In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

I. DƯỚI BÓNG CÂY BANYAN (IN THE SHADOW OF THE BANYAN)

Cuốn tự truyện viết dưới dạng tiểu thuyết về cuộc diệt chủng khi Khmer Đỏ (Pol Pot) lên nắm quyền và sát hại gần 1/3 dân số Campuchia thời đó.

Toàn bộ cuốn sách là hồi ức sống động của cô công chúa Hoàng gia Campuchia, khi đó chỉ mới 7 tuổi, và cảnh ngộ của cả gia đình hoàng tộc. Từ ngày đầu tiên khi Khmer Đỏ lùa tất cả mọi người ra khỏi các thành phố, về vùng thôn quê, vào các trại lao động, cho đến khi quân đội Việt Nam giải cứu người dân Campuchia. Dưới sự áp bức tàn khốc, ngu dốt, vô nhân và phi lý của Khmer Đỏ, mối gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tình yêu, sự hy sinh vẫn là những điểm sáng xuyên suốt câu chuyện.

Với cách sử dụng ngôn từ tài tình, điêu luyện, Vaddey Ratner đã vẽ nên 1 bức tranh cực đẹp trên nền tối của cuộc diệt chủng khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Số trang: 337 (Khoảng 6 tiếng đọc liên tục)

Tựa gốc: In The Shadow of the Banyan (tạm dịch: Dưới bóng cây banyan)

Tác phẩm được bình chọn và nhận các giải thưởng:

✿ PEN/Hemingway Award Finalist (Giải thưởng Hemingway)
✿ New York Times Bestseller (1 trong những cuốn sách bán chạy nhất của tờ thời báo New York Times)
✿ Book of the Year Indies Choice Award Finalist (Giải thưởng Indies Choice cuốn sách của năm)

✿ New York Times Book Review Editor’s Choice

✿ Best Fiction Selection: Kirkus, Christian Science Monitor, People Magazine, Oprah Magazine, Newsweek, Amazon, IndieList, NPR, and Barnes & Noble Discover Great New Writers Series.

Sách đã được dịch sang 17 thứ tiếng nhưng chưa có bản dịch tiếng Việt. Bản tiếng Anh có thể mua tại đây.

II. TÁC GIẢ – VADDEY RATNER (Campuchia)

Khi Khmer Đỏ lên nắm chính quyền Campuchia năm 1975, Vaddey Ratner chỉ mới 5 tuổi. Sau 4 năm đói khát, bị cưỡng bức lao động và thậm chí suýt chết, cô và mẹ đã trốn thoát trong khi hầu hết các thành viên trong gia đình đều không sống sót nổi. Năm 1981, cô đến được vùng ngoại ô Missouri, USA như 1 người dân tị nạn không nói tiếng Anh. Sau đó, được sắp xếp ở khu nhà thu nhập thấp thuộc dự án nhà Torre de San Miguel ở Saint Paul, Minesota. Cô được chọn đọc diễn văn tốt nghiệp vào năm 1990 vào lễ tốt nghiệp trung học. Cô cũng được cấp bằng danh dự của trường Cornell University (New York), nơi cô học chuyên ngành về Văn Học & Lịch Sử Đông Nam Á.

Vaddey Ratner là hậu duệ của Vua Sisowath, vị vua cai  trị Campuchia vào đầu thế kỷ 20. Năm 1970, ông chú họ của cô, Hoàng thân Sisowath Sirik Matak, đã làm một cuộc đảo chính kết thúc nền quân chủ và thiết lập nền cộng hòa. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian rất ngắn ngủi, chính quyền này đã bị nhận chìm trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Khi Khmer Đỏ lên cầm quyền và buộc người dân thành thị về làm việc ở các trại lao động vùng thôn quê, địa vị hoàng gia danh giá trước kia trở thành mục tiêu bị hủy diệt.

Dựa trên những sự kiện có thật về thời thơ ấu, cô đã viết cuốn “Dưới Bóng Cây Banyan”, một câu chuyện về mối liên kết bất khả phân ly của các thành viên trong gia đình và sức mạnh của những câu chuyện giúp họ vượt qua nỗi thống khổ và mất mát. “Đầu tiên và trên hết”, cô nói, “tôi muốn vinh danh những người đã chết và đã hy sinh cuộc đời họ để cứu tôi. Và tôi muốn làm điều đó thông qua nghệ thuật…để nêu bật một trải nghiệm mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ khi làm người – đó là niềm khát khao cuộc sống, khát khao được sống ngay cả khi phải đối mặt với cái chết.”

Kết quả là một cuốn sách, với sự vô tư và trí tưởng tượng siêu việt, đã được Chris Cleave, tác giả cuốn “Con Ong Nhỏ” nhận xét là “Một trong những cách kể chuyện đặc biệt nhất mà tôi từng biết,…hết sức đau đớn nhưng cũng tuyệt đẹp đến khó tin”

Cuốn sách được chọn là một trong những lựa chọn của tờ báo New York Times (New York Times Book Review Editor’s Choice). Xuất hiện trong danh sách Những cuốn sách hay nhất của năm 2012, bao gồm The Christian Science Monitor và Kirkus ReviewsThe Washington Post  gọi cuốn sách là “câu chuyện về lòng kiên trì, hy vọng và nghị lực sống…rất sâu sắc, rất đẹp.”

Vaddey Ratner đã xuất hiện trên Chương trình phát thanh buổi sáng của đài tiếng nói quốc gia (NPR’s Morning Edition). Cuộc đời và sự nghiệp của cô đã được mô tả trên 2 tờ báo USA Today và The Washington Post. Cô cũng đã có nhiều bài phát biểu bao gồm cả buổi phát biểu tại lễ gala hàng năm của tổ chức PEN/Faulkner Foundation về chủ đề nghệ thuật và sự kiên cường. Buổi nói chuyện tại Tổ chức Liên Hiệp Quốc về quyền con người và trách nhiệm của công dân toàn cầu. Tại Liên hoan tiếng nói thế giới của Văn học thế giới (the PEN World Voices Festival of International Literature), chủ trì bởi nhà văn Salman Rushdie, với chủ đề sự dũng cảm trong nghệ thuật và chính trị.

Cô đã ở Đông Nam Á trong 9 năm để nghiên cứu và viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Hiện nay, cô đi về giữa Đông Nam Á và Washington, DC., USA. Tiểu thuyết thứ 2 của cô mang tên “Music of the Ghosts” (tạm dịch: Âm Nhạc Của Những Linh Hồn), sẽ được xuất bản vào tháng 4/2017 do nhà xuất bản Touchstone.

(Nguồn https://vaddeyratner.com/bio/)

?

Các Bài Review Sách

Cánh Đồng Bất Tận & Truyện Ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

I. CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN (2005) Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tiểu thuyết "Cánh Đồng Bất Tận". Dù vậy, mình cảm thấy phần "Sách Hay" không thể không nhắc đến chị, một nhà văn trẻ với giọng văn...

Thành Trì – Archibald Joseph Cronin

I. THÀNH TRÌ (THE CITADEL) "Thành Trì" là câu chuyện về một bác sĩ trẻ mới ra trường với đầy nhiệt huyết, đam mê và hoài bão. Anh sẵn sàng hy sinh, dấn thân cho sự nghiệp cứu người bằng cách chấp nhận làm việc ở một vùng mỏ xa xôi, nghèo nàn. Cũng từ đây, anh bắt đầu...

Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

I. BẮT TRẺ ĐỒNG XANH (THE CATCHER IN THE RYE) Một cuốn truyện cực kỳ nhộn, giọng văn dịch cực hay, tình tiết cực hấp dẫn và là cuốn sách xuất sắc bộc lộ thế giới quan của một cậu ấm nhà giàu theo cách bất ngờ nhất! Vào đầu cuốn sách, tôi tưởng mình có thể thâm nhập...

Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống – Erich Maria Remarque

I. BẢN DU CA CUỐI CÙNG CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG (Liebe deinen Nächsten/ FLOTSAM) Cuốn sách mô tả cuộc trốn chạy của những người tị nạn châu Âu trong thời Đức quốc xã (Nazism/National Socialism). Đó là những người bị vứt bỏ ra khỏi nơi họ sống không phải vì họ...

Time – Chart Korbjitti

I. TIME (THỜI GIAN) Toàn bộ câu chuyện là một vở kịch trên sân khấu và dòng suy nghĩ của một khán giả ngồi xem. Câu chuyện về một bệnh viện chăm sóc người già, những người mà con cái không thể, không cần hoặc không muốn họ ở chung nữa. Chủ đề không lạ, nhưng cách tác...

In The Shadow of the Banyan – Vaddey Ratner

I. DƯỚI BÓNG CÂY BANYAN (IN THE SHADOW OF THE BANYAN) Cuốn tự truyện viết dưới dạng tiểu thuyết về cuộc diệt chủng khi Khmer Đỏ (Pol Pot) lên nắm quyền và sát hại gần 1/3 dân số Campuchia thời đó. Toàn bộ cuốn sách là hồi ức sống động của cô công chúa Hoàng gia...

Nỗi Buồn Chiến Tranh – Bảo Ninh

I. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (THE SORROW OF WAR) Là người sinh ra và lớn lên trong thời bình, mình chỉ biết về những cuộc chiến đã qua trên đất nước nhờ sách báo, phim ảnh và những lời kể của người thân trong gia đình. Khi tiếp xúc với bạn bè thế giới, mình cũng chưa ý...

3 video – Du Lịch Vòng Quanh Thế Giới

3 video – Du Lịch Vòng Quanh Thế Giới

3 video – Du Lịch Vòng Quanh Thế Giới

Trong nhiều video của dân du lịch vòng quanh thế giới, mình thích 3 video clip này vì chỉ với độ dài khoảng 4 phút, người làm phim đã ghi lại những hình ảnh cực đẹp, sống động của thiên nhiên và con người ở hơn 100 thành phố trên thế giới.

1. TIME IS NOTHING – AROUND THE WORLD IN 343 DAYS (TIME LAPSE)

[Tạm dịch “Thời gian không là gì – Vòng quanh thế giới trong 343 ngày” bằng kỹ xảo tua nhanh thời gian]

Tác giả: Kien Lam – 1 Việt kiều Mỹ đồng thời là nhà nhiếp ảnh.

Video được làm từ 6,237 bức ảnh. Chuyến đi trong 343 ngày. Qua 17 quốc gia. Trên 19 máy bay. 58 xe buýt. Và 18 tàu, thuyền. Thu cả thế giới trong tầm mắt.

 

2. TIME AND AGAIN – 15 COUNTRIES IN 4 MINUTES (2014 TIME LAPSE)

[Tạm dịch: “Thời gian và Thêm một lần nữa – 15 quốc gia trong 4 phút” bằng kỹ xảo tua nhanh thời gian]

“Năm 2010, tôi nghỉ việc và bắt đầu đi du lịch vòng quanh thế giới. Sau khi quay về nhà, tôi làm 1 video clip về hành trình của mình qua 17 quốc gia, 343 ngày với 6,237 bức hình. Video clip đó được mọi người xem với hơn 4 triệu lượt view. Tôi nhận được vô số lời phản hồi tích cực từ khắp nơi trên thế giới nhưng cũng có vài người thất vọng vì không thấy đất nước của họ trong clip. “Nước Úc đâu?”, một người Úc hỏi tôi. Từ lúc đó, tôi đã đi đến thêm 15 quốc gia khác nữa. Tôi gom lại 6,286 bức hình từ những chuyến đi và tạo 1 video clip mới. Tôi cũng kêu em trai tôi viết nhạc nền cho video này. Và đây, một lần nữa. Hành trình vòng quanh thế giới lại tiếp tục”.

 

3. TRAVELLING THE WORLD – BE A TRAVELLER – INSPIRE HOLIDAYS

[Tạm dịch: “Du lịch vòng quanh thế giới – Hãy là kẻ lữ hành”]

Bản dịch tiếng Việt:

Trời đang tối dần. Ánh sáng những vì sao làm căn phòng tôi sáng lên. Tôi không muốn ngủ. Tôi chỉ muốn được bao bọc bới những vũ điệu đầy quyến rũ. Mặt Trời gõ cửa phòng tôi. Tôi bắt đầu một ngày mới nơi mà mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ. Thêm một ngày sẽ không bao giờ lặp lại.

Tôi không chắc tôi sẽ tìm thấy gì hôm nay. Nhưng tôi chắc chắn về tất cả những điều còn lại. Tôi tự do. Hoàn toàn tự do.

Tôi đã nhìn thấy những nơi mà thậm chí tôi không nhớ nổi. Nhưng tôi lại nhớ những nơi tôi chưa từng đến. Tôi đã khóc khi phải rời khỏi những nơi mà có những người còn không biết nơi đó có tồn tại. Có những nơi, tôi đã từng là cư dân duy nhất của thế giới.

Tôi đã đến những bữa tiệc không bao giờ tàn. Tôi đã cười bằng những thứ ngôn ngữ khác. Tôi đã có thể chia sẻ cảm xúc với những người tôi chỉ vừa gặp mặt.

Tôi đã phát hiện ra rằng tôi đã sai. Rằng mọi thứ rất khác với những gì mà tôi nghĩ. Rằng mọi thứ thật ra thậm chí đều tốt đẹp hơn. Không có biên giới nào cả vì biên giới thật sự không tồn tại.

Tôi không biết khi nào tôi sẽ trở về vì tôi đã chạm tới giới hạn sẽ không bao giờ quay về nữa. Tôi đã là một con người khác. Tôi đã thay đổi. Tôi là một người lữ hành. Còn bạn thì sao? Bạn đã bao giờ bước ra khám phá thế giới?

Nếu ai muốn xem bản tiếng Anh có thể bật phần phụ đề Cc trên video clip hoặc nhắn cho mình. Mình sẽ gửi bản tiếng Anh cho ai có nhu cầu.

?

Các Bài Review Phim

The Keepers – Quyền Lực & Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em

  "The Keepers" là bộ phim tài liệu dài 7 tập của Mỹ do Netflix phát hành vào tháng 5/2017. Bộ phim vén màn bí mật đằng sau vụ án giết người với cái chết đầy nghi vấn của vị nữ tu thánh thiện, Sơ Catherine Cesnik. Sơ cũng là giáo viên của trường trung học The...

3 video – Du Lịch Vòng Quanh Thế Giới

Trong nhiều video của dân du lịch vòng quanh thế giới, mình thích 3 video clip này vì chỉ với độ dài khoảng 4 phút, người làm phim đã ghi lại những hình ảnh cực đẹp, sống động của thiên nhiên và con người ở hơn 100 thành phố trên thế giới. 1. TIME IS NOTHING - AROUND...

Đời Cát – bộ phim đặc sắc của điện ảnh Việt Nam

Không có những cảnh đạn bom, khói lửa hay chết chóc, "Đời Cát" là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, những nỗi niềm trăn trở, những mơ ước rất người mà chiến tranh, dù không giết chết họ nhưng cũng khiến cả phần đời còn lại của họ bị hủy hoại. Là một trong số ít...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,…ở Bali, Indonesia.

1. ĐI CHỢ – NẤU ĂN

Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền nên không vô mấy chỗ dân expat thường mua mà tìm mấy siêu thị dân địa phương hay đi. Google quá trời ra được mấy khu mua bán đồ điện máy. Đi tan nát hết cái quận Denpasar. Trả giá điên cuồng. Cuối cùng cũng mua được 1 cái khá ưng ý. Về đến nhà, phát hiện ra cái siêu thị Pande Putri Batur ngay kế bên. Cái gì cũng có bán. Cái nồi cơm điện vừa mua, y chang, ở siêu thị này rẻ hơn được 10k IDR (chừng 20k VND!) mà hoa văn còn đẹp hơn.

Siêu thị Pande Putri Batur, Jl. Batur Sari, Sanur Denpasar, Bali

Trên đường đến siêu thị có vài tiệm tạp hóa. Trong đó có 1 tiệm cũng khá to và gần nhà tụi mình. 1 lần tụi mình mua đồ ở siêu thị về, thấy 1 anh Tây già và mập đang ngồi uống nước phía trước nói vọng với “Mua ở đây rẻ hơn”. Fraser lịch sự trả lời “à, vậy hả, để lần sau tụi tui ghé mua”.

Mình cũng muốn ủng hộ người dân địa phương, không làm giàu cho bọn tư bản nhiều tiền, nên cũng ghé mua vài lần và để ý so sánh giá. Hóa ra món nào cũng mắc hơn mua ở siêu thị! Ngay cả 1 bịch muối ở tiệm bán 5.000 IDR, ở siêu thị bán có 3.500 IDR. Từ đó trở về sau, không bao giờ mua ở đó nữa và chỉ canh coi cái tên Tây mập kia ở đâu ra mà phát ngôn lừa đảo vậy. Fraser nói cái tiệm đó tên Morris, có thể là tiệm cái tên Tây đó mở nên mới tự quảng cáo cho ổng.

Cái tiệm tạp hóa Morris bán mắc. Đến cái cô lau dọn người Indo ở nhà nghỉ cũng nói chỗ đó bán mắc hơn siêu thị Pande Putri Batur!

Tuy vậy, mua đồ tươi ở siêu thị lại vẫn mắc hơn ở những tiệm nhỏ ven đường của người dân địa phương. Mình tìm được 2 tiệm chuyên bán rau củ quả, vừa tươi, vừa rẻ, đi bộ lại chừng 10 phút. Mỗi ngày họ lấy hàng khác nhau nên mình cứ canh hôm đó thức gì tươi ngon thì mới mua.

Tiệm tạp hóa mình thường mua về nấu ăn. Họ cũng bán hoa cúng hàng ngày cho người Bali.

Thường mình cũng chỉ mua rau củ quả chứ không bao giờ mua thịt cá. Quanh quẩn là cà tím, bắp mỹ, cải ngọt, cải bắc thảo, sả, khoai lang, củ sắn, trứng vịt muối, giá, rau muống,…Nhưng phối hợp lại nấu cũng được nhiều món lắm. Bữa nào cà tím ngon thì mua về nấu luôn 1 ngày cà tím kho gừng ăn với cơm đỏ. Ngày nào bắp cải tươi thì mua về làm gỏi bắp cải, hay bắp cải luộc chấm kho quẹt. Ngày thì bắp cải xào cà chua, giá, bắp, nấm,….

Một buổi đi chợ thế này tốn chừng 25k IDR (khoảng 50k VND)

 

Nấu ăn xong, 2 đứa ra ngoài ngồi ăn. Ngày nào cũng vậy. Người ở trong nhà nghỉ đi lên đi xuống lúc nào cũng “hế lô” chào nhau, rất lịch sự. Ăn xong, lại lao vào dọn dẹp, rửa chén bát, đi tắm rồi bắt đầu đọc sách hay nếu có hứng, viết gì đó.

Đến chừng 4-5 giờ chiều, lại chuẩn bị nấu ăn tối. Fraser nói mình nấu gì đó cho cả ngày để mình đỡ cực vì ảnh không ngại ăn 1 thứ nguyên 1 ngày. Mình cũng thử vài lần nhưng vì chỉ có 1 cái nồi cơm điện để chiên, xào, nấu tất cả các thứ, có khi không đủ chỗ cho 2 đứa ăn cả ngày. Rồi ăn nguội nhiều khi cũng không thích nữa, mà hâm lại thì cũng gần bằng như nấu mà không ngon như nấu mới. Nên thôi, lại hì hục lao vào bếp chuẩn bị, xào xào, nấu nấu mỗi ngày như con nô lệ 🙂

2. ĂN (Ở NHÀ & RA NGOÀI)

Chỗ tụi mình ở là 1 studio trong 1 nhà nghỉ. Ở đây, tất cả các phòng đều là studio: có toilet riêng, có bếp riêng và các tiện nghi cần có. Trước mỗi phòng có 1 cái bàn và 2 cái ghế, tụi mình thường ra đó ăn cơm và ăn trái cây cho mát vì ở khoảng giữa là 1 cái sân rộng và rất đẹp. Cây xanh, bãi cỏ và có vài bức tượng Phật trang trí. Nhìn rất thanh bình.

View trước cửa phòng

Tụi mình chỉ ăn trưa và ăn tối. Không ăn sáng vì 2 đứa kiêng ăn. Cho cơ thể đủ thời gian nghỉ ngơi, tự chữa lành. Chứ bắt cái bụng làm việc liên tục thì cơ thể không có đủ năng lượng để chữa những chỗ hỏng hóc khác trong cơ thể. Sau mỗi bữa ăn, tụi mình ăn trái cây.

Tiệm trái cây ngon thường bán riêng, không bán chung với tiệm bán rau quả. Tụi mình tìm được 1 tiệm bán ngon ở khá xa nhà, chừng 2 cây số, phải chạy xe máy, nhưng được cái không bao giờ phải trả giá, trái cây lúc nào cũng tươi, ngon ngọt và chị chủ quán rất dễ thương. Mình cứ vô lựa trái nào mình thích rồi chị cân, tính tiền thôi. Đem về ăn bảo đảm ngon và rẻ hơn ở siêu thị cả chục ngàn 1 kg.

Ngày nào mình lười nấu ăn, muốn đi ăn ngoài thì cũng rất dễ. Kế bên siêu thị gần nhà có 1 quán ăn Thái, giá khá mắc nhưng nấu rất ngon. Lâu lâu đổi vị ăn cũng được.

DD Warung, quán Thái ngon nổi tiếng ở Bali. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 47B, Sanur. Mở cửa từ 11am – 3pm & từ 5.30 – 9pm. Từ nhà mình đi bộ ra chưa đến 5 phút.

 

Hoặc xa hơn 1 chút thì 2 đứa phi lên xe máy, chạy ra Warung Madu Sedana. Quán có đầy đủ món Á, Âu, sang trọng, đẹp đẽ mà giá lại hợp lý, thực đơn đa dạng. Quán siêu rộng, phân ra nhiều khu vực: sân vườn, máy lạnh, khu ngồi kiểu Nhật, đi nhóm,…Đồ ăn nấu cũng ngon.

Warung Madu Sedana. Địa chỉ: Jl. Batur Sari, số 25, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

Khi nào thèm pizza thì 2 đứa gọi pizza giao tới. Nhà hàng Pizza La Bruchestta là nhà hàng pizza ngon nhất ở Sanur mình từng ăn! Đế mỏng dính, thơm ngon. Giao bánh tới vẫn còn nóng hổi! Nên tụi mình chỉ đi ăn ở đó 1 lần. Về sau, đều kêu giao tới nhà cho tiện.

Nhà hàng pizza La Bruschetta. Địa chỉ: Jl. Danau Poso, số 38, Sanur, Bali. Giao bánh miễn phí.

 

Tuy nhiên, thường xuyên nhất khi ăn ngoài vẫn là đến Warung Kecil, quán ăn siêu ngon, siêu rẻ, siêu ưa thích của tụi mình ở Sanur

Địa chỉ: Jl. Duyung, số 1, Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia

3. GIẢI TRÍ

Ăn tối xong, dọn dẹp, tắm rửa rồi thì tùy hứng. Có khi đi ra ăn kem rồi về.

Có khi đi coi phim.

Ở gần chỗ tụi mình có vài rạp chiếu phim. Rạp nào cũng hoành tráng. Giá vé bình thường là 50k IDR (khoảng 100k VND/vé). Phụ đề tiếng Indo. Ra vô mấy cái shopping mall lớn bây giờ chỗ nào cũng có bảo vệ, cổng ra vào scan như sân bay vì sợ có bom.

Rạp ở Denpasar gửi xe miễn phí (hoặc ở gần đó 2k IDR/lần), chỗ ngồi sạch và mới hơn.

Ngay trước cửa rạp XXI, Jl. Teuku Umar No.1, Dauh Puri Klod, Denpasar Bar., Kota Denpasar, Bali 80113

 

Rạp ở Kuta gửi xe tính theo giờ. Đường đi đông đúc, kẹt xe. Có điều cái Shopping Mall Beachwalk to bự, đẹp hơn.

Rạp chiếu phim XXI ở Trung tâm mua sắm Beachwalk Mall, Beachwalk Lantai 2, Jl. Pantai Kuta, Kuta, Bali, Indonesia.

Thường xuyên nhất là mở phim lên coi cho đến khi đi ngủ. Rồi ngủ. 2 đứa thích coi mấy series và coi liên tục từ “The Americans”, “The Black List”, “Breaking Bad”, “Billions”, “London Spy” đến bây giờ là “Peaky Blinders”.

Cuối tuần, 2 đứa rủ nhau ra biển đi dạo mát, ăn trưa.

Bãi biển đầu tiên ở Bali mình thấy có màu xanh lam (torquoise)!

Nếu có bạn bè trên Ubud tổ chức BBQ thì lại phi lên đó, ăn uống, nói chuyện, chơi bời đến chiều tối lại về, nghỉ ngơi, xem phim rồi ngủ.

Hay dự tiệc sinh nhật

Tiệc sinh nhật Ilse, người phụ nữ 74 tuổi vẫn chạy xe máy, leo núi, tắm biển, đi tour mạo hiểm

Thỉnh thoảng, Albert và Andrea học Aikido ở Sanur ghé ngang chơi trước khi học thì cả đám lại ăn trái cây, sake sấy, đậu phộng rang lá chanh, uống trà, tám chuyện.

Albert và Andrea, 2 em người Tây Ban Nha đã đi du lịch bằng cách xin đi nhờ xe gần 80 nước trên thế giới.

Hoặc bạn bè đang đi du lịch đến Bali, hẹn nhau uống trà.

Julia, cô bạn người Hoa tụi mình gặp ở khóa thiền ở Suan Mokkh, Thái Lan vừa đến Bali lại gặp nhau ăn trưa, uống trà

Bạn bè ở xa đến Bali nghỉ dưỡng, hẹn hò gặp nhau.

Ăn tối với Simon và Suzie dịp Tết tây 2017

Matthew cũng hay ghé Sanur bàn chuyện làm ăn với Fraser thì mình để mặc 2 ông bàn bạc. Mình đọc sách, nghe nhạc hoặc làm gì đó mình thích. Ví dụ đi chụp hình.

Trước khi dọn xuống đất, tụi mình ở trên lầu. Kế bên lan can có 1 cái cây to. Có 2 cái tổ chim trên đó. Mình chụp được hình chim mẹ ấp trứng ngay trên tổ trong gần 1 tuần, rồi dời xuống phòng dưới đất. Chim con giờ chắc đang chập chững biết đi rồi.

4. MUA SẮM

Tụi mình tránh xa hoàn toàn mấy cửa hàng, cửa tiệm bán cho khách du lịch hay dân expat thích xài hàng cao cấp. Mắc.

Nếu mua sắm mấy thứ bình thường như quần áo, đồ khô,…tụi mình thường đi đến Hardy’s. Siêu thị lớn nhất ở Sanur. Chỗ này như siêu thị Coopmart ở Sài Gòn mình. Giá hợp lý, nhiều mặt hàng, chủng loại, có in giá. Dễ lựa chọn.

 

Còn nếu muốn mua đồ kim khí điện máy thì tụi mình đến RTC ở Denpasar, nơi bán đồ điện tử chắc là rẻ nhất Bali. Chỉ thấy người Indo đi mua. Thỉnh thoảng mới có 1 anh tây như Fraser.

 

Ngay cổng vào chỗ gửi xe RTC

Chỗ này y như chợ Nhật Tảo của mình ở Sài Gòn. Có điều đưa vô hẳn 1 trung tâm mua sắm cho dễ quản lý. Tuy vậy, các cửa hàng xấu xí, xập xệ, kẻ bán người mua lôi kéo như ngoài chợ. Và trả giá thì cũng trên trời dưới đất.

 

Trên lầu 1, mấy cái máy lạnh cổ lổ sỉ từ thời nảo thời nao. Họ vẫn có thang cuốn nhưng cũng cũ kỹ. Tổng cộng có 3 tầng bán hàng: tầng trệt, 1 và 2. Càng lên cao giá càng rẻ. Tầng 4 là Foodcourt.

Fraser là trùm trả giá. Ảnh đi vòng vòng, xem đồ, hỏi giá. Thấy cái ưng ý rồi, biết giá, không mua. Đi thêm 5,6 tiệm nữa hỏi mua cái y chang, trả giá. Cách này cực kỳ hiệu quả nên mua mấy món rồi, lần nào cũng mua được giá tốt, rẻ hơn gần phân nửa so với giá ban đầu. Tụi mình đã mua 1 cái laptop, 2 cái anten để boost wifi cho mạnh lên, dây cáp,…ở đây.

Tiệm bán hàng uy tín, giá hợp lý nhất ở RTC. Đi cầu thang bộ lên lầu 1, tiệm nằm phía bên tay trái, to nhất, đẹp nhất, sáng sủa nhất. Nếu đi cầu thang cuốn thì tiệm nằm bên tay phải. Ông chủ người gốc Hoa. Em phụ trách tiệm người Hồi giáo, Indo. Có anh sales support tên là Tito.

 

 5. GIA HẠN VISA

Khi gia hạn visa lần đầu, tụi mình phải đến Văn phòng Xuất nhập cảnh ở Denpasar. Những lần sau chỉ cần đưa passport cho dịch vụ làm. Dùng dịch vụ thì không cần phải lấy số thứ tự ngồi chờ theo quầy mà đến gặp thẳng người mình cần liên hệ. Sau đó vào phòng lấy dấu vân tay, chụp hình rồi đi về. 3 ngày sau visa gia hạn được cấp.

Giữ xe máy 2k IDR/chiếc, cứ chạy thẳng vào trong.

Mặc đồ lịch sự nhưng không khắt khe như Đại sứ quán Indonesia ở Singapore. Ở Singapore, mặc quần không dài là không cho vô. Phải là quần dài. Áo sát nách không được vô. Phải là áo có tay. Dép không cho vô. Phải mang giày.

Ở đây, thiên hạ mang dép, mặc quần short vô ráo.

Văn phòng Xuất nhập cảnh. Địa chỉ: Jl. D.I. Pandjaitan No. 3, Dangin Puri Klod, Denpasar Timur, Panjer, Denpasar Sel., Kota Denpasar, Bali 80235

 

6. CẮT TÓC:

Hồi lúc đi không kịp làm gì hết trơn nên cứ để tóc tai vậy mà đi. Mình thì tóc dài lâu rồi. Fraser thì mình không thích ảnh để đầu đinh nên bắt để dài luôn. Sau 7 tháng phơi mình dưới nắng, tóc đứa nào cũng bị chẻ ngọn, xác xơ thấy sợ. Mà Bali là đảo du lịch, cái gì cũng mắc vì toàn phục vụ dân có tiền đi chơi nên tụi mình cứ đắn đo, tiếc tiền không cắt tóc.

Cuối cùng phải đến gần 30 tết âm lịch Việt Nam, 2 đứa mới quyết định đi cắt tóc. Kể như tự thưởng cho mình một cái đầu mới.

Tìm hiểu, nghiên cứu, cuối cùng đi cắt chỗ này. Rất hài lòng, dù không rẻ như tiệm mình thường cắt ở Việt Nam.

Nam: gội, cắt, sấy: 97k IDR

Nữ: gội, cắt, sấy: 137k IDR

Chic Beauty Salon & Spa, Jl. Danau Tamblingan No. 84, Sanur, Denpasar – Bali

 

7. KHÁM BỆNH

Hồi tháng trước tự nhiên sáng ngủ dậy mắt thấy đỏ. Nghĩ chắc là ngủ nằm sao đó thôi. Đi vòng hết Sanur kiếm mua chai thuốc nhỏ mắt bình thường Natri Clorid 0,9% để rửa mắt mà tuyệt nhiên không có. Toàn là thuốc chữa trị với V-Rohto mắc tiền không.

Sau 1 ngày mắt càng đỏ. Sợ quá, Fraser chở mình đến Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Tên dài ghê. Là bệnh viện mắt nổi tiếng ở Bali.

Chỗ này rất lịch sự. Gửi xe miễn phí, có bảo vệ đàng hoàng.
Đi vào trong bốc số, có bảo vệ bốc dùm.

Sạch sẽ, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt.
Ngồi chờ 1 hồi thấy cô kia chạy ra hỏi mình bằng tiếng Anh. Xong đưa mình qua khu vực VIP (?!?) nói “Số của cô là số 1”. Ý là mình không phải xếp hàng theo số thứ tự bình thường kia.

Người nước ngoài có khác :D. Cô y tá dẫn mình lên lầu, ngồi chờ 5 phút, vô khám. Cô y tá khác lại dẫn mình đi đo mắt, khám. Xong dẫn mình về quầy tính tiền, mua thuốc, cấp cho cái thẻ bệnh nhân như thẻ thành viên siêu thị. Tốn hết 200k IDR (khoảng 400k VND). Từ lúc vô đến lúc ra chỉ mất chừng 30 phút. Hẹn tuần sau tái khám.

Cái thẻ bệnh nhân của mình, được cấp ngay sau khi khám bệnh. Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara, Jl. Angsoka số 8, Denpasar, Bali, Indonesia.

Mình về nhỏ thuốc theo lời bác sĩ. 1 tuần sau mới hết. Cũng không đi tái khám.
Xin chụp được hình chị y tá quá dễ thương và nhiệt tình, nói tiếng Anh cũng rành. Tên chị là Ayumas.

Hy vọng không gặp lại chị.

Chị y tá siêu dễ thương ở Bệnh viện mắt Rumah Sakit Mata Bali Mandara. Đồng phục ở đây rất đẹp, mỗi người mặc mỗi kiểu, mỗi màu nhưng đều mặc đồ hoa văn truyền thống Bali.

 

Còn có hoạt động thường ngày nào ở Bali mà mọi người muốn biết không? Hoặc ai cũng đã từng sống ở Bali và có kinh nghiệm khác thì cứ chia sẻ ở phần bình luận (comment) để mọi người cùng biết nha!

?

Các Bài Viết Về Trải Nghiệm Của Chuyến Đi

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Kota Bharu và Cú Sốc Văn Hóa

Kota Bharu phát triển đến không ngờ so với những thành phố gần biên giới (lại vẫn theo hiểu biết hạn hẹp của mình). Siêu thị, ngân hàng, quán ăn, khu vui chơi, nhà thờ Hồi giáo to vật vã. Nhà cửa đẹp, sang trọng. Đường sá thênh thang, quy củ, trồng hoa cảnh khắp nơi....

Nyepi – Tết Bali với lễ hội đón mừng năm mới Melasti & Bhuta Yajana

Tụi mình may mắn vẫn ở Bali vào thời điểm Tết cổ truyền của họ năm nay. Đây là ngày tết mừng năm mới rất đặc biệt. Không giống như các nơi khác trên thế giới, mọi người thường vui chơi, hội hè với các hoạt động náo nhiệt; Nyepi ở Bali là ngày tất cả mọi người trên đảo...

Tản Mạn Về Hạnh Phúc

Mình là loại người khá cổ điển về một số chuyện. Và không cổ điển lắm về một số chuyện khác. Nhưng mình thích tổng kết một năm theo âm lịch, theo Tết ta của mình. Giống như M., một người bạn của mình thuở nhỏ còn trang trọng khai bút ngay đêm giao thừa, những đứa trẻ...

Chuyện tình tự kể

Cho đến cái buổi tối đó, buổi tối mà anh vừa chạy xe về nhà dọc bờ kè, vừa cười hớn hở, thì anh đã ở TP. HCM được 5 tháng. Lần đầu tiên anh cảm thấy mình đã là một phần của cái thành phố này. Đã trở thành một phần của những hối hả, của mùi vị, của văn hóa nơi đây chứ...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Campuchia & Những Ngày Đầu Tiên

Trước khi bắt đầu chuyến đi, mình chỉ đạp xe tà tà khoảng 1 tháng từ nhà đến công ty, xa chừng 1 cây số, mất đâu 15 phút (kể cả đạp lên lầu 5 của tòa nhà để gửi xe) chứ không có tập luyện gì đặc biệt. Nhưng vì lịch trình tụi mình đi không quá gấp rút nên những ngày...

Những Quý Nhân Của Mình

Mình may mắn gặp được rất nhiều người tốt trong mấy mươi năm cuộc đời. Hôm nay, chỉ nói riêng về những người hùng đàn ông, trực tiếp giúp mình trước và trong chuyến đi. 1. ĐỒNG NGHIỆP: Trong công ty cũ của mình có anh người Malay làm IT, tên Dominic, phải nói là dễ...

Mình Đã Hết Sợ Chó Như Thế Nào?

Hồi còn nhỏ xíu, mình bị chó cắn. 2 lần. Ký ức bây giờ chả còn lại mấy ngoại trừ mình nhớ đó là con chó của hàng xóm ở gần nhà. Hình như là chó nhà ông Trọng. Mình đi ngang nhìn thấy nó, rồi chả biết tại sao mình bỏ chạy, nó dí theo, cắn mình. Rồi cả nhà dở đủ bài...

Khóa thiền ở Suan Mokkh: Thưởng thức sự tĩnh lặng

Như đã dự định từ trước, cuối tháng 7 tụi mình đến Surat Thani để kịp dự khóa thiền tịnh khẩu 10 ngày bắt đầu vào tháng 8 ở thiền viện Suan Mokkh, Thái Lan. Đây là phương pháp thiền Vipassana, khá nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay có hơn 170 trung tâm ở cả 5 châu lục....

Gà Tây Không Phải Là Gà & 6 Ngạc Nhiên Thú Vị về Giáng Sinh

Gà Tây Không Phải Là Gà & 6 Ngạc Nhiên Thú Vị về Giáng Sinh

Gà Tây Không Phải Là Gà & 6 Ngạc Nhiên Thú Vị về Giáng Sinh

1.Gà tây (turkey) không phải là gà (chicken)!

Gà tây là một loại chim, to gấp 3-4 lần con gà bình thường! Và tuy cùng lớp chim, nó không có họ hàng gần với gà lắm đâu! Mình đoán do cách dịch hoặc từ vựng tiếng Việt chưa có từ tương đồng với giống chim này nên bao nhiêu năm mình cứ tưởng nó là 1 loại gà. Như gà ta, gà tam hoàng, gà công nghiệp,…

Cho đến Noel năm nay, khi đang ngồi ăn trưa với Fraser, mình phán cho 1 câu: “Thịt gà tây là dở nhất thế giới!”. (Turkey is the worst chicken in the world!). Ảnh cười ngoặt ngoẽo rồi mới nói với mình gà tây không phải là gà. Nó là chim. Như bồ câu quay lên nhìn giống con gà con nhưng đâu phải là gà. Mình không tin, google ngay lập tức. Nhìn hình so sánh, cuối cùng mới chấp nhận sự thật nó không phải là gà. Có điều ăn ở nhà hàng được cắt sẵn cho vài miếng thì chả phân biệt được nhỉ.

Con gà bình thường so với con gà tây chỉ bằng phân nửa hay 1/3 thôi

Trước khi gà tây trở thành món ăn biểu tượng của đêm Giáng Sinh, ở Anh, người ta ăn đầu heo với mù tạc. Vào thời Victoria, trong khi người giàu thì có khi ăn cả thiên nga (swan) hoặc công (peacock), những người nghèo không đủ tiền mua gà tây ăn thì mua ngỗng (goose) thay thế. Làm nhớ tới truyện Sherlock Holmes – Viên ngọc bích màu xanh da trời.

2. Ở Nhật, vào đêm Giáng Sinh, mọi người rủ nhau đi ăn KFC!

“Quên gà tây đi, dịp Giáng Sinh, người Nhật tụi tui chỉ nghĩ đến gà rán KFC thôi!”

“Với rất nhiều người Nhật, Giáng Sinh có nghĩa là KFC và dịp thể hiện sự lãng mạn…”

Truyền thống này bắt nguồn từ việc một người nước ngoài mua gà KFC ăn vào dịp Giáng Sinh thế cho gà tây. Lý do là gà tây ở Nhật khá hiếm. Hơn nữa, các căn hộ ở Nhật đều tương đối nhỏ để có căn bếp đủ rộng cho lò nướng được nguyên con gà. Các nhân viên KFC nhìn thấy ý tưởng đó và vào năm 1974, KFC phát động chiến dịch quảng cáo có tên là Kurisumasu ni wa kentakkii (Kentucky for Christmas/ Gà KFC cho Giáng Sinh). Thành công vang dội. Đến năm 1985 KFC có hẳn một combo cho Giáng Sinh gồm gà, xà lách, bánh ngọt và kem với giá 3.880 yen.

Nguồn internet

Bây giờ, mọi người thường phải đặt chỗ trước khoảng 2 tháng mới có bàn ở KFC vào đêm Giáng Sinh.

Nguồn internet

3. Ông già Noel không phải luôn luôn mặc bộ quần áo màu đỏ.

Trước những năm 30, ông già Noel mặc tùm lum màu, thường là màu xanh, vàng, trắng.

Từ những năm 20, Coca Cola đã dùng hình ảnh ông già Noel trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng chỉ đến năm 1931, Coca Cola mới giúp hoàn thiện hình ảnh ông già Noel mặc bộ đồ màu đỏ và sử dụng trong các posters của mình. Cũng từ lúc đó, ông già Noel luôn mặc bộ đồ đỏ như mọi người thường thấy đến bây giờ.

Nguồn internet

 

4. Theo dữ liệu từ Facebook, 2 tuần trước Giáng Sinh là thời gian các cặp đôi chia tay nhau nhiều nhất.

 

Nguồn internet

5. Bài hát nổi tiếng “Jingle Bells” được tác giả James Pierpont sáng tác tại Massachusetts, Mỹ cho Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Sau đó lại trở thành bài hát phổ biến trong dịp Giáng Sinh.

6. Tượng thần Tự do ở Mỹ (The Statue of Liberty) là quà tặng Giáng Sinh của Pháp tặng Mỹ vào năm 1886. Bức tượng nặng 225 tấn nên có thể coi là món quà Giáng Sinh bự nhất.

Nguồn internet

?

Các Bài Viết Khác

Gà Tây Không Phải Là Gà & 6 Ngạc Nhiên Thú Vị về Giáng Sinh

1.Gà tây (turkey) không phải là gà (chicken)! Gà tây là một loại chim, to gấp 3-4 lần con gà bình thường! Và tuy cùng lớp chim, nó không có họ hàng gần với gà lắm đâu! Mình đoán do cách dịch hoặc từ vựng tiếng Việt chưa có từ tương đồng với giống chim này nên bao...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,…

Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất khi đi du lịch. Chỉ một cái giường tầng ở khách sạn, nơi mình phải ở chung với 6,7 đứa khác, cũng gần 50 SGD/đêm! Tiện nghi thì tối thiểu. Ăn uống thì khỏi phải nói, một phần cơm bình dân ngồi vỉa hè của mấy quầy người Hoa, cũng phải 10 SGD/phần. Ở Singapore 3 ngày có thể bằng ở 1 tuần ở Thái.

Và vì mọi chi phí đều cao như thế

1. Người già về hưu vẫn tiếp tục làm công việc phục vụ:

Đến Singapore, mọi người có thể thấy rất nhiều ông già bà cả làm công việc lau dọn, phục vụ ở các hawker centers (hay mình gọi là food court), ở tiệm McDonald’s…Họ làm việc rất chu đáo, kỹ lưỡng dù hơi chậm. Vào buổi tối, sẽ thấy vẻ mệt mỏi hiện rõ trên nét mặt họ.

Các nhân viên lau dọn vệ sinh cũng là những người già.
Rất nhiều tài xế taxi là người lớn tuổi.
Nếu đi tour đến Sing, cũng sẽ thấy tài xế và hướng dẫn địa phương thường là những người 60-70 tuổi. Họ có vẻ năng động, giỏi bắt chuyện và đôi khi khuân vác đồ đạc cho khách. Tuy nhiên, rõ ràng họ đã ở tuổi xế chiều.

Một số ít người làm việc vì không muốn ở nhà buồn chán, muốn được tiếp tục cống hiến cho xã hội. Nhưng hầu hết họ phải làm việc ở cái tuổi đã về hưu này để giảm bớt gánh nặng tài chính cho con cháu, kiếm thêm thu nhập để trả tiền sinh hoạt phí,…

Và nếu số tiền họ kiếm được vẫn quá ít ỏi, thường là khoảng 1,100 SGD/tháng so với mức thu nhập bình quân là 4,700 SGD/tháng, thì có thể họ sẽ trở thành

2. Người vô gia cư nhưng vẫn có việc làm:

Người vô gia cư ở Singapore nhiều hơn mình tưởng.

Họ có thể là những người kiếm đủ tiền để chi phí nhưng không đủ tiền thuê nhà, đành phải ra đường ngủ.

Một số người bị chính gia đình mình đẩy ra khỏi nhà, vì nhiều lý do.

Những người khác, quyết định ngủ ở ga điện ngầm hoặc gần chỗ làm, để không phải trả phí xe cộ đi lại.

Có người không thuê nhà để dành tiền gửi về cho gia đình, nhất là những người Malay qua Singapore làm việc.

Rất nhiều người trên giấy tờ, họ vẫn có một địa chỉ. Dù thực tế, họ ngủ ngoài đường. Lấy vài miếng giấy cạc tông lót chỗ ngủ vào đêm khuya, khi các cửa tiệm hoặc nhà người ta đã đóng cửa. Cắm trại ở khu công viên. Dọc bờ biển. Có người ngủ qua đêm ở sân bay Changi,…

1 góc đường nơi tụi mình đi qua

Chính phủ Singapore đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng này nhưng đó vẫn là cuộc chiến đang tiếp diễn.

Tuy vậy, ở một góc độ khác,

3. Có rất nhiều thứ hoàn toàn miễn phí ở Singapore:

Xem phim miễn phí ngoài trời:
Được tổ chức vào cuối tuần ở những địa điểm khác nhau. MovieMob là tên dự án này, dành cho tất cả mọi người. Không cần đăng ký trước nhưng phải xem website để biết thời gian và địa điểm chính xác.

Nhạc sống miễn phí ở Esplanade:
Các ban nhạc thường chơi từ chiều cho đến tối với nhiều phong cách khác nhau. Xem buổi tối thì có không khí hơn. Ở đây còn có cả 1 Thư viện âm nhạc cũng hoàn toàn miễn phí. Tha hồ cho mọi người sống ảo vì khung cảnh Nhà hát Esplanade như nửa trái sầu riêng lớn, rất đẹp.

Địa chỉ: 1 Esplanade Dr, Singapore 038981

1 góc nhà hát Esplanade, Singapore

Chợ trời miễn phí – Singapore Really Really Free Market (SRRFM):
Nhìn như garage sales, gồm đủ các thứ được bày ra ngoài trời, thường là ở công viên.  Gồm đủ loại từ sách, quần áo đến trang sức, túi xách,…Hoàn toàn miễn phí. Mình cảm giác như các thùng đồ từ thiện ở Sài Gòn mình :). Thời gian và địa điểm thay đổi  nên cần xem trên Facebook để biết chính xác nơi tổ chức.

Nguyên tắc hoạt động của Chợ miễn phí (SRRFM)

Viếng các bảo tàng:

National Museum, Asian Civilisations Museum,Peranakan Museum, Reflections at Bukit Chandu và Our Museum @ Taman Jurong. Hoàn toàn miễn phí và học được rất nhiều điều bổ ích.

Bảo tàng Peranakan – 39 Armenian St, Singapore 179941

Leo núi Faber (Mount Faber)
Leo núi Faber hoàn toàn tự do. Cảnh từ trên đỉnh nhìn xuống thì không cần phải bàn, đẹp và ấn tượng.

Địa chỉ: Telok Blangar Road, Singapore 099448

Đi bộ dọc Southern Ridges
Là đường nối từ núi Faber đến công viên Telok Blangar Hill Park. Dài khoảng 10 cây số. Cảnh vật nhìn từ trên cầu đẹp, tha hồ selfie. Người lớn, trẻ em, ai đi cũng được, không cần phải dáng thể thao gì cả.

Địa chỉ: Henderson Road, Southern Ridges, Bukit Merah, Singapore 159557

Chụp hình với 8 bức tượng Merlion
Toàn bộ Singapore có tổng cộng là 8 tượng Merlion. Tìm cho ra và chụp hình các kiểu với mấy tượng này cũng là 1 bộ sưu tập hiếm có!

Đi thăm ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore – Sri Mariammam Temple

Nằm ở khu Chinatown, gần trạm MRT Telok Ayer. Đặc trưng của các ngôi đền Hindu là trang trí tượng các thần,…ngay trên đỉnh, bên ngoài đền, với nhiều màu sắc rất đẹp.

Địa chỉ: 244 South Bridge Rd, Singapore 058793

Ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore

Đi dạo và chụp hình ở những khu vườn kế bên vịnh (Gardens By The Bay)
Là các khu vườn nhân tạo, đẹp và lạ như ở ngoài hành tinh. Được dùng trong khá nhiều cảnh phim. Tuy nhiên, các khu vườn được vô miễn phí bao gồm:  Sun Pavillion, Supertree Grove, Dragonfly & Kingfisher Lakes, Far East Organization Children’s Garden, World of Plants, Heritage Gardens, and Bay East Garden. Các khu còn lại phải mua vé vô cửa (rất mắc!)

Địa chỉ: 244 South Bridge Rd, Singapore 058793

Và còn nhiều nhiều địa điểm nữa…

Lần đi xe đạp đến Singapore, để khám phá mà không bị phá sản, tụi mình đã chọn khách sạn không quá xa trung tâm để dễ đi bộ. Ăn thì tụi mình chỉ ăn trong foodcourt. Đi chơi chỉ đi chỗ miễn phí. Nước uống thì hứng từ vòi phông tên uống vì nước phông tên ở Singapore sạch và an toàn để uống trực tiếp, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Singapore là điểm đến đầy hấp dẫn nhưng cũng là nơi có khoảng cách giàu nghèo thuộc hàng cao nhất thế giới!

Vùng đất này chưa bao giờ nằm trong danh sách các nơi ưa thích của mình nhưng vì là nước phát triển rất gần Việt Nam, miễn visa du lịch, các bạn xì tin nên canh vé giá rẻ của Tiger Air, Jetstar, VNA,…làm 1 chuyến cuối tuần để mở mang tầm mắt. Chủ yếu là nhìn thấy sự phát triển về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng của họ và nhất là sân bay Changi – sân bay được đánh giá liên tục 4 năm liền là tốt nhất thế giới bởi tổ chức Skytrax (2013-2016)

?

Các Bài Viết Về Những Điều Cần Biết (Tips)

Kinh Nghiệm Xin Visa Úc – Diện Du Lịch Thị Thực 600

Ở đây, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc tự túc vào năm 2015 và 2016 tại văn phòng VFS Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích đi du lịch hay còn gọi là “Thị thực đi thăm Úc” - Diện thị thực 600. Mình cũng link website chính thức của VFS với các hướng dẫn đầy đủ về...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Indonesia

Tất cả những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân mình trải qua sau khi sống ở Indonesia (Java, Bali) hơn 8 tháng với người địa phương. Ở Java, tụi mình chỉ nhận xét từ sân bay Juanda (Surabaya) đến Banyuwangi (điểm cuối của đảo Java trước khi qua Bali). Về Bali, do tụi...

Review 4 Nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia & Singapore

Sắp ra khỏi châu Á rồi mới ngồi nhìn lại những cái thích và không thích ở những nước đã đạp xe qua. Những ưu, khuyết điểm này chỉ được nhìn nhận dưới góc độ du lịch bụi, chi phí tiết kiệm và đánh giá sau khi đi qua nhiều vùng, thành phố trong cả nước đó (hầu hết là...

Kinh Nghiệm Qua Cửa Khẩu Các Nước Đông Nam Á

2 đứa mình khởi hành từ Sài Gòn hồi đầu tháng 7/2016, đạp xe liên tục qua biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngẫm lại, cũng khá nhiều chuyện vui buồn nơi cửa khẩu. Hôm nay kể lại mọi người nghe chơi. 1. Cửa khẩu Xà Xía...

Những Điều Cần Biết Khi Đi Nước Ngoài Bằng Máy Bay Lần Đầu

Mình nghĩ ra ý tưởng viết bài này sau khi phải chuẩn bị cho mẹ và dì mình bay từ Việt Nam sang Indonesia. Dì mình biết 1 ít tiếng Anh nhưng chưa đi máy bay bao giờ. Mẹ mình thì bay trong nước hồi trẻ rồi đi nước ngoài vài lần nhưng lại là đi chung với mình. Chợt nghĩ...

Giá Sinh Hoạt Ở Indonesia

Mình tổng hợp danh sách giá cả đồ dùng và dịch vụ ở đây để mọi người tiện tham khảo. Giá cả mình chủ yếu dựa vào giá niêm yết của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hóa, quán cóc bên đường, nhà hàng, khách sạn,...tụi mình từng ghé ở đảo Java và Bali. Mình cũng...

Cuộc Sống Đời Thường ở Bali

Sau gần 4 tháng sống như người dân địa phương, đây là những kinh nghiệm tụi mình đúc kết được từ mua sắm, nấu nướng, ăn uống đến đi chơi, khám bệnh, cắt tóc, visa,...ở Bali, Indonesia. 1. ĐI CHỢ - NẤU ĂN Lúc đầu mới tới Bali, 2 đứa tìm chỗ mua nồi cơm điện. Tiếc tiền...

3 Điều có thể bạn chưa biết về Singapore

Là nước có mức sống đắt đỏ nhất thế giới từ năm 2014 đến nay, Singapore bỏ xa các thành phố nổi tiếng mọi người thường nghĩ đến như Paris, London, New York, Tokyo,… Nói đến Singapore, mình thường nghĩ đến đất nước an toàn nhất, sạch sẽ nhất nhưng cũng đau ruột nhất...

Những Điều Cần Biết Trước Khi đến Thái Lan

1. Visa: - Người Việt được miễn thị thực (visa) đến Thái Lan trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng trở lên và còn trang trắng để đóng dấu nhập, xuất cảnh. - Nếu bạn muốn ở lâu hơn 30...

Những Điều Cần Biết Trước Khi Đến Bali

Cập nhật lần cuối ngày 17/4/2017 1. Thị thực và Hộ chiếu (Visa & Passport): - Người Việt được miễn thị thực (visa) du lịch đến Bali/ Indonesia trong vòng 30 ngày bao gồm cả ngày đến và ngày đi (tính nguyên ngày). Hộ chiếu (passport) phải còn thời hạn từ 6 tháng...

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!