4 Quán Ăn Ngon Rẻ ở Seminyak

4 Quán Ăn Ngon Rẻ ở Seminyak

4 Quán Ăn Ngon Rẻ ở Seminyak

Seminyak là một trong những khu vực đông đúc, nhộn nhịp, nhiều khách du lịch nhất Bali. Các quán ăn ở đây khá mắc do đó mình chọn ra 4 quán này rất rẻ mà ngon để giới thiệu với mọi người.

1. WARUNG LUHRON

Địa chỉ: Jl. Cendrawasih no. 17, Seminyak 80361, Bali, Indonesia.
+62 877-6046-1312
Mở cửa từ 10AM – 9PM
Mức giá trung bình: $ (25 ngàn IDR/phần).
Có wifi, không có máy lạnh, giữ xe miễn phí.

Quán hơi khó tìm vì đi xuyên qua hẻm vòng vèo. Nhưng nếu tìm được đến nơi thì view quán nhìn ra cả một vùng đồng trống, rất thoáng. Bên dưới là 1 shop bán quần áo, trang sức nho nhỏ. Quán ăn trên lầu, rộng rãi, thoải mái, thiết kế có phần lãng mạn và khá nghệ thuật.

Do chói nắng hoặc trong quán quá tối, không chụp được hình gì ở quán cả. Đành lấy ảnh chụp cả nhà để thấy chút xíu view ở phía sau lưng.

1 phần ăn ở đây gồm cơm + rau xào + thức ăn mặn + nước uống chỉ có 25 ngàn IDR tổng cộng!

1 phần cơm cà ri gà

 

Sạch sẽ, thơm ngon, nóng hổi, nấu khi vừa gọi món. Nêm nếm vừa ăn, siêu dễ ăn. Mình thích nhất là món đùi gà chiên giòn, rắc tí muối, ăn với cơm và rau xào nước cốt dừa. Trà chanh.

Thực đơn không nhiều, chủ yếu là gà và tôm chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng nếu mình chỉ cần một chỗ ăn đơn giản, ngon lành thì cái cuốn thực đơn 100 món chỉ làm mình rối chứ chả giúp ích gì. Ở đây như một hàng cơm tấm, hơi cao cấp về không gian, giá cả thì trên tuyệt vời. Thỉnh thoảng, quán còn khuyến mãi. Ăn 5 phần, tặng 1 phần miễn phí!

Mọi người chỉ cần nhích ra ngoài 1 chút, đi đến bất kỳ quán ăn nào thì sẽ thấy bước vô bước ra ở Seminyak ít nhất là 50k IDR/món. Chưa nước uống, chưa thuế, phí gì hết.

Cô bé phục vụ cũng là con chủ quán, du học ở Úc về, tiếp chuyện vui vẻ, hỏi han khách khứa. Rất lịch thiệp và đáng yêu.

2. HAPPY BUDDHA VEGETARIAN

Địa chỉ: Jl. Raya Kuta No.143, Kuta, Seminyak, Bali 80361, Indonesia
+62 361 761600
Mở cửa từ 10AM – 3PM; 5.30PM – 9PM
Mức giá trung bình: $ (20 ngàn IDR/phần)
Không wifi, có máy lạnh, giữ xe miễn phí.

Là quán chay, phong cách người Hoa. Siêu ngon, siêu rẻ, siêu dễ ăn.

menu_happy_buddha_vegetarian

menu_drinks_happy_buddha_vegetarian

Quán đơn giản, bình dân. Phục vụ chu đáo. Là 1 trong số ít nơi phục vụ các món mì bằng đũa. Những nơi khác chỉ đưa muỗng và nĩa!

Nếu đến quán, mọi người nhớ gọi các món:

– Sop Bakuteh Veggie (Chinese Tonic Soup): gồm các vị nấu như trong súp gà, gà ác hầm thuốc bắc, chỉ có điều không có gà. Thơm, ngon, thanh mát. Người khỏe hay không khỏe chỉ cần uống canh này là thấy khỏe khoắn ngay.

quan_an_seminyak_happy_budda
– Tom Yum Soup: súp chua cay như súp Tom Yum của Thái. Dễ ăn. Ăn với cơm trắng.

 

quan_an_seminyak_happy_buddha
– Corn & Asparagus Soup: súp bắp măng (tây trắng).
– Kwetiauw Goreng Veggie: mì xào cọng to, nhiều rau củ, sốt rất ngon.

quan_an_seminyak_bali_buddha

– Bihun Goreng Veggie: Bún gạo xào chay, dễ ăn.
– Cap Cay Veggie: rau xào các loại. Phần to, nên ăn nhiều người.

Uống nước thì lần nào nhà mình cũng uống nước quýt (Jus Jeruk) vì thơm ngon, rẻ tiền. Ly to đùng.

quan_an_seminyak_happy_buddha2

 

3. GUSTO GELATO CAFE

Địa chỉ: Jl. Mertanadi No. 46B, S, Bali 80361, Indonesia
+62 851-0052-2190
Mở cửa từ 10AM – 10PM
Mức giá trung bình: $ (22 ngàn IDR/ly 2 vị)
Có wifi, có máy lạnh/sân vườn, giữ xe miễn phí.

Quán kem này phải nói là quán kem ngon và rẻ nhất thế giới!
Ở Việt Nam, mình ăn kem, viên kem không bao giờ có 1 chuẩn mực nào cả. Tiệm thì viên to, tiệm thì viên nhỏ. Thậm chí có chỗ viên nhỏ xíu như múc bằng muỗng cà phê chứ không phải scoop kem.

Ở đây

– Viên kem to bằng scoop kem Swensen, nặng khoảng 46 gram. Ly nhỏ nhất có thể chọn 2 mùi, tức là 2 scoop. Giá là 22 IDR/2 scoop kem to ú. Có thể chọn ly siêu to với 5 mùi vị kem khác nhau, giá 125 IDR/5 scoop kem.

Bảng giá kem ở Agusto Gelato Cafe

– Có gần 50 mùi vị kem để mình chọn. Trong đó nhiều vị rất lạ, mình mới thử lần đầu ở đây hoặc lâu lắm rồi mới thấy. Gừng, quế, mãng cầu, sả, thanh long, ớt, bơ mặn, tảo xoắn, mè rang, sô cô la ớt, nghệ, mơ,… Mùi nào mình thử thấy cũng ngon!

1 góc của tủ kem ở Gusto Gelato Cafe

– Có thể chọn ly giấy hoặc bánh quế, hoặc bánh mì kem.
– Nhân viên cực kỳ dễ thương, vui vẻ, nhiệt tình. Nhân viên múc kem thì nhồi kem vào ly/cây ốc quế cho đến khi nào không còn chỗ nhét kem nữa mới thôi! Nhân viên lau dọn, phục vụ, mở cửa, tươi cười.
– Wifi mạnh
– Có khu vực máy lạnh ngồi bên trong và khu vực sân vườn khá rộng.
– Giữ xe miễn phí

Quán lúc nào cũng đông khách, chủ yếu là người địa phương. Không khí nhộn nhịp.

Cảnh ngoài sân vườn ở Agusto Gelato Cafe

4. GRAIN BALI

Địa chỉ: Jl. Raya Seminyak No. 16 A-B, Seminyak, Kuta, Seminyak, Kuta, Kabupaten Badung, Bali 80361, Indonesia.
+62 361 730528
Mở cửa từ 7.30AM – 10PM.
Mức giá trung bình: $$$ (70 ngàn IDR/phần)
Có wifi, có máy lạnh, giữ xe miễn phí.

Quán khá sang, nằm trong hẻm, hơi khuất. Nhưng vô hẻm thì chỉ có duy nhất quán này. Có chỗ ngồi bên ngoài (có dù) và bên trong (máy lạnh).

quan_an_seminyak_grain_bali

grain_bali_quan_an_seminyak2

Mình ấn tượng nhất ở đây là phần “Big Breakfast”. Bự thiệt. Gọi 1 phần mà lần nào cũng 2 người ăn mới hết. Chỉ cần gọi thêm 1 phần bánh mì (3 lát dày) là no căng.

big_breakfast_grain_bali

Nhân viên phục vụ siêu nhiệt tình. Thức ăn làm cũng khá nhanh. Có điều giá cả hơi cao. Trung bình 1 phần ăn là 70 ngàn IDR.

Chỉ có phần “Big Breakfast” 89 ngàn IDR với lượng thức ăn nhiều là rẻ. Hơn nữa, thức ăn ở đây làm rất ngon.

grain_bali_menu1

grain_bali_menu

 

 

?

Các Bài Review Quán Ăn

10 Quán Ăn Ngon Ở Sanur

Sau khi đi chơi 1 vòng quanh đảo với gia đình, tụi mình may mắn thuê được 1 căn hộ dạng studio rất thoải mái ở Sanur. Bác chủ nhà siêu dễ thương, giá thuê quá tốt, vị trí lại cực kỳ thuận lợi để đi bất cứ đâu. Thế nên tụi mình chỉ ở chỗ đó cho đến ngày rời Bali. Do...

5 Quán Ăn Ngon Ở Ubud

Ubud có vô số các quán ăn ngon. Tuy nhiên, với tiêu chí ngon và giá hợp lý, đáng tiền. Tụi mình lọc lại 5 quán ưa thích sau ở Ubud, Bali, Indonesia. 1. WARUNG IGELANCA Địa chỉ: Jl. Raya Ubud, Padangtegal Kaja, Ubud, Gianyar, Kabupaten Gianyar, Bali 80571. +62 361...

4 Quán Ăn Ngon Rẻ ở Seminyak

Seminyak là một trong những khu vực đông đúc, nhộn nhịp, nhiều khách du lịch nhất Bali. Các quán ăn ở đây khá mắc do đó mình chọn ra 4 quán này rất rẻ mà ngon để giới thiệu với mọi người. 1. WARUNG LUHRON Địa chỉ: Jl. Cendrawasih no. 17, Seminyak 80361, Bali,...

7 Nhà Hàng Chay Ưa Thích ở Sài Gòn

Mình không ăn chay, mình ăn mặn. Nhưng vì Fraser ăn chay và mình cũng nhận thấy rất rõ ăn chay tốt cho sức khỏe nên mình thường ăn rau củ nhiều hơn. Thỉnh thoảng thèm thịt cá, hải sản, Fraser vẫn phải chở mình đi ăn những chỗ mình thích. Sau khi ăn ở gần hết các quán...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày đầu chỉ đạp chừng 20-30 cây số là dừng lại, không quan tâm tới điểm đến. Ở đâu cũng có thể kiếm được nhà nghỉ, ở đâu cũng có thể kiếm được đồ ăn, dù theo khẩu vị hay kén chọn của mình, đồ ăn ở những vùng sâu vùng xa thường dở. Có khi mình không ăn cơm mà kiếm món gì khác để ăn bù như chuối chiên, khoai lang chiên, bắp nướng, bánh tai yến,…Những lúc đó mới thấy mấy thức ăn vặt bình dân này ngon lành và quý giá biết bao nhiêu! Lại còn rẻ nữa.

Cũng tại cái tật kén ăn này, cộng với kỹ năng xem bản đồ dở, nên mới xảy ra thảm họa.

Sau khi đạp 45 cây số từ Phumi Antoat đến Trapaeng Rung, leo chừng một chục cái đồi (mà không thấy cảnh gì đẹp), mệt muốn bở hơi tai lúc leo nhưng lúc xuống dốc thấy đã quá, dừng lại ăn cơm, không thấy có gì ăn được. Không ăn. Lại mới giữa trưa, giở bản đồ ra coi, thấy đường đi cũng bình thường (!?!), mình nói Fraser đạp tiếp đến Ta Tai luôn đi, với hy vọng tới đó có cái gì ngon hơn để ăn. Ảnh nói không nên, sắp tới mấy cái đồi núi dốc lắm mà đường lại xa, thêm hơn 40 cây số nữa lận, em không ăn sẽ đi không nổi đâu.

Nghe ba chớp ba nháng sao ra là mấy ngày nữa sẽ đến đoạn đồi dốc lắm, mình nên nghỉ lại hôm nay để có sức đi. Mình thì sau gần 2 tuần đạp xe phăng phăng không bị đau chân đau người gì, trở nên tự tin thái quá, mình nói không, mình đi được, đừng có đánh giá thấp mình…Fraser lúc nào cũng tôn trọng mình, tôn trọng các quyết định của mình; ngay cả khi phải để mình học một bài học nhớ đời. Thế là bi kịch bắt đầu.

Mình chuẩn bị đạp lên dốc đây

Vừa ra khỏi cái làng nhỏ đó đã thấy dốc là dốc.

Đi lên dốc mà xe máy với xe tải rồ máy thấy thương, gầm gầm gừ gừ đi lên chậm chậm. Còn mình thì vẫn phải nhấn pedal không ngừng nghỉ, vì sợ ngừng lại thì sẽ không muốn leo lên cái xe đạp nữa!

Trời thì nóng, nắng thì rát, nước uống cũng hết. Lúc đó chỉ nhắm mắt nhắm mũi đạp cho tới 1 cái mốc ngăn ngắn nào đó mình tự đặt ra, ví dụ đến cái ụ đất đó, qua cái miếng rác kia,…và chỉ cắm mặt xuống đường nhựa đạp chứ cũng không quan tâm phía trước còn bao xa nữa. May mà đường khá vắng và người đi đường họ cũng lịch sự tránh mình nên không sao cả. Nhiều xe tải đi qua, tài xế quay lại, đưa ngón cái lên khen mình. Những lúc như vậy, có khí thế chạy thêm được vài trăm mét nữa là ít 🙂

Đường lên dốc là thế mà thả dốc cũng có phần hơi kinh dị. Vì dốc thẳng đứng nên xuống dốc cũng cực kỳ…dốc! Lên, bò ở 5 cây số/giờ. Xuống, có đoạn lên tới 45 cây số/giờ, bóp thắng muốn gãy tay vì đường không trơn láng và ngoằn nghoèo.

Đạp xe lúc đó không thấy đói, chỉ thấy mệt, nóng, khát nước, tuyệt vọng và tức tối nữa. Mình tức là sao Fraser biết dốc đến cỡ này mà không ngăn cản mình đến cùng, vẫn chiều theo ý mình, để cho mình đi! Đối với ảnh thì mấy cái đồi này có nhằm nhò gì, nhưng đối với mình, 1 đứa con gái chỉ mới đạp xe gần 2 tuần thì đúng là địa ngục! Rồi nhân tiện, ghét luôn hết mọi thứ liên quan đến cái đất nước này: Đồ ăn thì dở, chó thì khắp nơi sủa lung tung, đồi thì dốc đứng mà chả có cái bóng cây nào hết, vân vân và vân vân.

Đã vượt xong cái dốc, mặt mày vẫn còn mếu máo!

Một hồi, tự nhiên bình tâm trở lại. Nghĩ bụng, ủa, cái xứ này có làm gì mình đâu? Tự mình lết đến đất nước họ đó chứ! Mà họ còn miễn visa cho mình 1 tháng nữa. Mấy con chó nó sủa um vì nó có nhiệm vụ giữ nhà, giữ đất, chứ nó đâu có cắn bậy mình đâu? Còn đồ ăn, thức uống, nếu muốn ngon như ý mình thì thôi ở nhà quách cho rồi, đừng đi du lịch đâu hết cho mệt. Rồi cái vụ leo đồi bụng đói này là do mình “tỏ ra nguy hiểm” chứ ai? Mà bây giờ leo xong rồi, có thấy hãnh diện với bản thân không?

1 khu nhà sàn/ làng nổi trên sông ở Campuchia

Bài học rút ra là:

1) Để vượt đồi núi dốc đèo thì hành trang mang theo cần có:
– Kiếng mát (loại tốt, nắng chói mắt lắm)
– Nước (nhớ mang theo đầy bình)
– Kẹo, bánh (nhất là những ai bị huyết áp thấp như mình, không được để đói hoặc hạ đường huyết)
– 1 chiếc xe đạp tốt
– 1 người bạn đường hiểu chuyện, biết quan tâm, động viên mình vượt qua thử thách và lúc nào cũng khẳng định là mình làm được (nhiều thứ, chứ không phải làm cái gì cũng được).

2) Điểm yếu có thể trở thành điểm mạnh trong hoàn cảnh bạn không ngờ đến nhất: mình thuận chân phải nhưng khi leo đồi, mình dùng toàn chân trái đạp để lấy đà lên và liên tục như vậy để vượt dốc.

3) Chỉ tập trung vào hiện tại: không quan tâm sẽ còn phải đi bao xa, chỉ tập trung vào khúc đường ngay trước mặt và đạp xe liên tục, cho đến khi nào không thể đạp được nữa mới thôi.

Sự thật là khi vượt đoạn đường này, mình khóc 2 lần giữa đường, cảm giác kiệt sức và thấy mình ngu ơi là ngu mới đi du lịch bằng xe đạp!

Vậy mà, chỉ 1 ngày sau đó, tiếp tục đi đến Koh Kong, mình gần như quên mất tiêu là hôm qua mình đã thê thảm đến mức nào! Lại mê mải tìm quán ăn, đi lung tung chụp hình và cực kỳ hào hứng khi sắp qua biên giới Ban Hat Lek của Thái Lan, nước thứ 2 trong cuộc hành trình.

 

Lại tỉnh như ruồi đạp tiếp qua cầu

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Những Quý Nhân Của Mình

Những Quý Nhân Của Mình

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi.

1. ĐỒNG NGHIỆP:

Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ thương nhất thế giới! Mỗi lần có việc cần hỏi, chạy xuống chỗ ảnh, là ảnh giải thích ngọn ngành, từ A đến Z, chứ không phải chỉ trả lời qua loa cho xong. Lúc đói bụng, cũng tìm đến ảnh vì ảnh luôn trữ đồ ăn, bánh kẹo. Mà không phải chỉ cho vài cái bánh thôi đâu. Nghe mình đau bụng là đưa luôn cho mấy bịch trà gừng đem từ Đài Loan qua, đặt riêng theo đơn hàng, uống cho ấm bụng.

Là dân chơi xe đạp, ảnh là người khuyên mình khoan mua xe đạp mới khi mình nói muốn chạy đường xa. Rồi ảnh cũng là người cho mình mượn chiếc xe đạp xịn, xách tay từ Đài Loan về, chạy thử cho biết cảm giác trước khi quyết định mua xe mới. Nói là mượn mà giữ luôn của người ta gần 6 tháng! Vậy mà không phàn nàn gì. Thỉnh thoảng còn đưa thêm đồ nghề cho thay. Lúc thì bộ pedal mới, lúc thì cái giỏ phía trước, cái bọt baga phía sau,…Gắn thêm để mình tiện mang vài thứ lặt vặt khi chạy đi chơi, đi làm.

Đến khi nghe mình sẽ bắt đầu chuyến đi này, ảnh vừa sốc vừa lo lắng dùm mình. Ảnh nói con gái ảnh cũng đã đạp xe vòng quanh Đài Loan với nhóm bạn. Có xe “cứu hộ” phía sau nên cũng an toàn. Còn mình đi như vầy thì nguy hiểm quá. Lại còn bị huyết áp thấp, đói bụng một cái là tiêu.

Cuối cùng, không thuyết phục được mình, ảnh tặng mình 1 bình nước giữ nhiệt. Dặn mình phải thường xuyên uống nước nóng mỗi buổi sáng để giữ sức khỏe.

Dominic là người đứng thứ 2 từ trái sang

 

2. BẠN BÈ

Stuart là người Anh, Trưởng bộ phận phụ trách dạy phụ đạo ở trường BIS. Do tình cờ, Fraser được một người quen giới thiệu đến ảnh. Vậy mà ảnh không ngần ngại cho Fraser ở nhờ ngay đêm đầu tiên tới Sài Gòn. Sau đó, góp ý chỉnh CV dùm Fraser để ảnh nộp đơn cho vị trí dạy kèm trong BIS. Không chỉ vậy, sau 6 tháng dạy ở BIS, Fraser quyết định không ký tiếp hợp đồng mà chỉ đi dạy riêng ở ngoài. Lúc đó, Stuart lại là người giới thiệu Fraser đến những phụ huynh có nhu cầu.

Mỗi khi vợ chồng ảnh đi chơi xa, ảnh lại mời 2 đứa tụi mình qua “giữ nhà”. Tụi mình thì đang để dành tiền, ở 1 căn phòng trong căn nhà thuê chung với 3 anh Tây khác. Cũng thoải mái nhưng không sang trọng gì. Cho nên mỗi lần được đi giữ nhà ở Thảo Điền, tha hồ xem phim màn ảnh to, thì mình khoái lắm.

Khi mình quyết định mua xe đạp mới, Stuart lại là người mang chiếc xe đó từ Anh về Việt Nam dùm mình. Sau đó, dành cả ngày để phụ tụi mình lắp ráp xe. Rồi để mình chạy thử, góp ý,…

Lần chạy xe thử đầu tiên ở Thảo Điền, Q2

Khi tụi mình bắt đầu chuyến đi này, cũng là lúc ảnh bắt đầu chuyến đạp xe vòng quanh thế giới trong 1 năm. Ảnh đi sau tụi mình vài ngày. Ảnh đạp rất nhanh vì tập luyện liên tục. Chưa kể, ảnh chỉ có thời hạn 1 năm để quay về lại Việt Nam. Trong khi tụi mình cứ tà tà đi vì còn tới 4 năm. Mỗi lần đến nước nào mà ảnh đang ở đó, thế nào tụi mình cũng hẹn hò gặp mặt. Ảnh người lúc nào cũng như có lửa, phải làm cái gì đó chứ không chịu ngồi yên. Vậy mà ảnh dám đặt cho mình biệt danh là Tên lửa Bỏ túi (Pocket Rocket), chỉ vì mình đạp xe 180 cây số/ngày để thắng cá độ 1 cái bánh pizza!

Ăn tối ở 1 quán ăn ở Prey Nob, Campuchia cùng với 1 đôi người Phần Lan tụi mình gặp trên đường đi (Emilia và Mikko), ngồi bên trái. Stuart ngồi ở giữa.

 

Ở quán ăn Sea House Cafe, Trat, Thái Lan

 

Ở 1 khu chợ đêm ở Johor Bahru, Malaysia

 

Ở quán Ratu & Grill, Sanur, Bali, Indonesia

Do thời gian ở Indo của tụi mình dài hơn dự định, có thể sẽ phải đến Nam Mỹ mình mới gặp lại ảnh. Nếu mọi người muốn theo dõi hành trình của ảnh, có thể xem website bằng tiếng Anh www.cyclingstew.com

3. NGƯỜI QUEN:

Tụi mình gặp Edd ở một buổi dạy nhảy Salsa ở Amed. Đó là một buổi gặp mặt bạn bè, người quen của Patricia và Matthew. Và hầu như chưa ai từng nhảy Salsa trước đó, trừ Michael và Patricia! Vậy mà ai cũng hào hứng kinh khủng, chú tâm kinh khủng, nhiệt tình kinh khủng 🙂 Edd dòm rất mắc cười vì anh ốm và nói chuyện rất tếu. Anh là người Anh, đã ở Bali 2 năm, biết khá nhiều thông tin như dân địa phương và cũng sẵn sàng chia sẻ cho ai cần đến.

Edd trên bãi biển Sanur, chơi với cái diabolo (rất giống yoyo)

Anh là người đã giới thiệu cho tụi mình chỗ làm visa nhanh, gọn và hiệu quả nhất Bali. Anh cũng cho tụi mình thưởng thức ẩm thực địa phương theo kiểu người dân Bali, babi guling quay tại chỗ, lawar,… Luôn luôn chào đón khi tụi mình ghé qua Ubud. Có khi là đến chơi uống trà, hoặc 1 căn phòng ngủ lại qua đêm. Có khi là nghe 1 bản nhạc mới anh vừa sáng tác.

Anh là người thường xuyên tổ chức các buổi BBQ, hòa giải người này, kết nối người nọ. Nhờ những lần ghé nhà anh chơi ở Ubud, tụi mình gặp không biết bao nhiêu là người hay ho từ khắp nơi trên thế giới! Nhờ anh, mối quan hệ của tụi mình mở rộng nhanh chóng.

Chơi nhạc tại 1 buổi BBQ. Những người trong hình đều là những nhân vật thuộc hàng “huyền thoại” 🙂

Sắp tới, tụi mình dự định sẽ cùng anh và nhóm bạn đi vài nơi vào dịp Giáng Sinh và Tết Tây. Có thể là đảo Gili, Lombok hay Sumbawa. Cực kỳ hào hứng!

Danh sách những người siêu tốt bụng siêu dài và phải từ từ mới kể hết. Mọi người cứ thong thả chờ nha.

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa:
– Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh.
– Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30 ngày, có thể xin visa du lịch ở được 60 ngày, thời hạn 3 tháng (với điều kiện có người bảo lãnh). Sau đó nếu muốn ở lâu hơn phải gia hạn visa thêm 30 ngày với phí là 1.900 THB.

2. Chọn điểm đến
– Bangkok: thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Thái Lan. Đầy đủ các hoạt động vui chơi, giải trí và các địa điểm thu hút khách du lịch. Khu Khao San Road là khu tây ba lô. Nhìn chung, chi phí ở Bangkok đắt đỏ hơn so với các thành phố khác.
– Ayuthaya: là cố đô của Thái Lan trước khi dời về Bangkok. Với 3 cung điện, hơn 400 đền đài và dân số khoảng 1 triệu người, đây là nơi thu hút khách du lịch với các phế tích khá ấn tượng. Cách Bangkok chừng 80 km.
– Chiang Mai: được bao bọc bởi các ngọn núi ở miền Bắc Thái Lan, Chiang Mai là thành phố có cả nét hiện đại và truyền thống của kiến trúc và văn hóa Thái. Nổi tiếng với các ngôi chùa như Wat Chedi Luang và sản phẩm làm bằng thủ công.
– Ko Samui: thuộc tỉnh Surat Thani, là đảo thu hút nhiều khách du lịch nhất sau Phu Ket. Nổi tiếng với các resort cao cấp, bãi biển xanh trong và chùa Phật khổng lồ. Ngoài ra họ cũng thường tổ chức lễ hội chọi trâu và triathlon (thi 3 môn phối hợp chạy bộ, bơi, đi xe đạp).
– Phuket: đảo nổi tiếng nhất Thái Lan với các bãi biển lặng, ngắm san hô, các resort sang trọng và lối sống về đêm sôi động. Ở đây khách du lịch nhiều hơn người dân địa phương.
– Pattaya: Nơi nổi tiếng về các tụ điểm gái làng chơi nhưng cứ ngó lơ họ đi thì mình dễ dàng tìm được khách sạn rẻ và đồ ăn rất ngon, rẻ. Các nhà hàng Pizza kiểu Ý nướng bằng lò củi rất nhiều ở Pattaya, ngon kinh khủng và giá cực kỳ hợp lý.

1 nhà hàng pizza ở Pattaya, Thái Lan. Ngon và rẻ!

– Hua Hin: là 1 thị trấn nhỏ xinh xắn, khá phát triển về du lịch với bãi biển, sân golf và các đền chùa. Cung điện mùa hè của hoàng gia cũng ở đây.
– Krabi: ngay tại thị trấn không đẹp và không có gì đặc sắc nhưng từ đó có thể đi ra các đảo khác  như Ko Phi Phi, Railay, Ko Lanta,… với tour trong ngày. Các đảo đều có biển xanh trong vắt, cát trắng, có thể lặn biển hoặc ngắm cá, san hô. Chi phí ở thị trấn tương đối rẻ với các quán ăn bình dân, giá hợp lý
– Kotao: thánh địa dành cho dân lặn biển
– Ko Phangan: nổi tiếng với các spa và các trung tâm thiền, yoga. Là điểm du lịch mới nổi, gần Ko Samui.
– Pai: một ngôi làng yên tĩnh nằm ngay chân núi giữa Chiang Mai và Mae Hong Son. Dành cho ai thích leo núi, đồi. Ngoài ra ngay bìa làng còn có suối nước nóng, các thác nước và các trại voi.
– Railay (Rai Leh): thu hút dân leo núi từ khắp nơi trên thế giới nhưng cũng có bãi biển cực đẹp. Là 1 bán đảo nhỏ chỉ đến được bằng thuyền với các resort tuyệt đẹp dọc bờ biển

3. Khách sạn
– Đặt trực tiếp tại khách sạn rẻ hơn đặt online. Tốt nhất là đến nơi đó, đi vòng vòng hỏi thăm hoặc thấy khách sạn nào dòm được thì ghé vào hỏi. Các website đặt phòng thì tiện nhất là agoda.com vì agoda của Thái. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, nên đặt trước khi đi để chắc chắn có phòng.
– Không hiểu mọi người thì sao chứ mình thì thấy mấy cái love hotel ở Thái rất đẹp. Phòng ốc sạch sẽ, có chỗ để xe riêng ngay trước cửa phòng và giá lại rẻ :). Nhất là khi đến những vùng sâu vùng xa.

Trong phòng ở 1 love hotel ở Chonthaburi, Thái Lan

4. Tiền
Vào thời điểm này, 1 THB = 640 VND nhưng trước khi đến Thái hoặc trước khi đổi tiền, luôn luôn kiểm tra tỷ giá hiện thời để biết tỷ giá chỗ mình đổi có tốt không.
– Khi đến Thái nên mang theo USD, thẻ tín dụng và thẻ rút tiền quốc tế (ví dụ: Visa debit) nhưng không khuyến khích rút tiền mặt từ cây ATM ở Thái Lan vì ngân hàng Thái Lan tính phí rút tiền mặt (tùy ngân hàng, trung bình 3 USD/lần) chưa kể các loại phí từ phía ngân hàng Việt Nam (phí 2 đầu).
– Có thể đổi USD sang THB ngay tại sân bay vì tỷ giá khá tốt. LUÔN LUÔN MANG THEO PASSPORT KHI ĐỔI TIỀN.
– Thẻ Visa và Master được chấp nhận rộng rãi ở Thái nhưng vài nơi mình phải trả thêm phí 3%. Tiền mặt họ chỉ nhận tiền THB, không nhận các ngoại tệ khác.
– Có thể rút tiền ở các cây ATM ở các ngân hàng hoặc ở các tiệm tiện lợi, cây xăng.

5. Thời tiết, khí hậu
Thái Lan nóng ẩm quanh năm, giống miền Nam Việt Nam mặc dù chính thức, họ có 3 mùa:
– Mùa nắng: từ tháng 3 – tháng 6. Nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C, nhất là vùng Đông Bắc Thái và Bangkok. Tết người Thái (Songkran) diễn ra vào tháng 4 là tháng nóng nhất trong năm do đó họ có nghi thức tạt nước vào nhau trong 3 ngày lễ hội. Tuy nhiên, nếu đến Thái Lan vào tháng này, sẽ có dịp tham gia Tết của họ, đồng thời giá vé, khách sạn cũng rất rẻ do là mùa thấp điểm.
– Mùa mưa: từ tháng 7 – tháng 10, thường mưa vào sáng sớm hoặc chiều tối
Mùa mát: từ tháng 11 – tháng 2, là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Thái Lan. Tuy nhiên, đó cũng là mùa cao điểm khách du lịch, mọi thứ đều tăng giá và phòng khách sạn nên đặt trước nếu không sẽ không còn phòng.

Nên mặc đồ gọn nhẹ, mát mẻ để thoải mái khi đi chơi. Thậm chí không cần mang nhiều đồ vì có thể dễ dàng mua đồ ở Thái Lan với giá rất rẻ mà lại đẹp và tốt. Tuy nhiên, là xứ sở có nhiều đền chùa, nên mang theo quần dài, áo dài tay mặc khi thăm những chỗ đó để tôn trọng văn hóa của họ và để được cho vô cửa.

Nên mang dép kẹp để đi cho thoải mái và khỏi tháo giày khi ra vô các đền chùa cũng như nhiều cửa hàng.

6. Giao thông, phương tiện vận chuyển
Thái Lan theo luật chạy xe bên lề trái. Người dân Thái cực kỳ lịch sự, ôn hòa, luôn luôn nhường đường cho tụi mình (khi tụi mình đi xe đạp). Đi xe máy thì bình thường

Xe tuk tuk có ở khắp nơi. Ngoài Bangkok không cần trả giá. Tại Bangkok nhớ trả giá kịch liệt và chỉ đi 1 lần cho biết. Sau đó đi BTS (xe điện ngầm), MRT (tàu điện trên không), xe buýt, xe songthaew,  taxi, hay thậm chí đi tàu trên sông,…rẻ và tiện hơn rất nhiều, đồng thời đến được rất nhiều nơi khác nhau. Nếu tranh thủ đi nhiều nơi trong 1 ngày, có thể mua vé One day pass của BTS hoặc MRT để tiết kiệm chi phí.

Songthaew rất rẻ và có thể đi được quãng đường khá xa, cách tính giá giống xe buýt Việt Nam mình. Ở Hat Yai, tụi mình lên ngay bến và xuống bến cuối ở Songkhla khoảng 30 km mà chỉ trả có 10 TBH/người! Còn ở Chon Buri, tụi mình đi thì xa nhưng về gần hơn (vì đi bộ dạo mát) mà cuối cùng cũng trả tiền y chang, 10 TBH/người. Muốn xuống xe thì nhấn cái chuông ở trên nóc xe và ra phía trước trả tiền tài xế khi xuống.

1 chiếc xe songthaew ở Songkhla, Thái Lan

Nếu muốn thuê xe máy, giá dao động từ 180 – 200 THB/ngày. Nhớ đòi cho bằng được 2 nón bảo hiểm nếu đi 2 người, không thôi công an thổi phạt. Ai không đội nón mặc kệ họ.

Nếu muốn đi nhiều nơi ở Thái Lan, có thể bay để tiết kiệm thời gian vì Thái Lan có hơn 20 sân bay nội địa. Air Asia, Nok Air và One-to-go là các hãng máy bay giá rẻ, đi và đến từ sân bay quốc tế Don Muang, không phải từ sân bay Suvarnabhumi.

xe buýt miễn phí đi lại giữa 2 sân bay này từ 5:00 am – nửa đêm 24:00 am
Từ Suvarnabhumi – Don Muang: đón ở lầu 2, cổng số 3; thả khách xuống ở lầu 1
Từ Don Muang – Suvarnabhumi: đón ở lầu 1; thả khách xuống ở lầu 4, cổng số 5

7. Wifi & Simcard:
– Wifi miễn phí khá phổ biến tại Thái Lan, tốc độ khá tốt.
– Nếu muốn mua simcard điện thoại, loại cơ bản nhất là gói xài trong 7 ngày nghe gọi với 100 THB trong tài khoản và internet không giới hạn của DTAC Tourist SIM giá 299 THB tiện lợi và đơn giản, dù không phải là loại rẻ nhất. Ngoài ra còn có gói 15, 30 ngày. Còn có loại khuyến mãi “Whatssapp hoặc Wechat không giới hạn”.

– Ở Thái có 3 nhà cung cấp: DTAC là nhà cung cấp đầu tiên cung cấp dịch vụ cho du khách; AIS phủ sóng nhiều vùng hơn và tốc độ tốt hơn; True Move có giá tương ứng với dịch vụ nhất.

– Ngay cửa ra sân bay có các kiốt của 3 nhà cung cấp này hoặc các tiệm Family Mart ngay sân bay có bán sim và thẻ nạp tiền. Trung tâm mua sắm MBK có nguyên 1 tầng chuyên bán điện thoại và các dịch vụ liên quan, có thể mua sim ở đây. Nhưng tiện lợi nhất vẫn là mua sim và thẻ nạp tiền ở bất kỳ tiệm 7-11 nào. Có hơn 7.000 tiệm 7-11 trên toàn Thái Lan. Thẻ nạp tiền gọi là top up, refill, recharge, add minutes và mình muốn nạp tiền bao nhiêu tùy mình.
– LUÔN LUÔN MANG THEO PASSPORT KHI MUA SIM ĐỂ ĐĂNG KÝ
– Các buồng điện thoại công cộng khá phổ biến, chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ gọi (mua tại 7-11)
– Điện ở Thái Lan là điện 220 Volts, 50 Hz, lỗ cắm 2 chấu như Việt Nam

8. Đồ ăn, thức uống:
– Đồ ăn Thái ở Thái không giống đồ Thái ở Việt Nam. Ví dụ: gỏi đu đủ thường có thêm cua đồng sống trộn vô, mùi rất nặng; pad thái bên đó ăn nhạt nhẽo không ngon như của mình :). Cà ri lại rất ngon, xanh hay đỏ đều được. Nhiều món cà ri ghi trong thực đơn là đồ xào, không phải súp. Họ cũng hay bỏ ớt tươi vào thức ăn, nên thường rất cay. Nhưng nói chung đồ ăn Thái ngon và rẻ.

1 hàng bán bánh hẹ ở Prachuap Khiri Khan

– Ở tỉnh/thành phố nào cũng có chợ đêm bán thức ăn đủ loại và những đồ lặt vặt khác như quần áo, đĩa CD,…Đi những chợ này vừa ngon, vừa rẻ, nhiều lựa chọn lại rất thú vị

1 sạp trái cây ở chợ đêm, Surat Thani, Thái Lan

– Trái cây Thái thường thấy ở Việt Nam lại ít thấy ở Thái (me thái, xoài thái, sầu riêng thái) trừ khu du lịch. Mây thái rất ngon nhưng mắc y chang mua ở Việt Nam, 100 THB/kg. Nếu vô các chợ địa phương ở các thành phố tỉnh lẻ, hoặc quán tạp hóa nhỏ trên đường đi, mây thái rất rẻ, chỉ chừng 35 THB/kg.

Mấy thái ở Thái Lan

9. Ngôn ngữ & múi giờ & tôn giáo/văn hóa:
– Giờ ở Thái bằng giờ Việt Nam
Người Thái không nói tiếng Anh phổ biến như mình nghĩ, kể cả ngay tại Bangkok. Ngoại trừ những khu vực nhiều khách du lịch. Dù vậy các bảng chỉ đường rất rõ ràng và chủ yếu bằng tiếng Anh.

Bảng chỉ đường ở Thái Lan. Rất rõ ràng, bên đường, trên đường đi,…

Trừ một vài thành phố gần biên giới Malaysia chỉ có bảng hiệu tiếng Thái. Ngoài ra, do người Việt dòm giống họ, phản ứng đầu tiên là họ sẽ nói tiếng Thái với mình vì tưởng mình là người Thái. Ngay cả khi mình trả lời bằng tiếng Anh.

Một vài câu, từ cơ bản:
– Sawadika (nếu bạn là nữ)/ Sawadikap (nếu bạn là nam): xin chào
– Kop khun kha (nếu bạn là nữ)/ Kop khun krub (nếu bạn là nam): cám ơn

– Phật giáo là tôn giáo chính ở Thái Lan do đó ở Thái có rất nhiều chùa chiền, đền tháp và chỉ có vài nhà thờ.

1 ngôi chùa trên đường đi từ Hua Sai đến Sathing Phra

10. Hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, tiện ích:
– Mua sắm ở Thái Lan vừa rẻ, vừa đẹp, vừa chất lượng. Đặc biệt là ở chợ cuối tuần Chatuchak, Bangkok. Tuy nhiên, do càng ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm, khi mua đồ ở đây phải trả giá kỹ hơn.

1 ban nhạc chơi trước 1 quầy hàng ở chợ cuối tuần Chatuchak, Bangkok, Thái Lan

– Nhớ đi massage ít nhất 1 lần vì Thái Lan nổi tiếng nhất thế giới về dịch vụ này với giá rất hợp lý. Massage Thái toàn thân khoảng 600 THB/60 phút ở Bangkok.
– Thái Lan còn nổi tiếng với các khóa thiền ở nhiều địa điểm. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham gia hàng tháng từ hàng chục năm nay. Phí tham gia rẻ như cho. Nhận tiền đóng góp nhưng không bắt buộc.
– Thái Lan cũng nổi tiếng với các sex show nhưng mình chưa xem bao giờ. Nếu đến Pattaya, nhớ đi xem Tiffany Show, là show biểu diễn của người chuyển giới, rất đáng đồng tiền. Nếu ở các thành phố khác có thể xem các show tương tự, cũng rất hoành tráng.
– Muay Thái (Thai Boxing) rất khác biệt với Boxing thông thường, nổi tiếng ở Bangkok (Lumpinee Stadium) và Chiang Mai (Thapae Stadium)
– Tùy theo điểm đến bạn chọn mà có các nơi khác nhau để đi thăm. Tuy nhiên, chợ nổi, chợ đêm, các đền chùa, công viên quốc gia, đặc biệt các đảo…nếu có thời gian và điều kiện đều nên đi vài nơi cho biết.
– Các trung tâm mua sắm lớn thường mở cửa từ 10:00 am – 20:00 pm hoặc 22:00 pm.
– Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7/11 (giống như Circle K hay Family mart ở Việt Nam) cực kỳ phổ biến ở Thái. Như đã nói, toàn Thái Lan có hơn 7.000 cửa hàng, khắp hang cùng ngõ hẻm, rất tiện ích. Giá thường cao hơn tiệm tạp hóa địa phương 1 chút. Tesco Lotus và Big C là các siêu thị lớn thường thấy dù ít địa điểm hơn.
– Dọc đường quốc lộ xuyên suốt Thái Lan có những căn nhà chòi để mọi người nghỉ chân, tránh mưa, tránh nắng. Có cái làm bằng gỗ, cái đúc bằng xi măng, xây bằng gạch,…kích thước cũng khác nhau. Rất tiện lợi và hoàn toàn miễn phí, ai dùng cũng được.

1 cái nhà chòi trên đường ở Thái Lan

– Ở tất cả các cây xăng đều có nhà vệ sinh miễn phí và quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, phổ biến nhất là 7-11, Amazon Cafe và các quầy bán thức ăn. Đi chừng 5-10km là có 1 cây xăng như vậy ở dọc 2 bên đường.
– Chi phí sinh hoạt ở Thái Lan, nếu tiết kiệm, có thể rẻ hơn Việt Nam mặc dù mức sống của họ cao hơn.

11. Các ngày lễ hội:
Người Thái có khá nhiều ngày lễ hội, hầu hết theo dương lịch mà mình vẫn dùng. Tuy nhiên, những ngày nghỉ lễ tôn giáo lại theo lịch của người Thái (giống như lịch âm của Việt Nam mình) nên thường không cố định. Lịch lễ hội sau đây mình tổng hợp từ nhiều nguồn, chỉ có giá trị tham khảo. Ngày thực tế có thể thay đổi.

– 01 Tháng 1: Tết Tây
– Giữa tháng 1: Lễ hội Dù Bor Sang
– Cuối tháng 1/ đầu tháng 2: Tết cổ truyền người Hoa (ngày đầu tiên lịch Âm)
– Đầu tháng 2: Lễ hội Hoa ở Chiang Mai
– Rằm tháng 3: Lễ Makha Bucha
– 06 Tháng 4: Lễ Chakri
– 13 – 15 Tháng 4: Tết cổ truyền người Thái/ Lễ hội Songkran
– 01 Tháng 5: Quốc tế Lao động
– 05 Tháng 5: Lễ Coronation/ Lễ đăng quang
– Tháng 5: Nghi lễ cày hoàng gia/ Ngày nông dân
– Cuối tuần thứ 2 tháng 5: Lễ hội tên lửa, thường có cuộc thi giữa Thái Lan với các nước láng giềng như Nhật, Hàn Quốc, Lào và Việt Nam
– Rằm tháng 6: Visaka Bucha
– 12 tháng 6 (lịch Thái): Lễ hội Inthakin tổ chức ở đền Wat Chedi Luang, Chiang Mai
– Cuối tuần đầu tiên sau rằm tháng 6: Lễ hội ma Phi Ta Khon ở Dan Sai, Loei
– Rằm tháng 7: Lễ hội giết trâu Pu Sae Ya Sae, Chiang Mai
– Rằm tháng 7 (lịch Trung Quốc): lễ cúng cô hồn
– 12 Tháng 8: Ngày của Mẹ
– Rằm tháng 8: Tết Trung thu
– Ngày thứ 9 tháng 8 (lịch Thái): Lễ hội cúng người chết, là lễ hội truyền thống của người Thái, được tổ chức nhiều hơn ở phía Nam, đặc biệt là ở Nakhon Si Thammarat
– 4-14 tháng 10: Lễ hội ăn chay
– 23 Tháng 10: Lễ tưởng nhớ Vua Chulalongkorn (Rama V)
– Ngày đầu tiên sau rằm tháng 11: Lễ hội Thod Kathin
– 05 Tháng 12: Ngày của Cha
– 10 Tháng 12: Lễ Hiến Pháp
– Rằm tháng 12: Lễ hội thả đèn trởi (Loy Krathong/Yee Peng), là lễ hội đẹp nhất trong năm của Thái Lan và được tổ chức rất lớn ở Chiang Mai
– 25 Tháng 12: : Giáng Sinh
– 31 Tháng 12: Giao thừa

12. Độ an toàn:
– Nhìn chung, với tụi mình, Thái Lan an toàn và người Thái cực kỳ lịch sự, ôn hòa.
– Mại dâm là bất hợp pháp nhưng luật không quá khắt khe. Mua bán, tàng trữ ma túy có thể bị tử hình
– Các khu vực tập trung nhiều khách du lịch đã từng bị đánh bom vài lần. Chính phủ Thái cũng khuyến cáo nên cẩn trọng ở 3 tỉnh phía Nam gần biên giới Malaysia (Yala, Pattani và Narathiwat) vì chính trị bất ổn do vẫn có các cuộc tranh chấp đất đai giữa 2 nước. Lúc tụi mình đi ngang qua vùng này, các chốt kiểm soát với bảo an cầm súng gác khắp nơi; bao cát, kẽm gai, chó cảnh sát, pháo đài quan sát,…cũng ở khắp nơi. Người dân ở các tỉnh này cũng bày tỏ khá công khai quan điểm không muốn sát nhập với Thái Lan.

2 anh bảo an ở 1 chốt chặn trên đường đi từ Pattani đến Narathiwat, Thái Lan

– Ngoài ra, nhiều khách du lịch cũng phàn nàn đã từng bị mất tiền khi để trong balô trên xe buýt (?!?). Tiền và các giấy tờ quan trọng lúc nào cũng phải mang trong người, không rời.
Chó nhà, chó hoang ở Thái Lan là một trong những nơi mình thấy thuộc loại nhiều và hung hãn nhất, hay sủa và dí theo người ta nhất ở Đông Nam Á! Đi đến đâu cũng thấy chó, trừ Bangkok. Chó là nỗi kinh hoàng cho người du lịch bằng xe đạp như mình. Có điều, nếu mình cứ lơ tụi nó đi, giữ nguyên tốc độ di chuyển thì tụi nó cũng thôi.

13. Khẩn cấp
– Cảnh sát du lịch: 1155 (nói tiếng Anh, Pháp và Đức)
– Trung tâm dịch vụ du lịch: 1672
– Cảnh sát xa lộ: 1193
– Quản lý du lịch: 1672 (bấm số 9 để nghe tiếng Anh)
– Quản lý xuất nhập cảnh: +66(0)2 287 3101-10
– Sân bay quốc tế Suvarnabhumi: +66(0)2 132 1888
– Bangkok Taxi Call center: 1681, 1661, +66(0)2 424 2222
– Cứu hỏa: 199
– Cấp cứu: 1554
– Hỗ trợ danh bạ điện thoại: 1133
– Trang Vàng Thái Lan: 1188
– Đường dây nóng quốc tế ở Bumrungrad: +66 (0)2 667 2999
– Đường dây nóng cấp cứu của Samitivej Sukhumvit: +66 (0)2 712 7007
– Phòng cấp cứu bệnh viện Bangkok: +66 (0)2 310 3102

GHI CHÚ CHUNG KHI DU LỊCH ĐẾN BẤT KỲ NƠI NÀO TRÊN THẾ GIỚI:
– Luôn cầm theo danh thiếp của khách sạn trước khi ra ngoài, phòng hờ bị lạc đường.
– Học cách xem bản đồ Google Map, Nokia Map,…vì hệ thống địa chỉ ở nước ngoài dù có rõ ràng nhưng mình không quen sẽ khó tìm. Phối hợp địa chỉ và bản đồ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
– Khi vừa đến nước ngoài, thường bạn sẽ nhận được tin nhắn của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại địa phương hoặc của Việt Nam (Mobiphone,…) thông báo mình ở trong vùng sử dụng dịch vụ roaming. Về cơ bản, nhận tin nhắn là miễn phí, chỉ có nhận cuộc gọi đến và gọi đi thì tốn phí roaming, phí này cực kỳ mắc. Tuy nhiên, cần chú ý có thể bạn sẽ phải trả phí roaming dữ liệu (data) nếu điện thoại bạn đang ở chế độ dùng 3G ở Việt Nam. Tốt nhất là chuyển điện thoại sang chế độ “Máy bay”/ “Airplane” mode để không phải trả loại cước cắt cổ này.
– Tôn trọng văn hóa của địa phương nơi mình đến, dù có khác biệt đến thế nào hoặc mình không thích đến thế nào đi chăng nữa. Người dân luôn có thể nhận biết sự khác nhau giữa sự vô tình hay cố ý vi phạm thuần phong mỹ tục của nước họ.
– Nếu gặp điều không vừa ý, giải thích ôn tồn, đừng tức giận.
– Luôn tin vào trực giác của mình. Nếu đi đến chỗ nào có cảm giác không an toàn, linh tính mách bảo có gì đó không ổn, lập tức đi ra khỏi nơi đó.

?

Các Bài Viết về Thái Lan

Amazing Thailand, Always Amaze You

AMAZING THAILAND, ALWAYS AMAZE YOU A Photo Gallery of Thailand along our 2-month-cycling-through journey. Most of the places we have visited are in the middle of nowhere. Our highlight was reaching Surat Thani for the10-day silent retreat in Suan Mokkh. Thailand’s...

Time – Chart Korbjitti

I. TIME (THỜI GIAN) Toàn bộ câu chuyện là một vở kịch trên sân khấu và dòng suy nghĩ của một khán giả ngồi xem. Câu chuyện về một bệnh viện chăm sóc người già, những người mà con cái không thể, không cần hoặc không muốn họ ở chung nữa. Chủ đề không lạ, nhưng cách tác...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài thuốc mẹo dân gian ra chữa. Nào là lấy cục đất sét lăn qua lăn lại ngay chỗ cắn, bẻ đôi ra thấy mấy cọng lông,…Nhưng cuối cùng là dắt mình đi chích ngừa. Cũng chả nhớ phải chích bao nhiêu lần, chích ở đâu, chỉ nhớ là đau lắm. Vậy mà sau đó lại bị chó cắn thêm lần nữa. Lần này còn tệ hơn, chả nhớ gì luôn. Không nhớ con chó nào cắn, cắn ở đâu, chuyện gì xảy ra sau đó. Nhớ mang máng sau này ai đó nói là bị chó cắn, chích ngừa bệnh dại thì phải chích ở ngay rún, nên tự nhủ chắc là hồi đó mình cũng bị chích ngay rún mà không để ý.

Rồi vậy thôi. Lớn lên toàn đi xe máy hoặc cũng ít thấy chó ngoài đường nên chả để nó vào đầu óc.

Chỉ đến khi qua Campuchia, đi ngang mấy khu rừng quốc gia đèo heo hút gió, thấy mấy anh gác rừng ở trong mấy cái chòi lá với vài con chó. Lúc đó mình mới bắt đầu sợ.

Chó ở đây dòm cũng nhỏ con chứ không phải chó bergie (berger) mà dữ dễ sợ. 2,3 con đứng giữa đường, trước nhà tụi mình đi ngang qua, sủa khủng khiếp. Mà mình có quẹo vô bờ vô bụi gì nhà nó đâu? Chỉ đang cong lưng đạp xe lên dốc trên đường lộ chính. Mình vừa sợ vừa tức vì chủ nó kêu nó im đi (chắc vậy, ảnh nói tiếng Campuchia) mà nó vẫn cứ sủa hung hăng. Còn nhích về phía mình nữa chứ. Làm mình phải lấn sang bên kia đường để đi. May là không có xe cộ gì đang chạy ngược lại.

Rồi đến Thái Lan. Những tỉnh ở gần biên giới thường thưa thớt người ở nên không thấy chó. Bắt đầu đi sâu vào vùng đông dân cư hơn một chút, nhà nào cũng có chó. Trừ Bangkok.

Chó ở Thái Lan rất rảnh hay nhìn chung là chó ở đâu cũng vậy. Cả ngày tụi nó loanh quanh ngoài đường chơi với nhau, thấy mấy người chạy xe đạp như mình thì gầm gừ, sủa inh ỏi lên khi mình đi ngang. Có những con chỉ nằm bẹp dí trong nhà suốt ngày không có chuyện gì làm, nghe ngóng hơi người từ xa, phi ra sủa om sòm, nhặng xị, rồi chạy theo tụi mình một đoạn cho ra vẻ ta đây trung thành với chủ, ta đang làm chó giữ nhà, gác cửa. Mình thì đang đạp xe phăng phăng trên đường cái xa lộ mà cứ mỗi 5 phút lại có 1 con chó bỗng nhiên đâu đó từ trong nhà, trong bụi phi ra sủa, dí, làm ầm ĩ. Rồi trên đường thì chừng vài cây số lại thấy 1, hoặc 1 bầy chó đứng với nhau sủa ỏm tỏi từ xa. Thấy mình chạy qua thì dí theo 1 đoạn. Nếu không có 2 cảnh đó thì thỉnh thoảng cũng sẽ gặp 1 con chó chết trên đường. Chắc bị xe tải cán buổi tối. Chạy trong đường nhỏ còn thê thảm hơn vì đường hẹp mình không có chỗ để tránh nó!

Nói chung chó ở Thái Lan làm mình bị ám ảnh. Tụi nó nhiều và hung hăng đến nỗi sau 3 tuần đi qua 9 tỉnh ở Thái Lan, tối đó đến Hua Hin, mình khóc một trận trong khách sạn, nói với Fraser là mình sợ chó quá, không đi nữa.

Ảnh giải thích cho mình hiểu là lúc mới bắt đầu đi, ảnh cũng sợ y như mình vậy. Đi đến nước nào cũng có chó. Ảnh cũng thử hết mọi cách để xua đuổi như hét vô mặt tụi nó, chạy nhanh hơn, dừng lại,…mà cũng vẫn sợ. Thậm chí có lần ở Serbia, ảnh đang thả dốc xuống thì thấy 1 con chó từ xa há mõm, nhe nanh, gầm gừ sẵn sàng tấn công. Chó hoang ở Serbia là vấn đề nhức nhối của đất nước này. Do không có người nuôi, đôi khi tụi nó phải ăn thịt lẫn nhau để tồn tại. Ảnh cũng hơi lo lắng nhưng ngay lúc đó thì có 1 cái xe hơi chạy đến, cản tụi nó cho ảnh đi qua. Phù. Sợ chết khiếp!

Cho đến lần ảnh gặp mấy con chó ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lần đó, ảnh đang đạp xe lên dốc. Tụi nó hung dữ nhảy xổ ra trong khi ảnh lui không được mà tiến thì đụng mặt, không còn đường nào để chạy. Nghĩ bụng, kỳ này là chết chắc rồi. Không còn gì để mất, ảnh cứ tiếp tục đạp, tới đâu thì tới. Cuối cùng đạp qua tụi nó luôn mà tụi nó cũng chỉ sủa và sủa. Mãi đến một quãng xa vẫn còn nghe tiếng chó sủa. Từ lúc đó ảnh nhận ra 1 chân lý: chó không cắn người mà không có lý do.

Khoa học có hẳn một từ dành riêng cho nỗi sợ chó là Hội chứng sợ chó. Cynophobia (/ˌsaɪnəˈfoʊbiə/; bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp κύων kýōn nghĩa là “chó” và φόβος phóbos nghĩa là “sợ”). Hội chứng sợ chó chỉ đứng thứ 3 sau hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia) và sợ nhện/bò cạp (Arachnophobia).

Chó thật sự có thể “ngửi” được nỗi sợ hãi của người. Khi mình sợ, cơ thể tiết ra adrenaline, 1 loại hóc môn chó có thể đánh hơi được. Hơn nữa khi mình hoảng loạn, mình thường có xu hướng hét lên, chạy, nhìn vào mắt nó,…Và với chó, đó là biểu hiện của tấn công nên nó sẽ tấn công mình trước để tự vệ, là…cắn mình!

Do đó, khi gặp chó lạ, bình tĩnh, hít thở sâu rồi giả vờ lơ tụi nó đi. Quan sát xem phản ứng tụi nó thế nào nhưng đừng làm gì khác việc mình đang làm (tiếp tục đi bình thường, tiếp tục đạp xe bình thường,…). Nếu nó có biểu hiện tấn công mình (như nhe răng gầm gừ, tai dựng đứng, đuôi KHÔNG ve vẩy,…) thì suy nghĩ tìm cách đối phó chứ đừng hoảng hốt.

Chó không ở đó chực chờ để cắn mình. Tụi nó chỉ làm nhiệm vụ của chó: giữ nhà, canh cổng, sủa cho người lạ sợ tránh xa,…Thỉnh thoảng những con chó con (dù dòm bự) thích làm quen, muốn được mình vuốt ve, thích chạy dí theo cái gì đó như xe đạp chẳng hạn,…Vậy thôi. Trừ chó điên và chó được huấn luyện để tấn công người, cực kỳ hiếm gặp, mình sẽ an toàn nếu cư xử bình thường.

Áp dụng lời khuyên của Fraser, từ lúc đó mình lơ tụi chó, hít thở sâu khi sợ. Thấy mọi việc có vẻ cải thiện. Và mọi người có tin hay không thì tùy, sau khi đến Surat Thani dự khóa thiền ở Suan Mokkh, từ lúc bước ra khỏi thiền viện cho đến khi rời biên giới Thái Lan, mình không gặp bất kỳ vấn đề gì với chó cả!

Thậm chí, khi qua Malaysia, đi xuyên từ bắc đến nam, hầu như mình chỉ gặp vài ba con chó sủa ở xa xa đâu đó trong suốt 1 tháng trời!

Đến Singapore 4 ngày, chỉ gặp chó kiểng được người ta dẫn đi chơi. Không có chó lang thang ngoài đường 1 mình.

Qua đến Indonesia, từ khi hạ cánh xuống  Surabaya đi cho đến cuối đảo Java để qua Bali, tụi mình tuyệt nhiên không gặp 1 con chó nào hết!

Một lần nữa, không chỉ là suy nghĩ tích cực, thay đổi thực tại. Tthực tế là các nước có nhiều người Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, họ không nuôi chó vì tin chó là con vật dơ bẩn (ritually unclean). Những tỉnh phía nam Thái Lan, giáp Malaysia tập trung các cộng đồng người Hồi giáo nên dĩ nhiên cũng không thấy chó. Ai không thích mấy nước Hồi giáo chứ mình du lịch bằng xe đạp nghe đến mấy nước có Hồi giáo là quốc giáo thì thấy nhẹ nhõm hẳn về vụ chó mèo :-). Bài này không viết về mèo nhưng cũng xin nói thêm, ở những nơi không có chó thì mèo thường nhiều kinh khủng! Đi hoang và nhiều chủng loại cũng y như chó vậy.

Chỉ khi tụi mình đến Bali thì mới lại thấy chó ở khắp nơi.

Bulan, em chó duy nhất ở Bali mình dám vuốt ve nó, rất dễ thương. Bulan trong tiếng Indo có nghĩa là “Mặt trăng”, là con chó ở nhà của Patricia & Matthew, 2 người bạn của mình ở Amed.

Điều may mắn là, tuy chó ở Bali rất nhiều nhưng khá lành tính. Thường tụi nó chỉ đi thơ thẩn ngoài đường, nằm tránh nắng dưới gầm xe hơi hay thỉnh thoảng sủa vu vơ cho vui thôi.

Chó ở bãi biển Sanur, nhiều con rất đẹp

Ở kế bên chỗ tụi mình đang ở có 1 khoảnh đất trống, thường có 1 bầy chó ngày nào cũng tụ tập ở đó y như băng đảng mafia. Lúc đầu mình cũng hơi sợ sợ vì mình hay đi bộ ra ngoài mua đồ về nấu ăn. Tụi nó chừng 5,6 con, thấy mình đi ngang chạy ra sủa om sòm. Rồi có con lon ton đi theo mình. Mình sợ chết khiếp nhưng nhất định không phản ứng gì hết. Cứ tỉnh bơ đi như không thấy tụi nó. Tụi nó chạy tới hít hít mình thì mình (giả bộ) cười (không nhe răng nha) nói hế lô, hế lô 🙂

Riết rồi tụi nó cũng quen luôn. Bây giờ mình đi ngang có khi tụi nó chạy ra dòm rồi thôi, không buồn sủa nữa. Nhưng mình vẫn chưa hoàn toàn hết sợ.

Cho đến khi mình quyết định viết bài này. Phải có hình ảnh minh họa. Fraser thách mình ra chụp hình mấy con chó đó chứ không phải ngồi trên xe máy chụp đại mấy con chó ngoài đường. Thế là mình phải làm gan canh tụi nó có ở đó phi ra chụp hình. Nhưng mà hơi lo lắng, sợ tụi nó xem hành động chụp hình của mình là…tấn công thì sao? Lúc đang canh me thì gặp bác chủ nhà. Mình kể với bác về cố gắng vượt qua nỗi sợ chó của mình và hỏi về mấy con chó đó. Bác cười xuề xòa nói tụi nó có đeo vòng cổ, được chích ngừa hết rồi. Hơn nữa mấy con chó đực ở gần đây đến vì 1 em chó cái 🙂 Nói chung, chó ở Bali không có gì phải sợ.

Em chó mực là chó cái, thu hút các anh chó trắng là chó đực cứ đến xun xoe ở khu vực này suốt ngày

 

Nói xong, bác ra ngoài cổng tắc tắc kêu tụi nó đến. Mình đi theo, tụi nó chạy qua chạy lại thế là mình hết sợ hẳn luôn! Chụp được mấy tấm hình luôn!

 

Ảnh chụp cận cảnh các em chó ở kế bên nhà

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!