Street Art in Santiago, Chile – Nghệ Thuật Đường Phố Chilê

Street Art in Santiago, Chile – Nghệ Thuật Đường Phố Chilê

Street Art in Santiago, Chile

Due to a lot of rumours about how unsafe Latin America is, plus jetlag and 3-month straight travelling through cold winter in Australia, New Zealand and now Chile, we did not do much when first arriving Santiago. After the first week walking around like a stupid tourist and a closed mind, I decided to get out of my comfort zone and explore this city anyway. I recognized it is silly to travel and let other people’ experiences define what I can and cannot do. Plus I always believe positive attracts positive. It turned out I had the best day ever in Santiago!

And the result is this photo collection of street art in Santiago, Chile.

 

Ảnh Nghệ Thuật Đường Phố Ở Santiago, Chile

 

Trước khi đến Chilê, mình nghe rất nhiều lời đồn đoán về tình trạng thiếu an toàn ở đây hay châu Mỹ La Tinh nói chung. Ngay tại Đại Sứ Quán Chilê ở New Zealand, khi cấp visa cho mình, họ cũng dặn dò rất cẩn thận khi tụi mình đến nước họ. Sau 3 tháng đi liên tục từ Bali đến Úc, New Zealand; quá cảnh tại Argentina được kèm cặp bởi nhân viên an ninh suốt 10 tiếng đồng hồ, cộng với cái lạnh mùa đông ở Chilê, lúc mới đến tụi mình gần như chỉ ăn, ngủ và nói chuyện vu vơ với vợ chồng anh chủ nhà Airbnb.

Sau gần 1 tuần, mình quyết định dù có bị dí súng vào người để cướp đi chăng nữa, mình cũng phải dòm ngó xem cái thủ đô của Chilê này nó ra làm sao. Và nhờ vậy mà phát hiện được vẻ đẹp độc đáo của tranh nghệ thuật đường phố ở Santiago, Chilê để làm bộ ảnh này.

 

Bali – Đảo Thiên Đường

Bali – Đảo Thiên Đường

Bali – Đảo Thiên Đường (Paradise Island)

 

Bali là vùng đất rất thanh bình, người dân thân thiện, mức sống vẫn còn đang phát triển nên chi phí sinh hoạt thấp. Đặc biệt Bali rất an toàn. Nhiều nơi nhà ở không cần khóa cửa. Xe để ngoài đường không cần khóa cổ. Bali có núi lửa, biển, cao nguyên, thung lũng, hồ trên núi, suối nước nóng và vô số đền đài rất độc đáo.

This is the Bali I love!

AMED

Nổi tiếng với các trung tâm lặn biển tự do (free diving). Biển cát đen. Chi phí rẻ. Nhà và cửa phòng ở đây không có khóa.

Highlights: Free diving centers. Black sand beach. Low cost of living. The houses in this area are left unlocked overnight.

CANDIDASA

Đẹp và ấn tượng nhất là ao sen rộng choáng ngợp ngay sát biển. Buổi sáng mọi người chạy bộ vòng quanh rồi ra bờ biển ngồi thiền, cầu nguyện hoặc thinh lặng. Bình minh cực đẹp.

Highlights: The Lotus Lagoon next to the sea with amazing views at dawn or sunset. In the morning, people usually go jogging around the pond then mediate/ pray/ sit still on the beach.

CANGGU

Là bãi biển lý tưởng để lướt sóng ở Bali. Chi phí tương đối đắt đỏ. Nhiều quán ăn ngon và đẹp, villa sát biển.

Highlight: one of the best surf beaches in Bali.

DENPASAR

Trung tâm hành chính của toàn bộ đảo Bali. Cuộc sống nhộn nhịp với nhiều công viên, khu mua sắm, giải trí, bệnh viện, nhà tù,…và sân bay Ngurah Rai.

Highlights: the capital of Bali with the Ngurah Rai International Airport.

JIMBARAN

Hải sản tươi, ngon, rẻ nhất Bali. Nhiều khách sạn, resort 5 sao nổi tiếng như Four Seasons, Intercontinental,…dù không tập trung như ở Nusa Dua. Hoàng hôn đẹp.

Highlights: fresh, good and reasonable-priced seafood. Beautiful sunset especially if you sit at one of the sunset bars by the sea in Four Seasons or Intercontinental.

KUTA

Khu tập trung nhiều tây balô, phức tạp nhưng cuộc sống về đêm rất sôi động. Đặc biệt, bãi biển Pandawa Beach cực đẹp với nước xanh trong veo và bờ đá dựng đứng rất hùng vĩ.

Highlights: the backpackers’ capital, messy, noisy and sleepless. Pandawa beach is beautiful with turquoise water.

KARANGASEM

Là vùng khá nghèo ở Bali nhưng có các ngôi đền cực đẹp, cực nổi tiếng như đền mẫu Besakih, đền nước Tirta Gangga,…Khung cảnh cao nguyên với núi non và ruộng bậc thang.

Highlights: Beautiful highland area with the Mother Temple Besakih, an amazing complex, and the Water Palace – Tirta Gangga. You can also see rice terraces and mountains along the way. Perfect at dawn.

LOVINA

Bãi biển cát đen với nhiều quán cà phê, bar đẹp dọc biển. Hoàng hôn rất đẹp. Có tour đi xem cá heo.

Highlight: black sand beach. Beautiful sunset view. Dolphin tour.

SANUR

Bãi biển sát bên thủ đô Denpasar. Nhiều quán ăn ngon, nhạc sống. Lối đi dọc biển đẹp. Là nơi tụi mình đã sống với người dân Bali suốt 7 tháng!

Highlight: the beach next to Denpasar. Plenty of good restaurants, live music. The beach walk is beautiful and relaxing. This was also our home for 7 months in Bali.

SEMINAK

Sôi động, nhộn nhịp với các quán ăn ngon, cửa hàng đồ lưu niệm rất đẹp.

Highlight: many good restaurants and shops.

TULAMBEN

Nổi tiếng với xác tàu đắm của Mỹ, của Nhật, là trung tâm lặn biển ở Bali. Mức sống rất rẻ. Bãi biển không có cát, chỉ có đá và sỏi trơn láng, nhiều màu. Khung cảnh rất thanh bình.

Highlight: diving centers with American and Japanese ship wrecks. The beach without sand, only stones, pebbles and rocks. Very peaceful area. Low cost of living.

UBUD

Trung tâm văn hóa, nghệ thuật của Bali với nhiều sự kiện, lễ hội được tổ chức thường xuyên quanh năm. Nhiều quán ăn ngon, ruộng bậc thang, khung cảnh đẹp, thơ mộng. Dễ dàng đi thăm nhiều nơi ở Bali từ trung tâm.

Highlights: the center of cultures and arts in Bali. Rice terraces. Many restaurants, resorts with stunning views either by the sea, in the middle of a paddy field or up to the mountain.

Op Shop – Mua Đồ Giá Rẻ Ở Úc

Op Shop – Mua Đồ Giá Rẻ Ở Úc

Op Shop – Mua Đồ Giá Rẻ Ở Úc

Ở Úc có 1 hệ thống cửa hàng bán gần như mọi thứ với giá rất rẻ gọi là Op Shop. Đây là những cửa hàng hoạt động nhằm mục đích từ thiện. Họ nhận tất cả những đồ dùng đã qua sử dụng hoặc đồ không cần dùng tới của người dân địa phương, sắp xếp lại và bán với giá chỉ bằng 1/5 – 1/10 giá thị trường. Với mức sống siêu đắt đỏ, những cửa hàng này là thiên đường mua đồ giá rẻ ở Úc.

mua-do-gia-re-o-uc

1. THƯƠNG HIỆU:

“Op shop” là từ viết tắt của “Opportunity Shop”. Tên gọi này được dùng để chỉ những cửa hàng do các tổ chức từ thiện quản lý ở Úc và New Zealand.

mua_do_gia_re_o_uc

mua-do-gia-re-o-uc

Trên thực tế, rất ít cửa hàng đề bảng hiệu “Op Shop” dù dân Úc ai cũng gọi đó là Op shop. Những cửa hàng này dùng các thương hiệu như Vinnies, Salvos (The Salvation Army), Red Cross, Lifeline, Endeavour, Second Chances, Sacred Heart Mission,…để kinh doanh gây quỹ.

mua_do_gia_re_o_uc

mua_do_gia_re_o_uc

mua_do_gia_re_o_uc

mua_do_gia_re_o_uc

Với hàng trăm cửa hàng trên khắp nước Úc, cách tốt nhất để tìm ra các cửa hàng này là hỏi người dân hoặc tìm trên Google. Thương hiệu Vinnies, Salvos và Red Cross thường có giá rẻ hơn những cửa hàng còn lại.

mua_do_gia_re_o_uc

2. MẶT HÀNG:

Những cửa hàng này thu nhận tất cả đồ không cần dùng tới của người dân địa phương. Hầu hết là đồ đã qua sử dụng. Điều kiện tiên quyết là phải sạch sẽ, còn tốt và cho đi miễn phí.

Do nguồn không quá kén chọn, ở Op Shop, mọi người có thể tìm thấy gần như tất cả mọi thứ. Từ quần áo, giày dép,…

mua-do-gia-re-o-uc

đến sách vở, băng đĩa, đồ gia dụng, bàn ghế nội thất,…

mua-do-gia-re-o-uc

Ngay cả những đồ chuyên dụng như quần chạy xe đạp, áo khoác da thật (để đi xe máy), nón bảo hiểm, găng tay, đồ làm bánh,…cũng có thể tìm thấy.

Tuy vậy, nhiều Op shop cũng bán vài vật dụng còn mới tinh là do:

– Vài công ty thay vì thanh lý hàng tồn kho (phải tốn phí) thì họ mang cho các Op shop để làm từ thiện.

– Một số người mua đồ về, chưa xài, không thích nữa, mang cho Op shop.

– Các Op shop bán 1 số mặt hàng liên quan đến công tác từ thiện. Ví dụ: hàng thủ công do người khuyết tật làm,…

3. GIÁ CẢ:

Vì nhận nguồn hàng miễn phí và nhân viên là những người tình nguyện, chi phí kinh doanh các Op shop rất thấp. Do đó, giá bán các mặt hàng ở đây thường chỉ bằng 1/5 – 1/10 giá thị trường.

mua-do-gia-re-o-uc

Ví dụ:

– Mình mua được 1 cái áo khoác nhồi lông hiệu Abercrombie & Fitch mới tinh chỉ 25 AUD. Cái áo này bên ngoài cũng cỡ 250 AUD. Rồi 1 cái quần jeans chỉ 6 AUD. Vừa in.

– Tô chén dĩa trong Op shop giá chỉ 1 AUD/cái. Nhiều mẫu mã, kiểu dáng, tha hồ lựa chọn.

Tuy nhiên, ở các thành phố lớn như Sydney, Melbourne,…các Op shop lại được săn lùng như hàng vintage. Do đó, giá cả ở một số tiệm mắc như đồ mới. Các cô, các chị vào các op shop là cứ thử vài chục cái trở lên. Có những cái áo giá cũng đến cả trăm đô.

4. TIỆN ÍCH:

– Họ có phòng thử quần áo nên mình có thể thử thoải mái để chắc chắn chọn đồ vừa và ưng ý. Thử xong không mua cũng không sao. Không ai phàn nàn hết.

– Có đủ size cho mọi người, không chỉ vài size nhất định. Mình thường mặc size XS, Fraser mặc size M, mà tụi mình đều tìm được đồ vừa in cho cả 2 đứa.

– Không có nhân viên đi theo tò tò hỏi mình muốn mua gì. Tuy nhiên, nếu cần tìm món gì mình không thấy, hỏi thì nhân viên phục vụ rất nhiệt tình.

– Các Op shop thường có nhiều mặt hàng, vài shop to như cái siêu thị, nên có khi chỉ cần đi 1 nơi là có thể mua đủ các thứ cần thiết.

– Có thể trả bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.

5. VÌ SAO NÊN MUA ĐỒ Ở OP SHOP – ĐỒ CŨ ĐỂ XÀI?

Có nhiều lý do, trong đó:

– Rẻ.

– Đa dạng, độc đáo, ít “đụng hàng”.

– Bảo vệ môi trường. Tái sử dụng đồ cũ làm giảm thiểu lượng đồ thải ra, phí xử lý rác thải chôn xuống đất hoặc xuống biển.

– Ủng hộ các cửa hàng địa phương thay vì các tập đoàn đa quốc gia giàu có.

– An toàn. Theo các Tổ chức Bảo vệ Sức Khỏe Cộng Đồng, chỉ cần giặt quần áo cũ với nước nóng 1 lần là có thể giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. An toàn để sử dụng.

– Tiền thu được từ các Op shop, sau khi trả tiền thuê mặt bằng, bảo trì,…sẽ được sử dụng vào mục đích từ thiện.

mua-do-gia-re-o-uc

LƯU Ý:

– Khi mua đồ xong thì mình tự mang về, không có bao ni lông hay túi giấy để đựng.

– Giờ bán hàng của mỗi cửa hàng rất khác nhau, không đồng nhất. Nên xem trước để biết giờ đi mua sắm.

– Nếu muốn mang cho đồ đến những cửa hàng này thì phải giặt/ rửa sạch sẽ. Sau đó mang đến trong giờ cửa hàng mở cửa và bỏ vào các thùng to nhận đồ quyên góp. Không được để đồ trước cửa hàng khi họ đóng cửa. Với họ, đó giống như là bỏ rác bậy, là phạm pháp. 1 số cửa hàng không nhận thiết bị điện, nệm cũ hoặc dụng cụ tập gym. Họ có quy định rất rõ từng nơi.

Những thông tin về các Op shop ở Úc có thể áp dụng cho ở New Zealand. Đặc biệt, giá quần áo ở New Zealand nhìn chung mắc và ít lựa chọn, ít thời trang hơn ở Úc rất nhiều.

mua-do-gia-re-o-uc

mua_do_gia_re_o_uc

mua-do-gia-re-o-uc

 

 

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở New Zealand

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở New Zealand

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở New Zealand

Giã từ nước Úc với sự thất vọng tràn trề về Airbnb. Qua đến New Zealand, tụi mình quyết định đặt phòng ở 1 khách sạn ngay trung tâm Christchurch 2 đêm đầu cho đỡ hồi hộp. Lúc đó, tụi mình cũng chưa biết sẽ dùng Airbnb ở New Zealand hay không.

Do chỉ ở New Zealand 3 tuần mà muốn đi cả 2 đảo, tụi mình gần như phải di chuyển mỗi ngày. Một lần nữa, Airbnb ở New Zealand cho thấy giá phòng ở rẻ hơn khách sạn/nhà nghỉ thông thường rất nhiều.

Cộng đồng Airbnb ở New Zealand nhìn chung rất tốt. Ngoại trừ 1 trường hợp duy nhất mình sẽ kể ở cuối, những chủ nhà Airbnb ở New Zealand đều rất thân thiện và tốt bụng. Nhà nào cũng có lò sưởi/ máy sưởi/ chăn điện ấm áp. Nhà nào cũng đẹp, vườn tược rộng rãi. Trong đó, những cái làm mình nhớ nhất về những người tiếp đón mình là:

– Timaru: Rick & Gillian, 2 vợ chồng trung niên ở trong căn nhà hơn 100 năm tuổi. Đồ đạc, vật dụng toàn đồ cổ, cực kỳ nghệ thuật. Chồng người Anh, vợ người Scotland. Chỉ dẫn tụi mình biết bao nhiêu là thông tin ở New Zealand. Căn phòng cổ điển sang trọng với cái giường vừa to, vừa êm, vừa ấm áp. Phòng có cả máy sưởi + chăn điện.

airbnb_o_new_zealand

Hành lang trước cửa phòng tụi mình

– Dunedin: gia đình anh Trúc, toàn bộ người Việt! Nhà rộng, nằm trên đồi cao, view cực đẹp nhìn xuống toàn thành phố. Không bao giờ khóa cửa, ra vô tự do. Có máy sưởi cả nhà.

– Queenstown – Bannockburn: Werner & Carolyn, 2 vợ chồng trẻ với 2 đứa nhóc con. Chồng người Nam Phi, vợ kiwi. Nhà mới xây, cực đẹp và rộng. Phòng dành cho khách là phòng suite (nhà tắm bên trong) vừa đẹp, vừa ấm. Căn bếp rộng mênh mông, đầy đủ đồ ăn thức uống cho khách dùng thoải mái. Tuy vậy, tụi mình chỉ ăn bên ngoài. Nhà có lò sưởi đốt củi ở phòng khách. Phòng tụi mình có máy sưởi và chăn điện.

airbnb_o_new_zealand

Vườn táo ở gần chỗ tụi mình ở Queenstown

– Christchurch: Do bão tuyết, đường bị chặn, tụi mình không đi tiếp được từ Queenstown sang hướng bờ tây New Zealand mà phải quay ngược lại bờ đông. Do đó, chạy liên tục về Christchurch và ở đó vài ngày. Trong thời gian này, tụi mình ở 2 chỗ

+ Dallas, anh chàng kiwi độc thân, vui tính, từng đi nhiều nơi nhưng hơi ở dơ. Vòi nước nóng cũng yếu xìu tắm không thoải mái gì hết. Máy sưởi trong phòng.

+ Daniel & Gala: cặp đôi Tây Ban Nha, làm house sitting trong thời gian ở New Zealand. Nhà nhỏ nhưng ấm áp và bếp có bánh ngọt miễn phí, ngoài trà & cà phê. Máy sưởi trong nhà và trong phòng.

airbnb_o_new_zealand

Akaroa Harbour – ngôi làng Pháp duy nhất ở New Zealand, rất gần Christchurch

– Nelson: Michael, 1 anh kiwi độc thân làm quản lý ở hãng hàng không Air New Zealand. Sạch sẽ, lịch thiệp, phóng khoáng. Căn nhà đẹp như mơ, sàn gỗ, nằm trên đồi cao nhìn xuống toàn thành phố và bãi biển. Hoa cỏ mọc quanh nhà, quanh vườn đẹp không thể tả. Bình minh và hoàng hôn, thậm chí cả sương mù, view cũng đẹp kinh khủng. Nhà đẹp quá, chủ nhà hiếu khách quá, tụi mình ở lại luôn 5 đêm. Máy sưởi dành cho phòng mình cực mạnh.

– Wellington: Andy & Laura, vợ chồng người Anh – kiwi. Nhà ở khu Khandallah là khu cao cấp nên xung quanh đồ ăn cái gì cũng mắc. Phòng ngủ đẹp, hiện đại, sang trọng. Có cả chăn điện và máy sưởi nhỏ. Nhà tắm gạch men Ý, bồn tắm Ý, có hệ thống sưởi ấm dưới sàn.

– Taupo: Katie & Tom, cặp đôi người Anh làm trong ngành du lịch. Tom cho tụi mình khá nhiều thông tin về châu Mỹ La Tinh khi biết tụi mình chuẩn bị đi Chilê. Máy sưởi âm tường.

airbnb_o_new_zealand

Lạc đà không bướu ở suối nước nóng gần Taupo

– Auckland: Linda & Steve, vợ chồng kiwi. Nhà rộng và đẹp, dành riêng cho khách 1 căn bungalow riêng ở một góc vườn cực kỳ xinh xắn. Khăn, mền sạch dự trữ để sẵn trong tủ. 1 tủ lạnh nhỏ có mứt dâu, bánh mì, bơ. Lò microwave. Trà, cà phê, đường, dao, muỗng, nĩa, dĩa. Có cả 1 thố thủy tinh đựng đầy dầu gội, dầu tắm, lotion, nước hoa,…loại týp nhỏ cho khách sử dụng. Trong nhà tắm đã có đầy đủ gel rửa tay, dầu gội, dầu xả Pantene. Máy sưởi âm tường + quạt sưởi nhỏ nhưng phòng rất ấm.

Khi thấy chủ nhà Airbnb ở New Zealand cởi mở và tử tế, tụi mình mới yên tâm và chỉ đặt phòng trong ngày. Nghĩa là khi dừng lại ở đâu đó ăn trưa tụi mình mới bắt đầu tìm và đặt chỗ ở đêm đó. Trên đường đi, Fraser lái xe còn mình kiểm tra tin nhắn, xác nhận của chủ nhà để thu xếp giờ giấc hẹn gặp.

Ngay cả khi bị từ chối, tụi mình cũng cảm thấy họ rất thật. Những lý do họ đưa ra nghe khá hợp lý. Và cách trả lời nhanh nhẹn, nhiệt tình của họ làm tụi mình rất thông cảm. Chẳng hạn:

– Emily – Timaru: đã nhận khách khác vài giờ trước đó mà quên không khóa tình trạng thuê phòng. Thành thật xin lỗi.

– Sue & Dom – Timaru: vừa bị trúng thực, “tào tháo rượt” nên nếu tiếp đón tụi mình thì sẽ tội nghiệp cho tụi mình lắm. Thông thường họ rất khỏe mạnh nên không hiểu hôm nay sao lại bị vậy nữa.

– Caroline – Malvern Hills: tốt bụng đến mức độ khi tụi mình đặt, cô thông báo có bão tuyết, đường đi bị gián đoạn, có thể tụi mình sẽ không đến được nhà cô. Mà nếu có đến được thì trong tình trạng đó, cũng sẽ bị mất điện. Căn nhà bungalow cô dành cho khách không có lò sưởi nên tụi mình sẽ đông đá ở đó nếu ở. Cô hy vọng tụi mình tìm được nơi nào khác phù hợp để qua đêm.

Thật là tử tế.

Tuy nhiên, có 1 trường hợp duy nhất, chủ nhà nhận được review rất tốt, lại cho tụi mình leo cây. Đó là Ellen ở Ngaruawahia.

Khi đặt phòng, tụi mình cũng đặt như thường lệ. Qua tin nhắn Airbnb. Ellen trả lời là không có vấn đề gì, và hỏi khoảng thời gian nào tụi mình sẽ đến nơi. Tụi mình nói trong khoảng từ 6-8pm.

Khoảng 5pm, tụi mình vẫn còn ở xa nên ước lượng sẽ đến khoảng 7pm. Mình nhắn qua điện thoại giờ đó.

Tụi mình đến trước nhà cô lúc 7 giờ tối. Đến nơi, nhà tối thui, không đèn đuốc, không 1 bóng người. Chỉ có tiếng chó sủa inh ỏi khi tụi mình vừa tới. Gọi điện, không bắt máy. Nhắn tin, không trả lời. Nhắn qua Airbnb, không hồi âm. Tiếng chó sủa ầm ĩ bỗng dưng im bặt. Đi vòng vòng quanh sân chờ vẫn chẳng thấy ai. Vô xe ngồi chờ tiếp đến 7.30 tối vẫn không nghe động tĩnh.

Chỗ Ellen ở cách xa trung tâm thị trấn Hamilton hơn 20 cây số. Khá hiu quạnh. Tụi mình phải chạy ngang Hamilton mới đến nhà cô. Bây giờ, không còn cách nào khác, tụi mình phải quay ngược lại Hamilton thêm 20 cây số, thuê 1 phòng ở nhà nghỉ để ngủ.

Quá điên tiết, tụi mình thông báo với Airbnb về sự cố tụi mình vừa gặp. Đồng thời email cho Ellen nói cho cô biết tụi mình đã thông báo cho Airbnb và yêu cầu cô làm thủ tục hoàn tiền cho tụi mình. Ngay lập tức, chưa đầy 5 phút, Ellen email trả lời tụi mình. Nói cô để quên điện thoại trong bếp, không để ý là đã tối nhanh như vậy. Cửa không khóa, tụi mình chỉ việc đẩy vào thôi!

Dĩ nhiên, tụi mình không bao giờ quay lại.

Fraser là người cực kỳ đằm tính mà cũng phải nổi giận với con người này. Ảnh gửi khiếu nại lên Airbnb về những phiền phức tụi mình gặp ở Úc và New Zealand. Ngay cả khi được hoàn tiền, do chênh lệch tỉ giá, phải đặt phòng khách sạn khác, chưa kể thời gian hoàn, tụi mình lúc nào cũng bị lỗ. Mà lỗi là do hệ thống cách quản lý của Airbnb.

Nhân viên Airbnb lập tức xin lỗi rối rít. Và để đền bù cho những bất tiện và thiệt hại xảy ra với tụi mình, họ gửi cho tụi mình vài voucher để đặt phòng Airbnb trong những lần sắp tới.

Cho nên, trong cái rủi vẫn có cái may. Và dù tụi mình không mong rơi vào tình cảnh để được bồi thường, tính ra, bây giờ mà bị Airbnb hủy phòng vô lý thì tụi mình lại cũng không đến nỗi thiệt thòi.

Vậy nên mọi người cứ mạnh dạn ở Airbnb khi đi du lịch nhen. Hễ may mắn thì gặp người đàng hoàng, người tốt. Hễ gặp người dở chứng thì mình lại khiếu nại với Airbnb, có thể họ sẽ có cách làm mình vui vẻ lại.

Chúc mọi người may mắn.

 

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở Úc

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở Úc

Kinh Nghiệm Ở Airbnb Ở Úc

Airbnb” là từ viết tắt của “Air Bed and Breakfast”. Đây là một website mà mọi người có thể cho thuê hoặc thuê, phòng, căn hộ, nhà ở, villa,…khắp nơi trên thế giới, online. Với đặc điểm cơ bản là tận dụng không gian ít sử dụng để cho thuê, phí ở những nơi này thường rất rẻ so với khách sạn theo kiểu truyền thống. Những người đi du lịch muốn tiết kiệm ít nhiều đều biết đến website này. Ở đây, mình chỉ kể về những trải nghiệm thực tế của tụi mình khi ở Airbnb ở Úc. Mà cụ thể là ở Sydney.

Từ Cairns đến New Castle, hơn 1 tháng tụi mình chủ yếu là cắm trại, ngủ lều. Khi đến Sydney, tụi mình quyết định thuê phòng qua Airbnb cho ấm áp. Rất may mắn thuê được 1 căn hộ ở Manly đăng trên Airbnb, nhưng lại qua một người bạn. Đây là căn hộ 1 phòng ngủ xinh xắn gần bãi biển, khu khá cao cấp ở Sydney. Thật ra tụi mình lúc đầu không hề biết Manly là khu cao cấp. Đến khi tất cả bạn bè ở Sydney hỏi, mình nói sẽ ở Manly, ai cũng tròn mắt nói ồ khu đó đẹp lắm. Bạn người Việt thì hỏi sao thuê khu đó chi cho mắc vậy. Tụi mình thiệt tình khai do quen biết thôi.

airbnb_o_uc

Manly Wharf – nơi bến phà từ Manly qua lại trung tâm thành phố Sydney

Simon, anh bạn thân của Fraser hỏi thăm bạn bè ở Sydney xem có ai cho share nhà vài tuần được không. May quá, Lynn – cô bạn chuẩn bị đi Anh chơi 3 tuần, căn hộ để trống. Vừa lúc tụi mình tới thì thuê ngay. Giá thuê thông thường 1 căn hộ như thế này, ngắn hạn qua Airbnb là 900 AUD/tuần. Vị chi 3.200 AUD/tháng. Thuê dài hạn như Lynn thì cô cũng phải trả 400 AUD/tuần rồi. Chẳng biết Simon nói thế nào mà cuối cùng tụi mình chỉ phải trả 300 AUD/tuần. Bao gồm điện nước internet và tất tần tật mọi thứ. Mừng phải nói là hết lớn. Tụi mình ở đúng 3 tuần đến khi Lynn về.

Airbnb_o_uc

Chỉ có 1 khuyết điểm nhỏ: trời mùa đông lạnh đông đá mà ở căn hộ này chỉ có 1 cái máy sưởi bé tí xíu như cái quạt. Phải đặt sát bên mới thấy ấm.

airbnb_o_uc

Thấy Sydney đẹp mà vẫn còn nhiều chỗ chưa đi, tụi mình quyết định ở thêm 1 tháng. Thế là tuần cuối, tụi mình lên Airbnb tìm nơi khác ở tiếp.

Tìm trước hơn 1 tuần mà không biết tụi mình xui hay dân Airbnb ở Úc/ Sydney có vấn đề. Tìm lần lượt được 4 nơi ưng ý, gửi tin nhắn (Request to book) thì:

– Victor ở Bondi trả lời phòng có người thuê rồi. (Vậy còn để tình trạng phòng mình là “Còn trống/Available” làm chi không biết?!?)

– Adelaide ở Bondi thì nói phòng nhỏ lắm nha, không phải là nguyên căn hộ đâu. Tụi mình nói tụi mình biết mà. Thế là xin lỗi, nói không nhận cặp đôi!

– Rolanas và Tom thì còn tệ hơn, không trả lời trả vốn gì luôn.

Loay hoay cả tuần, tin qua tin lại mà vẫn chưa tìm được chỗ ở mới. Cuối cùng, tụi mình tìm được một phòng ở Rose Bay, review chủ nhà rất tốt, thế là đặt 1 phòng luôn 6 ngày. Ngay ngày kế cuối, con bé Andrée đó dời booking lại 1 ngày. Nghĩa là, sau khi rời Manly, tụi mình phải ngủ ở đâu đó 1 đêm rồi mới đến Rose Bay được.

Nếu thông báo từ sớm ngay lúc đặt phòng, tụi mình có thể yêu cầu nó hủy rồi tìm nơi khác. Sát ngày thế này thì không dễ tìm được phòng. Nó còn lấy lý do là không hề thấy booking của tụi mình, hôm nay mới thấy. Rồi nói nó bị tai nạn xe máy, chân đi cà nhắc, đầu còn choáng váng nên không biết phải thế nào đây. Vân vân và vân vân. Chẳng biết nó nói thật hay giả, chỉ biết tụi mình thiệt là quá nản với cái kiểu đặt người ta vô thế đã rồi thế này.

Không còn vui vẻ với nhau, tụi mình lại đi tìm phòng khác trên Airbnb. May mắn gặp chị Fiona ở Bondi Junction có phòng trống, hứa sẽ giữ phòng cho tụi mình. Sau khi đã tìm được chỗ này, tụi mình mới yêu cầu Andrée hủy booking để hoàn tiền lại cho tụi mình.

Không cần book qua Airbnb ở Úc, Fiona nhận tụi mình luôn. Có điều, lúc giao phòng, nhận tiền mặt, chị thu 50 AUD/đêm thay vì 37 AUD như tụi mình nhớ giá. Chị nói chắc tụi mình nhớ lộn. Vì không muốn lằng nhằng sau khi đã nhận phòng, hơn nữa thấy chị cũng vui vẻ, tốt bụng, Fraser trả luôn.

Chị còn nói sáng nay cũng có người nhắn chị hỏi phòng. 2 người đó cũng đặt đâu đó từ trước, đến lúc xuất hiện trước cửa nhà thì bị chủ nhà đó hủy tại chỗ. Nghe mà hoảng hết cả hồn. Cứ tưởng chỉ tụi mình xui. Hóa ra nhiều người cũng bị như vậy. Tụi mình còn thấy không đến nỗi tuyệt vọng vì Simon, Joe và Vũ, bạn tụi mình ở Sydney sẵn sàng cho tụi mình ở nhà họ. Rộng rãi, thoải mái. Chỉ có điều, ở chơi 1-2 đêm thì được. Ở cả tuần cả tháng thì ngại quá.

Nhà Fiona chỉ có mền, hoàn toàn không có lò sưởi cũng chẳng có chăn điện. Cái không cần thiết nhất trong mùa đông là tủ lạnh thì lại có trong phòng. Sữa tươi (tụi mình rất hiếm khi uống). Trà, cà phê, 1 thanh sô cô la và 1 hộp ngũ cốc ăn sáng giảm giá dành riêng. Ở chung nhà còn có 1 cặp người Chilê.

Niềm hạnh phúc cuối cùng của mình là tắm nước nóng và trùm mền ngủ buổi tối. Do đó, thay vì ở lại Sydney thêm 1 tháng, tụi mình quyết định chỉ ở tiếp 1 tuần rồi thôi. Mua vé qua New Zealand luôn.

airbnb_o_uc_1

Lối đi dọc bãi biển Bondi

Cũng cần nói thêm, Sydney là thành phố đắt đỏ nhất nước Úc. Có lẽ vì vậy mà dân ở Sydney luôn tranh thủ rao phòng trống ở nhiều website. Dẫn đến tình trạng khách đặt trùng lắp. Và hễ thấy mối nào có lợi hơn là họ chọn ngay, không quan tâm đến uy tín hay phiền phức có thể gây ra cho người khác.

VÀI GHI CHÚ NHỎ:

– Do kiến trúc nhà ở Úc xây dựng từ thời xa xưa, hầu hết tất cả ngôi nhà đều chỉ có 1 phòng tắm và 1 phòng vệ sinh. Bất kể nhà có bao nhiêu phòng ngủ đi nữa. Do đó, ở Airbnb ở Úc thì gần như chắc chắn phải dùng chung phòng tắm và nhà vệ sinh với người khác.

– Tất cả những nhà Airbnb ở Úc tụi mình ở đều không có lò sưởi. Chỉ cho mình nhiều mền. Trong khi đó, nhà bạn bè tụi mình ở Úc đều có hệ thống sưởi rất ấm. Vài nhà còn có thể điều chỉnh nhiệt độ từng khu vực như máy lạnh.

– Mỗi khi ở nhà ai, khi dọn đi, tụi mình luôn quét, lau, dọn sạch sẽ toàn bộ căn phòng/nhà. Đổ rác. Thức ăn, đồ dùng còn xài được thì để lại trong tủ lạnh, ngăn kéo để chủ/ người đến sau xài. Có mượn đỡ đồ ăn, thức uống gì thì mua trả lại đúng loại. Không bao giờ sử dụng những thứ họ không cho phép. Không dòm ngó, tọc mạch đồ dùng cá nhân hoặc phòng riêng của họ dù họ để cửa mở. Nếu ở quá 4-5 ngày mà máy giặt xài tự do thì giặt giũ chăn mền ra gối. Nếu có sẵn bộ ra gối sạch thì thay mới trước khi đi. Thảm chùi chân trong phòng tắm cũng vậy. Trả nhà lại nguyên trạng.

Đó là cách tôn trọng tài sản của người khác và cũng là cách nhận được review tốt trên Airbnb của tụi mình.

Hiện nay Airbnb có chương trình tặng tiền cho những người sử dụng Airbnb lần đầu, qua bạn bè giới thiệu. Nếu mọi người chọn vào link này sẽ được tặng $34 cho booking ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tụi mình thì không mất gì cả :).

 

Bạn muốn theo dõi hành trình của mình?

Đừng để lỡ bài viết mới nào nhé!

You have Successfully Subscribed!