Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là vùng sâu, vùng xa). Bài này chỉ xin nói đến 4 quốc gia: Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

I. CAMPUCHIA

ƯU
1. Chi phí rất rẻ: rẻ hơn Sài Gòn & Hà Nội.
– Khách sạn: giá từ US$ 5/đêm/phòng 2 người.
– Thức ăn: giá từ US$ 1/món.
2. Người dân địa phương hiền lành, lịch sự. Nói được tiếng Anh khá phổ biến.
3. Có thể sử dụng cả tiền Riel hoặc tiền USD ở khắp Campuchia.
4. Mua sim 4G rẻ và dễ. Khoảng US$ 3/sim, nạp thêm tiền tùy ý.
5. Có những điểm du lịch rất đáng đến thăm: Angkor Wat (Siem Reap), cánh đồng chết (Choeung Ek Genocidal Center, Phnom Penh), nhà tù S21 (Tuol Sleng Genocide Museum, Phnom Penh), Kampot,…
6. Có thể đi về trong cuối tuần.
7. Miễn visa du lịch cho người Việt 30 ngày.

KHUYẾT
1. Nhân viên cửa khẩu đường bộ hay làm tiền khi nhập cảnh. Lần cuối cùng tụi mình vượt biên giới Xà Xía (Hà Tiên) – Prak Chark (Kampot), mình phải đưa 50 ngàn VND mới đóng dấu cho mình. Fraser phải trả thêm US$ 5 khi lấy visa on arrival, giá chính thức chỉ là US$ 30.
2. Đồ ăn địa phương khá dở và ít lựa chọn, trừ các khu du lịch.
3. Phải trả giá các dịch vụ, kể cả khách sạn.
4. Phương tiện giao thông công cộng hầu như không có.
5. Wifi không ổn định. Nhiều nơi không có.
6. Nhà vệ sinh công cộng ít thấy và thường không sạch sẽ tí nào.

 

II. THÁI LAN

ƯU
1. Người dân văn minh, lịch sự, đằm tính.
2. Cơ sở hạ tầng rất tốt và thuận tiện:
– Đường sá rộng rãi, chất lượng cao.

bang_chi_duong_thailan

– Nhà vệ sinh miễn phí có ở gần như tất cả các cây xăng, khá sạch sẽ.
– Các cửa hàng tiện lợi, nhất là 7-11, ở khắp hang cùng ngõ hẻm.
– Có các trạm dừng chân miễn phí dọc đường.

tram_nghi_doc_duong_thailand

3. Đồ ăn:
– Ngon, nhiều lựa chọn, dễ ăn, gần giống khẩu vị người Việt.
– Trái cây ngon (mây thái, xoài,…), rẻ, dễ mua, ở khắp nơi.

May_thai_salak

4. Chi phí rất rẻ: ở hầu hết các nơi, ngang bằng hoặc rẻ hơn Sài Gòn & Hà Nội.
– Khách sạn: giá từ US$ 8/đêm/phòng 2 người.
– Thức ăn: giá từ US$ 1/món.
5. Phương tiện giao thông công cộng khá tốt, rẻ và dễ sử dụng:
– Xe buýt, xe songthiew, tàu thủy trên sông, tàu lửa, xe ôm, xe điện BTS, MRT (subway, skytrain),…

Songtheow_thailan

1 chiếc xe songtheow ở Songkhla, Thái Lan

– Có thể dễ dàng thuê xe máy. Giá khoảng 120 THB/ngày (khoảng 80 ngàn VND/ngày)
6. Wifi khá phổ biến và mạnh.
7. Thiên đường mua sắm cho các sản phẩm địa phương giá rẻ, chất lượng khá tốt (Chợ cuối tuần Chatuchak, các siêu thị lớn,…)

Cho_Chatuchak_thailan

1 băng nhạc chơi ở chợ cuối tuần Chatuchak

8. Nhiều điểm du lịch đẹp: Chiang Mai, các đảo Ko Samui, Ko Phi Phi, Ko Phangan,…
9. Miễn visa du lịch cho người Việt 30 ngày.
10. Vé máy bay từ Việt Nam sang rẻ (AirAsia,…)

KHUYẾT
1. Rất ít người Thái nói được tiếng Anh, ngay cả tại Bangkok.
2. Chó siêu nhiều, ở khắp nơi, cực kỳ hung dữ. Dù vậy, tụi mình không bị cắn hay gặp vấn đề gì hết.
3. Đường ở Bangkok đông đúc, kẹt xe.

 

III. MALAYSIA

ƯU
1. Đồ ăn:
– Rất ngon, nhiều lựa chọn.
– Rất dễ tìm món ăn chay ở Malay (quán Ấn hoặc quán Hoa luôn có món không thịt, cá).

naan_curry

Bánh mì Ấn Độ (naan) chấm 3 loại cà ri chay.

– Một số nhà hàng Ấn Độ mở cửa 24/7.
– Nhiều loại trái cây ngon, rẻ (sầu riêng Guang Musang siêu ngon, măng cụt,…)

2. Cơ sở hạ tầng phát triển.
– Phương tiện giao thông công cộng ở các thành phố lớn tương đối đa dạng (subway, skytrain, express train,…)

3. TẤT CẢ những nơi tụi mình đến, ở khắp hang cùng ngõ hẻm, đều có người nói được tiếng Anh. Đôi khi là 1 khách hàng trong quán, hàng xóm,…chạy qua phiên dịch giùm.
4. Đa văn hóa, đa cảnh sắc, hầu như thành phố nào cũng đẹp.

Gua_musang_malaysia

Thị trấn Gua Musang, Malaysia

 

Thành phố Raub, Pahang, Malaysia.

5. Giá sinh hoạt tương đối rẻ trong vùng
– Khách sạn: giá từ US$ 15/ đêm/phòng 2 người.
– Thức ăn: giá từ US$ 1/món.
6. Có nhiều tiệm giặt máy tự động, khoảng 10 MYR/lần/5kg quần áo. Wifi tại chỗ miễn phí.
7. Miễn visa du lịch cho người Việt 30 ngày.
8. Vé máy bay đến Malaysia rất rẻ (AirAsia, Malaysia Airlines,…)

KHUYẾT
1. Là nước Hồi giáo bảo thủ với các nguyên tắc ăn mặc dành cho phụ nữ (kể cả du khách). Mình đến đây mặc quần short bị đàn ông ngoài đường nhìn rất thô lỗ (tại nhiều nơi). Một cô bạn người Mỹ của mình còn bị thộp ngực ngay tại Kuala Lumpur bởi một người ăn mày.
2. Vì là nước Hồi giáo, thịt heo không phổ biến. Thịt gà là chính.
3. Wifi yếu, không ổn định. Nên mua sim 3G để sử dụng.
4. Nếu ở gần các đền thờ Hồi giáo (masjid, mosque), sẽ nghe họ bắt loa cầu nguyện 5 lần/ngày. Bắt đầu từ 4 – 5 giờ sáng cho đến tối. Mỗi lần kéo dài có khi cả nửa tiếng. Ai không quen nghe sẽ thấy khó chịu.

 

IV. SINGAPORE

ƯU
1. Cực kỳ phát triển, cực kỳ thuận tiện về hầu hết mọi thứ
– Có các tiệm giặt đồ tự động, 5 SGD/lần/5kg quần áo.
– Phương tiện giao thông công cộng tiện lợi (xe buýt, MRT,…)
– Đi xe đạp thuận tiện và phổ biến. Có các khu vực dành riêng cho xe đạp và khóa.

2. Miễn visa du lịch cho người Việt 30 ngày.
3. Rất tự do, rất an toàn, không sợ giật dọc, cướp bóc.
4. Nhiều điểm du lịch, giải trí miễn phí.
5. Wifi mạnh, phổ biến.
6. Đồ ăn ngon, đa dạng, nhiều lựa chọn.
7. Nước máy (nước phông tên) có thể uống trực tiếp, không cần nấu.

KHUYẾT
1. Là nước có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay.
– Khách sạn: giá từ US$ 25/đêm/giường trong phòng tập thể. Phòng tươm tất dành cho 2 người phải từ US$ 90/đêm.
– Thức ăn: giá từ US$ 5/món.
– Dịch vụ hoặc bất kỳ thứ gì ở đây cũng mắc.
2. Một số người Việt bị từ chối cho nhập cảnh không rõ lý do.
3. Nhiều người già làm công việc phục vụ. Khi ăn uống ở những nơi đó, mình thấy hơi không thoải mái vì ái ngại.

Đây chỉ là những điểm nổi bật mình chú ý khi đi đến 4 quốc gia này. Bài review về Indonesia sẽ được viết riêng vì mình ở lâu hơn, khám phá được nhiều hơn. Nếu ai có kinh nghiệm khác mình hoặc cần review thêm phần nào nữa của 4 nước này thì cứ comment, mình sẽ cung cấp thêm nếu có thể.

 

?

Các Bài Viết về Đông Nam Á

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi.

1. Cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên, Việt Nam) – Prek Chark (Kampot, Campuchia)

Phía Việt Nam, các anh rất lịch sự, làm việc cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, anh cán bộ có kêu mình đóng 20 ngàn VND để ủng hộ cho một quỹ gì đó mình không nhớ. Anh có thòng 1 câu là “tùy em thôi, không bắt buộc”. Mình thấy anh cũng nhẹ nhàng. Hơn nữa, không muốn chỉ vì 20 ngàn mà lỡ anh làm khó thì khổ, nên mình có đóng.

Phía Campuchia thì thô lỗ hơn nhiều.

Quầy đóng dấu có 1 anh già, khi mình đến đưa passport thì anh kêu mình qua 1 bàn có 3,4 anh mập ú, đen thui đang ngồi phểnh bụng. Mấy anh đó thấy mình là người Việt thì nói tiếng Việt luôn với mình. Yêu cầu mình đóng 50 ngàn VND. Mình hỏi “Tiền gì?” thì trả lời ỡm ờ “Việt Nam, Campuchia anh em đoàn kết, gắn bó”. Máu mình lên tới não vì mình chúa ghét mấy cái vụ này. Nhưng mình nhớ lại là nếu nhập cảnh bằng đường bộ (không phải đường hàng không) thì có khi cán bộ cửa khẩu chỉ cấp cho mình thời hạn cư trú 15 ngày (thay vì 30 ngày). Thế là tức muốn chết mà mình cũng ngậm miệng đóng tiền cho mấy tên đó. Rồi mới qua anh già đóng dấu nhập cảnh.

Fraser làm visa on arrival ở cửa khẩu này cũng bị làm tiền. Phí visa có 30 USD mà cán bộ cũng thu 35 USD. Ăn tiền trắng trợn, không cần giải thích.

Ghi chú: Ai muốn đổi tiền ở biên giới Hà Tiên có thể ghé tiệm tạp hóa số 222 Mạc Thiên Tích, Hà Tiên để đổi. Từ VND sang USD hay Riel đều được. Giá tốt. Mình vô 2 ngân hàng Sacombank, Kiên Long Bank và cả 2 tiệm vàng to ở chợ Hà Tiên mà không chỗ nào nhận đổi tiền Việt sang mấy tiền kia hết.

2. Cửa khẩu Cham Yeam (Koh Kong, Campuchia) – Ban Hat Lek (Khlong Yai, Thái Lan)

Cán bộ Campuchia ở cửa khẩu này phong cách chuyên nghiệp, đàng hoàng, nhanh nhẹn. Khi thấy mình có visa Thái Lan, họ cũng kiểm tra chút ít rồi thôi. Lúc mình đến, khách rất đông, xếp hàng dài.

Vừa qua khỏi cửa khẩu Cham Yeam của Campuchia là đã thấy lính canh người Thái và chó bergie ngồi bên đường. Qua đến cửa khẩu Ban Hat Lek của Thái Lan, cán bộ nhìn cũng rất ngầu. Có điều chỗ làm thủ tục siêu nhỏ, hẹp. Có 1 cái bàn để mình điền đơn, nắng ơi là nắng rồi xếp 1 hàng dài duy nhất để đưa passport đóng dấu.

Ai đi trước cũng mất chừng 5 phút là xong. Đến mình, cán bộ kiểm tra đến hơn 15 phút mới đóng dấu cho mình. Mình đoán là vì mình có visa Thái vì họ nói với nhau. May mà họ cũng không hỏi han gì xe đạp, xe máy. Cũng không thu thêm phí.

Ghi chú: Sát bên cửa khẩu Cham Yeam có cái resort đẹp mê hồn, dòm siêu thư giãn. Còn vừa ra khỏi cửa khẩu Ban Hat Lek bên Thái sẽ thấy một khu chợ sầm uất bán đủ loại trái cây. Đó là chợ biên giới Ban Hat Lek.

3. Cửa khẩu Tak Bai (Narathiwat, Thái Lan) – Pengkalan Kubor (Tumpat, Malaysia)

Ở làng ngay biên giới Tak Bai, các bảng chỉ dẫn thường chỉ bằng tiếng Thái, ít thấy tiếng Anh. Người dân Thái lại càng không nói được tiếng Anh.

Khi đóng dấu xuất cảnh ở đây, họ cứ hỏi tới hỏi lui là “Có chắc Malaysia cho cô nhập cảnh không?” Mình điên hết cả người nói tui đi Malay mấy lần rồi ông, chả sao hết. Họ nói, hồi đó khác (?!?). Rồi chạy tới chạy lui, kiểm tra trên máy, gọi người này vô, người khác ra săm soi cái passport của mình. Thậm chí họ còn nói, nếu Malaysia cho cô nhập cảnh, tụi tui không có vấn đề gì để cho cô xuất cảnh hết. Nói vậy mà cứ giữ cái passport của mình hoài.

Cuối cùng, 1 anh cán bộ phát hiện ra mình có visa New Zealand nhập cảnh nhiều lần còn hạn nên mới đóng dấu cho mình đi!

Ranh giới giữa 2 nước ở đây là con sông Golok nên qua biên giới phải đi bằng thuyền. Tụi mình thuê của 1 anh loanh quanh gần đó. Chở cả 2 chiếc xe đạp, đồ đạc và người tốn hết 100 THB (khoảng 60 ngàn VND). Chèo qua chừng 10 phút.

 

Cập bờ biên giới Malaysia là đến cửa khẩu Pengkalan Kubor


Lúc tụi mình tới vắng hoe nên thủ tục siêu nhanh, siêu gọn nhẹ và không phải trả bất kỳ phí gì.

Ghi chú: Cửa khẩu Tak Bai thuộc Narathiwat, là một trong 3 tỉnh có cộng đồng người Hồi giáo đông nhất ở Thái Lan. Đây cũng là vùng tranh chấp biên giới dữ dội nhất giữa Malaysia và Thái Lan. Đã từng có 1 vụ biểu tình làm 85 người Thái chết tại đây. Tỉnh sát bên Narathiwat là Pattani, cũng là nơi có doanh trại quân đội Thái cực kỳ hùng hậu. Khi tụi mình đi ngang đây, cứ vài cây số là có một chốt lính gác cầm súng xét người qua lại với hàng rào kẽm gai, chó cảnh sát, vọng gác, bao cát, thùng phuy che chắn,…đủ kiểu. Dòm rất khủng bố. Tuy vậy, tụi mình đi qua không gặp vấn đề gì hết. Cứ thong thả đi bình thường thôi.

4. Cửa khẩu Johor-Singapore Causeway (Johor Bahru, Malaysia) – Woodlands (Singapore)

Ở Johor Bahru, chỗ xuất nhập cảnh qua Singapore là một tòa nhà phức hợp to khủng bao gồm cả hải quan, cách ly và thủ tục xuất nhập cảnh (CIQ) tên là Bangunan Sultan Iskandar (BSI).

 

Từ đây có cây cầu vượt Johor-Singapore Causeway dài hơn 1 cây số, băng qua eo biển Johor, đến Woodlands, Singapore. Cây cầu vừa là đường đi, làn xe điện và là đường ống vận chuyển nước từ Malaysia sang Singapore.

Chung quanh tòa nhà là các trạm xe buýt, tàu cao tốc, bến taxi,…cực kỳ tấp nập như một cái sân bay. Để làm thủ tục xuất nhập cảnh, họ có 117 quầy dành cho xe hơi và 100 quầy cho xe máy. Làm thủ tục hải quan, có 36 quầy cho xe hơi và 25 quầy cho xe máy.

Tụi mình đi xe đạp nên được xếp đi theo làn xe máy. Và hoàn toàn miễn phí cầu đường. Cả bên Malaysia lẫn Singapore.

Hàng ngày có cả chục ngàn người từ Malaysia sang Singapore làm việc nên hễ đến cửa khẩu này sau 5 giờ sáng là kể như đứng chờ. Mình chưa bao giờ thấy có cái cửa khẩu nào đông như thế này. Cả ngàn người phóng xe như điên, chạy cho nhanh, rồi đến nơi chờ. Với cả ngàn người khác.

Bên phía Malaysia thì ồn ào vì họ không tắt máy xe khi chờ. Nhưng qua đến Singapore, mọi người đều tắt máy xe, im lặng, không chen lấn, kiên nhẫn ngồi trên xe. Có người tranh thủ ăn sáng, đọc báo, uống cà phê mang theo luôn.

Ở phía Woodlands, có cả trăm quầy làm thủ tục. Hàng ngày, họ giải quyết hơn 300.000 lượt xuất nhập cảnh và khoảng 100.000 phương tiện vận tải các loại. Cửa khẩu Woodlands là một trong những cửa khẩu tấp nập nhất thế giới.

Những người qua lại biên giới thường xuyên có cái thẻ Touch-N-Go (TnG), tương tự như thẻ thu phí cầu đường tự động ở Việt Nam mình (OBU). Nhờ vậy mà thủ tục rất nhanh. Tụi mình là lâu nhất vì phải điền tờ khai nhập cảnh. Khối lượng công việc nhiều nhưng nhân viên rất lịch sự và giải quyết rất nhanh nhẹn. Với số lượng người đông như vậy mà tụi mình chỉ phải chờ chừng 1 tiếng là đã qua được cửa khẩu.

5. Cửa khẩu Woodlands (Singapore) – Johor-Singapore Causeway (Johor Bahru, Malaysia)

Khi tụi mình từ Singapore quay lại Malaysia vào khoảng 5 giờ chiều thì khi đến gần cửa khẩu, tụi mình lại tưởng đang nhìn lầm. Cách cửa khẩu còn gần mấy cây số mà xe máy đã xếp hàng chờ đông như kiến cỏ. Thì ra những người buổi sáng qua Singapore làm việc, buổi chiều họ cũng về lại nhà giờ này. Giờ cao điểm ở cửa khẩu là từ 5 giờ. Đến khoảng 10 giờ tối người mới giãn bớt.

Nhìn dòng người như trẩy hội xếp rồng rắn hết cả đường làm tụi mình ngán ngẩm. May có 1 anh tốt bụng đứng kế bên nói với mình là xe đạp thì không phải xếp hàng. Xe máy xếp hàng để cà thẻ thôi. Thế là 2 đứa mừng quá lách qua lề đường bên hông, hỏi luôn anh cảnh sát gần đó. Ảnh thấy tụi mình thì dọn mấy cái chắn đường qua một bên cho tụi mình đi. Còn nói cứ chạy lên lề hoặc men theo đường xe hơi mà chạy. Thế là 2 đứa một mạch phóng cho nhanh để kịp về khách sạn trước khi trời tối.

Đang chạy bon bon ngon lành thì tự nhiên mình bị vấp chân, té cái rầm. Cái kiếng mát đang đeo nhảy lên nóc 1 chiếc xe hơi phía trước. Mình không bị xây xát gì nhưng ngượng chín người. Cả ngàn người đang đứng yên chờ đợi, chả có việc gì để làm ngoài ngó mình tự té, tự lồm cồm bò dậy. Mình với lấy cái kiếng mát trên nóc thì ông chủ xe mở cửa bước ra nhìn mình rồi ngó đuôi xe ổng. Cơ khổ, cái xe ổng là một trong những cái xe cà tàng nhất mình từng thấy. Mình xin lỗi ổng rối rít mà vừa mắc cười vừa muốn độn thổ!

Fraser vẫn chả hay biết gì cho đến khi mình bắt kịp ảnh. 2 đứa xếp hàng chừng khoảng 15 phút là đóng dấu xong.

Qua cửa khẩu thì thường xe máy phải đi đường dành riêng, khá xa để về khách sạn tụi mình. Fraser kêu đi đường tắt bằng cách đi xuyên qua tòa nhà BSI. Thế là tụi mình làm 1 chuyến dẫn xe đạp đi vòng vòng siêu thị. Khiêng xe đạp lên xuống bằng thang cuốn. Mọi người nhìn tụi mình như người ngoài hành tinh. Mình thì cứ cười toe vì quá ngượng! Vậy mà mấy anh bảo vệ, an ninh nhìn thấy cũng không nói gì nha.

6. Sân bay Changi (Singapore) – Sân bay Juanda (Surabaya, Indonesia)

Tụi mình bay chuyến 8 giờ sáng nhưng đường đến sân bay khá xa nên 4 giờ sáng tụi mình đã khăn gói ra khỏi khách sạn.

Vừa ra khỏi khách sạn, trời mưa tầm tã, như giông như bão. Còn quá sớm nên chỉ có vài ngọn đèn đường vàng vàng, hàng quán hầu như chưa mở cửa. Tụi mình đành chịu dầm mưa chạy luôn cho kịp. Chưa hết xui, đang chạy hì hục, xe mình bị bể bánh! Fraser phải bơm lên tạm để chạy đến sân bay sẽ tính tiếp. Không ngờ lỗ to quá, chạy được chừng 5 phút bánh lại xẹp lép.

Không còn cách nào khác, Fraser phải ngồi bên lề đường thay ruột xe cho mình. (Chứ mình thì đã biết gì để thay hay vá?!). Đường thì tối mờ, trời thì mưa lạnh, vừa lo không kịp chuyến bay vừa vuốt mặt không kịp để thấy đường thay ruột xe. May mà cuối cùng cũng đâu vào đó. Đến được sân bay, tụi mình ướt như 2 con chuột lột.

Năm ngoái tụi mình đi thì sân bay Changi chỉ phân ra làm 3 Terminal. Tụi mình bay của Tigerair phải khởi hành từ Terminal 2. Nhưng đường đi vào sân bay thì lại gặp Terminal 3 trước. Đường đó không dành cho xe máy, chỉ dành cho xe hơi nên không tài nào băng ngang qua để đến Terminal 2 được. Quá nguy hiểm. Fraser dẫn cả người cả xe vào Terminal 3 hỏi thăm quầy dịch vụ xem có cách nào tụi mình đến Terminal 2 không. May ghê, cả 3 Terminal đều nối với nhau. Thế là tụi mình cứ thế dẫn 2 chiếc xe vẫn còn cộ hết đồ đạc trên đó, đi vòng vèo cho đến Terminal 2.

Đến nơi, tụi mình mới bắt đầu dỡ đồ đạc ra khỏi xe và lấy 2 tấm bạt nhựa bọc xe đạp lại. Rồi check in. Nhân viên check in cẩn thận dán nhãn “Đồ dễ vỡ”/“Fragile” lên rồi có 2 anh khuân vác đến khiêng đi ký gửi. Tụi mình lúc đó mới hoàn hồn, tung tăng tìm đồ ăn.

Đến sân bay Juanda ở Surabaya, sau khi làm thủ tục nhập cảnh thì đến quầy nhận hành lý. Tụi mình đến nơi đã thấy 2 chiếc xe đạp được dựng riêng sẵn ở 1 góc. Có 1 anh chàng khuân vác còn khuân để lên xe đẩy dùm. Tụi mình qua cổng Hải quan cũng không gặp vấn đề gì cả.

Ra ngoài cổng đến, tụi mình phải ráp xe để đi tiếp. Cái sân bay này nhỏ xíu như cái ga Sài Gòn của mình. Mấy ông đàn ông không biết làm gì, rảnh rỗi đứng đó dòm tụi mình dỡ đồ, ráp xe, bình luận tứ tung.

Ra khỏi sân bay, đói bụng, 2 đứa tấp vô 1 quán ăn bên đường. Quán nhỏ, sạch sẽ, dạng như quán cơm bình dân của mình. Sau này mới biết, quán đó chém tụi mình hơi đẹp, chắc vì gần sân bay. Dọc đường từ đó trở đi đến Bali, các quán ăn lịch sự rất ngon mà giá cũng rất rẻ. Ở Java, thường những quán cóc xơ xác, nghèo nàn là những quán lấy giá gấp đôi, gấp ba so với những quán to lớn, đàng hoàng. Nhưng mà so với độ đa dạng của đồ ăn Việt Nam, đồ ăn Indo quá chán!

Tháng sau tụi mình bay đi Úc rồi. Không còn cơ hội qua biên giới đường bộ cho đến khi tới châu Mỹ La Tinh. Có thể đến lúc đó mình lại kể tiếp kinh nghiệm qua mấy cửa khẩu ở vùng Nam Mỹ. Biết đâu còn hào hứng hơn nhiều, nhỉ?

?

Các Bài Viết Về Những Điều Cần Biết (Tips)

Kinh Nghiệm Xin Visa Úc – Diện Du Lịch Thị Thực 600

Ở đây, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc tự túc vào năm 2015 và 2016 tại văn phòng VFS Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích đi du lịch hay còn gọi là “Thị thực đi thăm Úc” - Diện thị thực 600. Mình cũng link website chính thức của VFS với các hướng dẫn đầy đủ về...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Indonesia

Tất cả những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình trải qua sau khi sống ở Indonesia (Java, Bali) hơn 8 tháng với người địa phương. Ở Java, tụi mình chỉ nhận xét từ sân bay Juanda (Surabaya) đến Banyuwangi (điểm cuối của đảo Java trước khi qua Bali). Về Bali, do tụi...

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Những Điều Cần Biết Khi Đi Nước Ngoài Bằng Máy Bay Lần Đầu

Mình nghĩ ra ý tưởng viết bài này sau khi phải chuẩn bị cho mẹ và dì mình bay từ Việt Nam sang Indonesia. Dì mình biết 1 ít tiếng Anh nhưng chưa đi máy bay bao giờ. Mẹ mình thì bay trong nước hồi trẻ rồi đi nước ngoài vài lần nhưng lại là đi chung với mình. Chợt nghĩ...

Giá Sinh Hoạt Ở Indonesia

Mình tổng hợp danh sách giá cả đồ dùng và dịch vụ ở đây để mọi người tiện tham khảo. Giá cả mình chủ yếu dựa vào giá niêm yết của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa, quán cóc bên đường, nhà hàng, khách sạn,...tụi mình từng ghé ở đảo Java và Bali. Mình cũng...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017 1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport): - Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng...

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!