặc bạn bè đang đi du lịch đến Bali, hẹn nhau uống trà.

Julia, cô bạn người Hoa tụi mình gặp ở khóa thiền ở Suan Mokkh, Thái Lan vừa đến Bali lại gặp nhau ăn trưa, uống trà

Bạn bè ở xa đến Bali nghỉ dưỡng, hẹn hò gặp nhau.

Ăn tối với Simon và Suzie dịp Tết tây 2017

Matthew cũng hay ghé Sanur bàn chuyện làm ăn với Fraser thì mình để mặc 2 ông bàn bạc. Mình đọc sách, nghe nhạc hoặc làm gì đó mình thích. Ví dụ đi chụp hình.

Trước khi dọn xuống đất, tụi mình ở trên lầu. Kế bên lan can có 1 cái cây to. Có 2 cái tổ chim trên đó. Mình chụp được hình chim mẹ ấp trứng ngay trên tổ trong gần 1 tuần, rồi dời xuống phòng dưới đất. Chim con giờ chắc đang chập chững biết đi rồi.

4. MUA SẮM

Tụi mình tránh xa hoàn toàn mấy cửa hàng, cửa tiệm bán cho khách du lịch hay dân expat thích xài hàng cao cấp. Mắc.

Nếu mua sắm mấy thứ bình thường như quần áo, đồ khô,…tụi mình thường đi đến Hardy’s. Siêu thị lớn nhất ở Sanur. Chỗ này như siêu thị Coopmart ở Sài Gòn mình. Giá hợp lý, nhiều mặt hàng, chủng loại, có in giá. Dễ lựa chọn.

 

Còn nếu muốn mua đồ kim khí điện máy thì tụi mình đến RTC ở Denpasar, nơi bán đồ điện tử chắc là rẻ nhất Bali. Chỉ thấy người Indo đi mua. Thỉnh thoảng mới có 1 anh tây như Fraser.

 

Ngay cổng vào chỗ gửi xe RTC

Chỗ này y như chợ Nhật Tảo của mình ở Sài Gòn. Có điều đưa vô hẳn 1 trung tâm mua sắm cho dễ quản lý. Tuy vậy, các cửa hàng xấu xí, xập xệ, kẻ bán người mua lôi kéo như ngoài chợ. Và trả giá thì cũng trên trời dưới đất.

 

Trên lầu 1, mấy cái máy lạnh cổ lổ sỉ từ thời nảo thời nao. Họ vẫn có thang cuốn nhưng cũng cũ kỹ. Tổng cộng có 3 tầng bán hàng: tầng trệt, 1 và 2. Càng lên cao giá càng rẻ. Tầng 4 là Foodcourt.

Fraser là trùm trả giá. Ảnh đi vòng vòng, xem đồ, hỏi giá. Thấy cái ưng ý rồi, biết giá, không mua. Đi thêm 5,6 tiệm nữa hỏi mua cái y chang, trả giá. Cách này cực kỳ hiệu quả nên mua mấy món rồi, lần nào cũng mua được giá tốt, rẻ hơn gần phân nửa so với giá ban đầu. Tụi mình đã mua 1 cái laptop, 2 cái anten để boost wifi cho mạnh lên, dây cáp,…ở đây.

Tiệm bán hàng uy tín, giá hợp lý nhất ở RTC. Đi cầu thang bộ lên lầu 1, tiệm nằm phía bên tay trái, to nhất, đẹp nhất, sáng sủa nhất. Nếu đi cầu thang cuốn thì tiệm nằm bên tay phải. Ông chủ người gốc Hoa. Em phụ trách tiệm người Hồi giáo, Indo. Có anh sales support tên là Tito.

 

 5. GIA HẠN VISA

Khi gia hạn visa lần đầu, tụi mình phải đến Văn phòng Xuất nhập cảnh ở Denpasar. Những lần sau chỉ cần đưa passport cho dịch vụ làm. Dùng dịch vụ thì không cần phải lấy số thứ tự ngồi chờ theo quầy mà đến gặp thẳng người mình cần liên hệ. Sau đó vào phòng lấy dấu vân tay, chụp hình rồi đi về. 3 ngày sau visa gia hạn được cấp.

Giữ xe máy 2k IDR/chiếc, cứ chạy thẳng vào trong.

Mặc đồ lịch sự nhưng không khắt khe như Đại sứ quán Indonesia ở Singapore. Ở Singapore, mặc quần không dài là không cho vô. Phải là quần dài. Áo sát nách không được vô. Phải là áo có tay. Dép không cho vô. Phải mang giày.

Ở đây, thiên hạ mang dép, mặc quần short vô ráo.

Văn phòng Xuất nhập cảnh. Địa chỉ: Jl. D.I. Pandjaitan No. 3, Dangin Puri Klod, Denpasar Timur, Panjer, Denpasar Sel., Kota Denpasar, Bali 80235

 

6. CẮT TÓC:

Hồi lúc đi không kịp làm gì hết trơn nên cứ để tóc tai vậy mà đi. Mình thì tóc dài lâu rồi. Fraser thì mình không thích ảnh để đầu đinh nên bắt để dài luôn. Sau 7 tháng phơi mình dưới nắng, tóc đứa nào cũng bị chẻ ngọn, xác xơ thấy sợ. Mà Bali là đảo du lịch, cái gì cũng mắc vì toàn phục vụ dân có tiền đi chơi nên tụi mình cứ đắn đo, tiếc tiền không cắt tóc.

Cuối cùng phải đến gần 30 tết âm lịch Việt Nam, 2 đứa mới quyết định đi cắt tóc. Kể như tự thưởng cho mình một cái đầu mới.

Tìm hiểu, nghiên cứu, cuối cùng đi cắt chỗ này. Rất hài lòng, dù không rẻ như tiệm mình thường cắt ở Việt Nam.

Nam: gội, cắt, sấy: 97k IDR

Nữ: gội, cắt, sấy: 137k IDR

Chic Beauty Salon & Spa, Jl. Danau Tamblingan No. 84, Sanur, Denpasar – Bali

 

7. KHÁM BỆNH

Hồi tháng trước tự nhiên sáng ngủ dậy mắt thấy đỏ. Nghĩ chắc là ngủ nằm sao đó thôi. Đi vòng hết Sanur kiếm mua chai thuốc nhỏ mắt bình thường Natri Clorid 0,9% để rửa mắt mà tuyệt nhiên không có. Toàn là thuốc chữa trị với V-Rohto mắc tiền không.

Sau 1 ngày mắt càng đỏ. Sợ quá, Fraser chở mình đến Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Tên dài ghê. Là bệnh viện mắt nổi tiếng ở Bali.

Chỗ này rất lịch sự. Gửi xe miễn phí, có bảo vệ đàng hoàng.
Đi vào trong bốc số, có bảo vệ bốc dùm.

Sạch sẽ, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt.
Ngồi chờ 1 hồi thấy cô kia chạy ra hỏi mình bằng tiếng Anh. Xong đưa mình qua khu vực VIP (?!?) nói “Số của cô là số 1”. Ý là mình không phải xếp hàng theo số thứ tự bình thường kia.

Người nước ngoài có khác :D. Cô y tá dẫn mình lên lầu, ngồi chờ 5 phút, vô khám. Cô y tá khác lại dẫn mình đi đo mắt, khám. Xong dẫn mình về quầy tính tiền, mua thuốc, cấp cho cái thẻ bệnh nhân như thẻ thành viên siêu thị. Tốn hết 200k IDR (khoảng 400k VND). Từ lúc vô đến lúc ra chỉ mất chừng 30 phút. Hẹn tuần sau tái khám.

Cái thẻ bệnh nhân của mình, được cấp ngay sau khi khám bệnh. Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara, Jl. Angsoka số 8, Denpasar, Bali, Indonesia.

Mình về nhỏ thuốc theo lời bác sĩ. 1 tuần sau mới hết. Cũng không đi tái khám.
Xin chụp được hình chị y tá quá dễ thương và nhiệt tình, nói tiếng Anh cũng rành. Tên chị là Ayumas.

Hy vọng không gặp lại chị.

Chị y tá siêu dễ thương ở Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Đồng phục ở đây rất đẹp, mỗi người mặc mỗi kiểu, mỗi màu nhưng đều mặc đồ hoa văn truyền thống Bali.

 

Còn có hoạt động thường ngày nào ở Bali mà mọi người muốn biết không? Hoặc ai cũng đã từng sống ở Bali và có kinh nghiệm khác thì cứ chia sẻ ở phần bình luận (comment) để mọi người cùng biết nha!

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!