Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

I. BẢN DU CA CUỐI CÙNG CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG (Liebe deinen Nächsten/ FLOTSAM)

Cuốn sách mô tả cuộc trốn chạy của những người tị nạn châu Âu trong thời Đức quốc xã (Nazism/National Socialism).

Đó là những người bị vứt bỏ ra khỏi nơi họ sống không phải vì họ phạm bất kỳ tội ác nào mà chỉ vì bị gán bởi những trò chính trị bẩn thỉu: chống chế độ, bài Do Thái,…Họ bị tước không chỉ quốc tịch mà cả quyền sống và quyền làm người. Bị trục xuất khỏi vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên, không một quốc gia nào muốn chấp nhận họ. Họ bị rượt đuổi, tung hứng giữa biên giới các nước từng ngày, từng giờ, như một trò chơi người lớn.

Số người tị nạn chết vì lạnh, vì đói và tuyệt vọng tăng lên trong khi Liên Hiệp Quốc vẫn đang bàn bạc xem nên giải quyết trường hợp của họ như thế nào. Tờ giấy thông hành và giấy phép được làm việc hợp pháp, họ xin mà không một nơi nào trên thế giới cấp. Họ phải tồn tại bằng mọi cách. Cuộc sống chỉ tính từng ngày. Bữa ăn chỉ tính từng bữa. Ngồi tù hay bị tống giam là chuyện họ luôn sẵn sàng. Những giáo sư, bác sĩ, nhà khoa học, doanh nhân,…trước kia giờ trở thành những người bán hàng rong lén lút, người xem chỉ tay, người phiên dịch mướn,…

Và ngay ở tận cùng đáy xã hội, họ vẫn bị lừa, bị tố cáo, bị đối xử tệ bạc bởi những người họ tin tưởng, họ giúp đỡ hoặc hy vọng sẽ đối xử tốt với họ. Giữa những cảnh tượng khốn cùng đó, những màn truy đuổi bất tận đó vẫn thấp thoáng tình người, tình yêu, tình đồng loại. Tuy rằng những lần hội ngộ cũng mong manh như một trò chơi may rủi.

Không phải là cuốn sách nổi tiếng nhất của Erich Maria Remarque nhưng là cuốn sách mình yêu thích nhất của ông.

Số trang: 448

Tựa gốc tiếng Đức: Liebe deinen Nächsten (1939)

(dịch sang tiếng Anh là Flotsam, tiếng Việt là Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống)

– Xuất bản năm 1939. Được chuyển thể thành bộ phim “So Ends Our Night” năm 1941.

II. TÁC GIẢ – ERICH MARIA REMARQUE (Đức)

Erich Maria Remarque sinh ngày 22/06/1898 tại Osnabrück, Đức. Là một trong những nhà văn nổi tiếng và được ưa thích nhất trong nền văn học Đức của thế kỷ XX.

Các tác phẩm của ông phần lớn chịu ảnh hưởng của lịch sử nước Đức trong thế kỷ XX: Thời thơ ấu và niên thiếu ở thành phố Osnabrück tráng lệ, Chiến Tranh Thế Giới thứ I, nền Cộng Hòa Weimar và hầu hết cuộc sống lưu vong của ông ở Thụy Sĩ và Mỹ.

Với cuốn tiểu thuyết All Quiet on the Western Front (Phía Tây Không Có Gì Lạ), xuất bản lần đầu năm 1929, Remarque trở thành nhà văn nổi tiếng khắp thế giới cho đến tận ngày hôm nay. Cuốn sách gây tiếng vang khi phô bày sự thật khủng khiếp của chiến tranh và phá vỡ hoàn toàn những ảo tưởng về nó trước đó trong suốt những năm 1920. Những chàng trai trẻ bị đẩy ra chiến trường, đối mặt với những tổn thương, mất mát, giận dữ và tuyệt vọng chỉ vì những lý do chính trị và tranh giành quyền lực.

Cuốn sách sau đó đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và đoạt 2 giải Oscar cho Đạo diễn hay nhất và Bộ phim hay nhất vào năm 1930.

Cũng vì vậy ông trở thành kẻ thù của chế độ Đức quốc xã. Các tác phẩm của ông bị chính quyền nước Đức cấm ban hành và bị đốt trước công chúng vào năm 1933.

Năm 1938, ông bị rút quốc tịch Đức và đến sống lưu vong tại Mỹ từ 1939.

Em gái nhỏ nhất của ông, Elfriede Scholz, khi đó sống cùng chồng và 2 con ở Đức, đã bị chém đầu vào 16/12/1943 vì có liên quan đến ông. Toàn bộ chi phí bắt bớ, cầm tù và xử tử Elfriede, chính quyền Đức quốc xã bắt chị cô là Erna phải thanh toán!

Trải qua 2 cuộc hôn nhân và có vô số người tình. Tất cả đều là nữ diễn viên điện ảnh.

Ông qua đời ngày 25/09/1970 tại Locarno, Thụy Sỹ bên cạnh người vợ sau là diễn viên Paullette Goddard.

Các tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 50 thứ tiếng trên thế giới. Số lượng in lên đến hàng triệu bản.  

Toàn bộ công trình văn học của Remarque có tương quan mật thiết đến xuất thân của ông ở Osnabrück và nói về cùng chủ đề: phê phán lịch sử nước Đức và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn chiến tranh đầy áp bức và khủng bố.

(Nguồn Wikipedia)

1 SỐ TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG VIỆT:

(click vào tựa sách tiếng Việt để đọc trọn quyển, click tựa tiếng Anh để đọc thử hoặc mua trên Amazon)

Phía Tây Không Có Gì Lạ (Im Westen nichts Neues/ All Quiet on the Western Front) – 1929

– Đường về (Der Weg zurück/ The Road Back) – 1931

Ba Người Bạn/ Chiến Hữu (Drei Kameraden/ Three Comrades) – 1937

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống (Liebe deinen Nächsten/ Flotsam) – 1941

Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe/ Arch of Triumph) – 1945

Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù (Der Funke Leben/ Spark of Life) – 1952

Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết (Zeit zu leben und Zeit zu sterben/ A Time to Love and a Time to Die) – 1954

Bia Mộ Đen và Bầy Diều Hâu Gãy Cánh (Der schwarze Obelisk/ The Black Obelisk) – 1957

– Đêm Lisbon (Die Nacht von Lissabon/ The Night in Lisbon) – 1964

– Bóng Tối Thiên Đường (Schatten im Paradies/ Shadows in Paradise) – 1972

 

 

?

Các Bài Review Sách

Cánh Đồng Bất Tận & Truyện Ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

I. CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN (2005) Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tiểu thuyết "Cánh Đồng Bất Tận". Dù vậy, mình cảm thấy phần "Sách Hay" không thể không nhắc đến chị, một nhà văn trẻ với giọng văn...

Thành Trì – Archibald Joseph Cronin

I. THÀNH TRÌ (THE CITADEL) "Thành Trì" là câu chuyện về một bác sĩ trẻ mới ra trường với đầy nhiệt huyết, đam mê và hoài bão. Anh sẵn sàng hy sinh, dấn thân cho sự nghiệp cứu người bằng cách chấp nhận làm việc ở một vùng mỏ xa xôi, nghèo nàn. Cũng từ đây, anh bắt đầu...

Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

I. BẮT TRẺ ĐỒNG XANH (THE CATCHER IN THE RYE) Một cuốn truyện cực kỳ nhộn, giọng văn dịch cực hay, tình tiết cực hấp dẫn và là cuốn sách xuất sắc bộc lộ thế giới quan của một cậu ấm nhà giàu theo cách bất ngờ nhất! Vào đầu cuốn sách, tôi tưởng mình có thể thâm nhập...

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

I. BẢN DU CA CUỐI CÙNG CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG (Liebe deinen Nächsten/ FLOTSAM) Cuốn sách mô tả cuộc trốn chạy của những người tị nạn châu Âu trong thời Đức quốc xã (Nazism/National Socialism). Đó là những người bị vứt bỏ ra khỏi nơi họ sống không phải vì họ...

Time – Chart Korbjitti

I. TIME (THỜI GIAN) Toàn bộ câu chuyện là một vở kịch trên sân khấu và dòng suy nghĩ của một khán giả ngồi xem. Câu chuyện về một bệnh viện chăm sóc người già, những người mà con cái không thể, không cần hoặc không muốn họ ở chung nữa. Chủ đề không lạ, nhưng cách tác...

In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

I. DƯỚI BÓNG CÂY BANYAN (IN THE SHADOW OF THE BANYAN) Cuốn tự truyện viết dưới dạng tiểu thuyết về cuộc diệt chủng khi Khmer Đỏ (Pol Pot) lên nắm quyền và sát hại gần 1/3 dân số Campuchia thời đó. Toàn bộ cuốn sách là hồi ức sống động của cô công chúa Hoàng gia...

Nỗi Buồn Chiến Tranh – Bảo Ninh

I. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (THE SORROW OF WAR) Là người sinh ra và lớn lên trong thời bình, mình chỉ biết về những cuộc chiến đã qua trên đất nước nhờ sách báo, phim ảnh và những lời kể của người thân trong gia đình. Khi tiếp xúc với bạn bè thế giới, mình cũng chưa ý...

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!